“Mánh khóe” của nhà hàng khiến 10 gia đình đi ăn thì 9 nhà phải chi nhiều tiền hơn dự kiến
Bày thức ăn trong đĩa lớn, sử dụng ly cao và mỏng, đặt tên món ăn sang chảnh… là những “ mánh khóe” các nhà hàng thường sử dụng để “móc tiền” trong túi bạn.
1. Tạo ảo giác trên hình chụp món ăn
Bạn có thể nhìn thấy những hình ảnh minh họa, trong đó có 2 đĩa cùng kích vỡ, thể tích, khối lượng nhưng khiến bạn cảm thấy khác nhau. Các nhà hàng sử dụng ảo ảnh bày món ăn trên đĩa lớn để khách hàng nghĩ rằng họ được thưởng thức món ăn đầy đặn hơn nhưng trên thực tế lượng đồ ăn đặt trong 2 đĩa chẳng khác gì nhau.
Thậm chí, chỗ còn trống trên chiếc đĩa lớn khiến bạn nghĩ có thể lấy thêm thực phẩm, vì thế trong các bữa tiệc buffet, nhà hàng thường cung cấp đĩa nhỏ để khách không lấy nhiều thức ăn.
2. Độ dày của ly
Khi gọi đồ uống trong các nhà hàng, các thực khách thường được phục vụ bằng những ly mỏng, cao, bán kính nhỏ. Khách hàng nghĩ rằng ly mỏng hơn sẽ giúp lấy được nhiều nước hơn nhưng thực tế ly có kích thước lớn mới lấy được nhiều nước, không quan trọng dày hay mỏng.
3. Trình bày đồ ăn trông đẹp mắt
Video đang HOT
Khách có vẻ thấy đồ ăn ngon hơn khi bọc trong giấy bạc hơn là đựng trong túi nilon mặc dù là cùng loại thực phẩm. Thức ăn càng được trình bày đẹp mắt thì bạn càng cảm thấy ngon hơn.
4. Tái sử dụng bánh mỳ miễn phí khách chưa sử dụng
Nhiều nhân viên nhà hàng thừa nhận nếu khách hàng không dùng hết bánh mỳ thì sẽ được giữ lại để hâm nóng vào hôm sau. Một số nhà hàng có thể sáng tạo bằng cách biến bánh mì thành nguyên liệu cho các món ăn khác.
5. Thủ thuật trong thực đơn
Khi nhìn thoáng qua thực đơn, khách hàng thường chọn những gì họ đã có ý định ăn trước khi bước vào nhà hàng. Tuy nhiên, một số nhà hàng đã sử dụng “mánh khóe” để khách thay đổi sự lựa chọn. Ví dụ các món ăn đắt hơn hoặc các món ăn nhà hàng muốn bán hơn có thể được giới thiệu đầu tiên, làm cho nổi bật hơn, còn những món rẻ nhất được giấu xuống cuối menu. Giá cũng có thể không được niêm yết kèm khiến nhiều khách bỏ qua việc nhìn giá khi gọi món.
6. Đặt mua sẵn đồ ăn đưa về đun nóng cho khách
Mọi người thích sự tiện lợi của việc đặt món ăn thay vì tự nấu, thì các nhà hàng cũng vậy. Có nhà hàng theo chuỗi thừa nhận trong nhiều năm họ đặt các món ăn làm sẵn từ các nhà cung cấp và việc của họ chỉ là làm nóng lại để cho khách hàng mua. Nói nôm na đây chẳng khác gì khách hàng mua đồ ăn đông lạnh chất lượng cao.
7. Cho khách nghe nhạc đúng tâm trạng
Khi vào nhà hàng, khách có thể thưởng thức đồ ăn và nghe nhạc. Thể loại nhạc mà nhà hàng mở cũng có thể ảnh hưởng đến khách hàng. Ví dụ âm nhạc cổ điển có thể giúp mọi người cảm thấy thư thái hơn, khiến tâm trạng thoải mái và họ sẵn sàng mua nhiều đồ ăn hơn.
8. Đặt tên món ăn nghe mỹ miều
Khi thực đơn với những cái tên “kêu” và sang chảnh có thể giúp giữ chân khách hàng, khiến khách hàng có cảm giác muốn quay lại nhà hàng để thưởng thức chúng. Thực tế, những cái tên mỹ miều, ấn tượng, hay cả tiếng nước ngoài có thể tăng doanh số thêm 1/3. Ví dụ gà kiểu Pháp sẽ có vẻ đẳng cấp hơn gà cốt lết dù chỉ là một món ăn.
Theo khám phá
Cựu nhân viên bật mí những thủ thuật "moi tiền trong túi khách" của các nhà hàng
Bạn có biết chúng ta thường xuyên bị các nhà hàng "móc tiền" một cách nhẹ nhàng như thế nào?
Trong xã hội hiện đại, không phải ai cũng có đủ thời gian để về nhà và tự nấu ăn, vì vậy các nhà hàng, quán ăn mọc lên như nấm nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống không giới hạn của thực khách. Và các nhà hàng luôn có những "mánh khóe" để bạn tiêu nhiều tiền hơn cho các món ăn của họ, thuyết phục bạn mua thực phẩm với giá cao hơn giá trị của chúng.
Anh Lê Anh Q. (SN 1988) từng có 3 năm làm bán thời gian trong một nhà hàng Pháp trên phố Xuân Diệu - một con phố Tây nổi tiếng ở Hà Nội, cho biết: "Người ngoài ngành nhiều khi không biết được những thủ thuật này. Đôi khi chỉ cần thay đổi loại nhạc thôi cũng giúp lợi nhuận của nhà hàng tăng lên".
Các nhà hàng thường mở nhạc phù hợp với phong cách của quán hoặc với đối tượng thực khách mà họ hướng tới. Ví dụ một quán ăn Hàn Quốc thì đương nhiên sẽ mở nhạc Hàn hoặc các bài hát trẻ trung. Vì làm phục vụ cho một quán Âu và khá đắt tiền, nên anh Q. chia sẻ nhà hàng thường mở nhạc cổ điển để khiến khách cảm thấy đây là một không gian sang trọng và sẵn sàng chi nhiều tiền hơn.
Một thủ thuật nữa ở các quán Âu là các món ăn luôn được phục vụ trên những chiếc đĩa khá lớn. Điều này giúp thực khách có cảm giác "sang" hơn, như đang ăn một bữa thịnh soạn. Phần trống của đĩa cũng sẽ kích thích khách muốn gọi thêm đồ ăn.
Các món ăn cũng sẽ được trang trí cầu kỳ, bắt mắt để thu hút khách hàng, khiến nó trở nên ngon và đáng tiền hơn hẳn.
Món ăn được trang trí đẹp mắt trên đĩa to tạo cảm giác sang trọng
"Trong menu thường sẽ có một số món được coi như là "mồi câu". Ví dụ trong nhà hàng, các loại nước ép hoa quả thường được bán với giá 40.000-60.000 đồng/cốc, còn nước có ga chỉ có giá 20.000 - 25.000 đồng/lon. Như vậy sẽ khiến thực khách có cảm giác uống nước có ga sẽ rẻ hơn nhưng thực tế là giá bán trong nhà hàng cao hơn nhiều so với giá trị thực tế của lon nước", anh Q. chia sẻ thêