Maroc: Những rào cản khiến sinh viên khó tìm việc làm
Bộ trưởng Bộ Truyền thông Maroc, ông Mustapha El Khalfi cho biết, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp ở nước này là hơn 22%.
Sinh viên Maroc trong ngày tốt nghiệp.
Con số này tăng gấp 2 trong vòng 5 năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục tăng 50% trong những năm tới. Đâu là nguyên nhân của vấn đề này?
Làm việc trái ngành đào tạo
Ngày nay, kết quả giáo dục đại học Maroc thường được coi là không đạt tiêu chuẩn. Nhiều trường cao đẳng và đại học không giúp sinh viên có các kỹ năng cần thiết để cạnh tranh nhằm có được công việc được trả lương cao.
Có quá nhiều sinh viên tốt nghiệp có bằng cấp danh giá nhưng không có mối liên hệ trực tiếp với công việc. Họ thường thiếu kỹ năng học tập phù hợp nhất và các kỹ năng nghề nghiệp để có được công việc tốt. Ví dụ, mặc dù một số sinh viên có thể lấy bằng tốt nghiệp luật nhưng lại làm việc ở một trung tâm chăm sóc khách hàng.
Sinh viên hàng đầu
Hệ thống giáo dục công lập Maroc chủ yếu tập trung vào số ít học sinh giỏi. Chính phủ nhận họ vào các trường đại học danh tiếng và cung cấp một nền giáo dục đáng tin cậy. Trong khi một số lượng lớn học sinh bình thường khác thấy mình bị lãng quên và đa phần họ vào các trường đại học bình thường.
Vấn đề nan giải là hầu hết những sinh viên tiên tiến trên đều di cư và không bao giờ quay trở lại để giúp đất nước mình. Một số người thích tìm kiếm tương lai tươi sáng hơn ở châu Âu và họ quên rằng, tương lai của họ có thể nằm ở châu Phi phát triển và thịnh vượng hơn.
Trường công đánh mất sự sáng tạo
Trong trường học Maroc, học sinh được yêu cầu chăm chỉ học tập để tuân thủ các quy tắc. Điều này cũng xảy ra trong công việc với câu “thần chú”: “Hãy phục tùng, hãy làm việc của bạn và bạn sẽ được trả tiền”. Hầu hết chúng ta đều có định hướng nghề nghiệp và muốn có việc làm sau khi học xong.
Tuy nhiên, điều này hoàn toàn mâu thuẫn với thực tế là nhiều ngành nghề như thiết kế, kiến trúc, quảng cáo và tiếp thị đòi hỏi sự sáng tạo. Trong khi đó, nhiều cơ sở công lập không cung cấp bất kỳ hình thức sáng tạo nào, ngay cả các bài học nghệ thuật.
Nghệ thuật, thể thao, âm nhạc, khiêu vũ, sân khấu và ngôn ngữ là các lĩnh vực mà học sinh có thể phát triển mạnh, phát triển nhân cách và giải phóng trí óc để sáng tạo, linh hoạt hơn. Tuy nhiên, những môn này không được cho là một phần của hệ thống chấm điểm và người học được cho là phải yêu thích các môn học này và không cảm thấy bị buộc phải học. Do đó, cần có sự sáng tạo và hiểu biết ở đây thay vì học vẹt.
Al Akhawayn là trường đại học danh tiếng ở Maroc.
Hệ thống giáo dục nặng về lý thuyết
Video đang HOT
Hệ thống giáo dục Maroc nên được sửa đổi để phù hợp với thực tiễn hơn là chỉ mang tính lý thuyết. Tại sao học sinh phải học rất nhiều về thuật toán và giải tích mà sau đó không bao giờ sử dụng trong cuộc sống? Nhiều người chỉ tiếp thu kiến thức lý thuyết và không được trang bị đúng cách cho thực tế làm việc.
Cần có sự kết hợp giữa thực hành và lý thuyết, đặc biệt là trong một số lĩnh vực như toán học, vật lý và khoa học đời sống. Ngoài ra, sinh viên nên được tiếp cận thường xuyên với một cơ sở thực tập được thiết kế sẵn.
Hầu hết các trường đại học tư đều chủ trương cho sinh viên của họ được đi thực tập, ít nhất là vào mùa hè và bắt buộc phải làm báo cáo thực tập. Tuy nhiên, điều này không xảy ra ở các trường đại học công lập, nơi hầu hết sinh viên không có cơ hội thực tập hoặc chỉ được thực tập một lần vào năm cuối. Do vậy, nhiều sinh viên không tìm được việc làm.
Không có kinh nghiệm, không có ai thuê nên sinh viên phải làm lại từ đầu và làm thêm một năm thực tập để điền thông tin vào hồ sơ. Nếu may mắn, họ có thể tìm được việc làm sau đó. Trong khi đó, những người đã học tại các trường đại học danh tiếng như Đại học Al Akhawayne được lĩnh hội nhiều chương trình thực tế hơn. Điều này giúp sinh viên ở đây có được công việc rất tốt sau khi tốt nghiệp.
Rào cản ngôn ngữ
Tiếng Pháp là một rào cản khác đối với nhiều sinh viên ở Maroc trong việc tìm được một công việc tốt. Hầu hết học sinh đều có thể hiểu tốt tiếng Pháp nhưng thấy khó khăn khi giao tiếp bằng ngôn ngữ này.
Tiếng Pháp thường được dùng cho kinh doanh, ngoại giao và công việc trong chính phủ, điều này khiến nó trở thành một ngôn ngữ bắt buộc để tìm việc làm. Ngay cả khi sinh viên có thể nói tốt tiếng Anh hoặc tiếng Tây Ban Nha thì vẫn chưa đủ, vì thông thạo tiếng Pháp là điều kiện bắt buộc để được phỏng vấn.
Vấn đề nữa đối với hệ thống giáo dục công lập khi nói tới ngôn ngữ là nhiều giáo viên tiểu học không đủ trình độ để dạy học. Mặt khác, giáo viên ở trường tư thục được đầu tư tốt hơn, giúp nâng cao chất lượng giáo dục và giúp học sinh tiếp thu ngôn ngữ nhanh chóng từ khi còn nhỏ.
Do vậy, các nhà hoạch định chính sách cần đầu tư thêm cho giáo dục công lập và bảo đảm giáo dục hướng đến những người bị thiệt thòi nhất để mọi trẻ em đều được học những điều cơ bản.
Kỹ năng mềm
Một vấn đề quan trọng là hệ thống giáo dục Maroc không cung cấp cho thanh niên những kỹ năng phù hợp. Chính phủ không tập trung vào việc dạy sinh viên những kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu như làm việc theo nhóm, giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo và quản lý thời gian.
Điều này một phần là do Bộ Lao động giải quyết lực lượng lao động trong khi Bộ Giáo dục xử lý các vấn đề liên quan đến giáo dục và 2 bên thường không làm việc cùng nhau.
Nếu trẻ em và thanh niên không có các kỹ năng cơ bản, cơ hội việc làm của họ và sự tăng trưởng kinh tế của đất nước sẽ bị ảnh hưởng. Điều đó tác động đến thế hệ sau vì sẽ không đủ kinh phí để xây dựng các nguồn lực. Hệ thống giáo dục cần vượt ra ngoài việc cung cấp các kỹ năng cơ bản và cung cấp các kỹ năng để có thể chuyển giao.
Như nhà hoạt động vì quyền trẻ em của Mỹ là Marian Wright Edelman từng nói, “giáo dục là để cải thiện cuộc sống của người khác và giúp cộng đồng, thế giới của bạn tốt đẹp hơn những gì bạn tìm thấy”. Nếu muốn một cuộc sống và đất nước tốt đẹp hơn, Maroc cần cải thiện hệ thống giáo dục của mình.
90% thủ khoa của các trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc không học thêm
Đối mặt với kỳ thi tuyển sinh đại học, các thủ khoa cũng có tâm trạng thất thường.
Theo The Paper đưa tin, thông qua các cuộc phỏng vấn với các phụ huynh, giáo viên, bạn học và các thủ khoa đứng đầu trong kỳ thi tuyển sinh đại học từ năm 2015 đến nay, một loạt các báo cáo về thủ khoa được phân tích như sau:
Có 90% thủ khoa không tham gia các lớp học phụ đạo ngoại khóa, trong báo cáo này chỉ ra những nhà vô địch 'không giành chiến thắng ở vạch xuất phát', 90% thủ khoa đến từ các trường mẫu giáo bình thường, và 70% học ở trường tiểu học không phải trường chuyên.
Thủ khoa cũng là những người rất chăm chỉ học tập, gần 70% nhà vô địch không đi ngủ cho đến 11 giờ tối, và hơn một nửa số thủ khoa học 4 - 6 giờ sau giờ học mỗi ngày. Tuy nhiên, 89,66% quán quân chưa tham gia lớp học phụ đạo, và họ có xu hướng học tập tích cực hơn.
Ảnh minh họa
Những học sinh đứng đầu trong kỳ thi tuyển sinh đại học cho biết 37,93% trong số họ có 6 - 8 giờ ôn tập một tuần trước kỳ thi và 37,93% trong số họ có hơn 8 giờ.
Trong học tập ngày thường, các thủ khoa cũng rất chăm chỉ, với thời lượng học trung bình 4 - 6 giờ mỗi ngày (trừ tiết học) chiếm hơn một nửa, đạt 51,72%, và 13,79% cho 6 - 8 giờ trở lên, hơn 8 giờ tương ứng là 10,34%.
Các quán quân thường đi ngủ lúc mấy giờ vào buổi tối?
Trong số các thủ khoa, có 48,28% chọn 11 giờ đến 12 giờ và 20,69% chọn sau 12 giờ. Các em ngủ 6 - 8 giờ mỗi ngày chiếm 86,21%, 4 - 6 giờ và 8 - 9 giờ đều chiếm 6,9%.
Đối mặt với kỳ thi tuyển sinh đại học, các thủ khoa cũng có tâm trạng thất thường.
Có 48,28% người cảm thấy hơi lo lắng trong kỳ thi tuyển sinh đại học và 72,41% người thỉnh thoảng cảm thấy lo lắng, căng thẳng, cáu kỉnh và trầm cảm trong năm thứ ba trung học.
Thủ khoa không phải là một cỗ máy chỉ biết học hay không có cảm xúc và mong muốn.
Trong cuộc khảo sát, có 31,03% quán quân trong kỳ thi tuyển sinh đại học nói rằng họ 'đã yêu và cảm thấy không có gì mâu thuẫn với việc học của mình'. Có 51,72% quán quân chưa từng yêu nhưng họ rất khao khát được yêu. 'Chưa yêu bao giờ và phản đối yêu sớm' chiếm 17,24%, số người 'đã yêu và cảm thấy ảnh hưởng đến việc học' chiếm 0%.
Khi gặp trở ngại trong học tập, các thủ khoa sẽ tìm giải pháp như thế nào?
Các thủ khoa sẽ tìm giải phápbao gồm: tự phân tích điểm yếu (96,55%), tìm giáo viên tư vấn (68,97%), phân loại và xem lại bộ câu hỏi thường mắc lỗi (48,28%), thảo luận với bạn cùng lớp (44,83%), vạch ra kế hoạch chinh phục trở ngại (44,83%).
Ảnh minh họa
Những học sinh đứng đầu trong kỳ thi tuyển sinh đại học có tham gia học phụ đạo ngoài giờ lên lớp không?
Có tới 89,66% học sinh không tham gia, có thể thấy rằng ngày càng có nhiều nhà vô địch dựa vào việc tự học là chính. Điều này cho thấy học thêm không phải là cách để cải thiện điểm số, việc cải thiện điểm phụ thuộc vào sự tích cực học tập của chính học sinh.
Hoạt động giải trí của các thủ khoa là gì?
Có 3 hoạt động yêu thích của thủ khoa là: nghe nhạc (79,31%), xem TV và phim (65,52%), và tập thể dục (58,62%). Ngoài ra, 55,17% học sinh vô địch kỳ thi tuyển sinh đại học chỉ dành từ 2 - 6 giờ mỗi tuần cho các sở thích cá nhân.
Từ cấp tiểu học đến trung học, bốn hoạt động hàng đầu của trường mà các nhà quán quân đã tham gia là sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động văn học nghệ thuật, thi tiếng Anh và thi Olympic. Trong số các hoạt động ngoài khuôn viên trường, các quán quân đều nhiệt tình hơn với dịch vụ cộng đồng (55,17%) và tình nguyện viên phúc lợi công cộng (51,72%).
Ảnh minh họa
Hầu hết các thủ khoa đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở bình thường.
Các thủ khoa có phải là những học sinh chỉ chọn học trường chuyên không? Kết quả điều tra cho thấy 93,1% thủ khoa học trường mẫu giáo bình thường khi còn nhỏ, 72,41% trường tiểu học bình thường và 41,38% trường trung học cơ sở bình thường.
Về việc sắp xếp học tập, 44,83% người đứng đầu chọn thực hiện nghiêm túc kế hoạch của bản thân và tuân theo tiết tấu giảng dạy của giáo viên là 44,83%.
Các nhà quán quân trong kỳ thi tuyển sinh đại học hoàn thành bài tập về nhà có xu hướng làm bài tự giác, và những học sinh không hiểu thường chủ động tìm tòi kiến thức liên quan cao tới 96,55%. Nhiều em sẽ bổ sung thêm nhiều bài tập về nhà cho chính mình và nhắm vào những trọng tâm bản thân còn yếu kém là 62,07%.
Thủ khoa nhìn nhận nguyên nhân khiến họ đạt kết quả tốt như thế nào?
Các thủ khoa đạt kết quả cao trong kỳ thi là do tâm lý ổn định chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,38%, kiên trì cố gắng chiếm 34,48%, ham học hỏi chiếm 17,24% và thấp nhất là tin tưởng vào chỉ số IQ chỉ chiếm 6,9%.
Về trình độ học vấn của gia đình, trong số cha mẹ của những học sinh đứng đầu trong kỳ thi tuyển sinh đại học, người mẹ có hơn 50% trình độ cử nhân, đạt 55,17%, trong khi tỷ lệ người cha có bằng cử nhân thấp hơn, ở mức 34,48%.
Cha mẹ của các thủ khoa đa số đều là giáo viên và chiếm tỷ lệ tương đối cao, cha là giáo viên chiếm 13,79%, mẹ là giáo viên chiếm 27,59%, điều này cũng cho thấy con cái của giáo viên có nhiều khả năng trở thành thủ khoa.
Ảnh minh họa
Các thủ khoa có thường làm việc nhà không?
Có 68,97% nhà vô địch kỳ thi tuyển sinh đại học chọn thỉnh thoảng làm việc nhà, có 20,69% chọn làm việc nhà thường xuyên và 10,34% chọn làm việc nhà hàng ngày.
Hơn 50% học sinh vô địch trong các kỳ thi tuyển sinh đại học thường giao tiếp với cha mẹ. Có 93,1% phương pháp giáo dục của cha mẹ thiên về động viên và khen ngợi, và chỉ có 6,9% trong số họ thúc giục con học theo cách nghiêm khắc.
Trong việc lựa chọn trường học và ngành học, có 58,62% học sinh trúng tuyển đại học thừa nhận rằng họ có bất đồng với cha mẹ, nhưng đã đạt được thỏa thuận sau khi tham khảo ý kiến và không có bất đồng ý kiến. Có 41,38% phụ huynh tôn trọng ý kiến của con cái.
Thêm nhiều học sinh và giáo viên tiểu học ở Nigeria bị bắt cóc Ngày 15/3, giới chức Nigeria thông báo một nhóm tay súng đã bắt cóc các học sinh và giáo viên một trường tiểu học ở bang Kaduna, miền Tây Bắc Nigeria. Lực lượng an ninh Nigeria gác tại cổng trường đại học ở bang Kuduna nơi 39 sinh viên bị bắt cóc, ngày 12/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là điểm nóng an ninh tại...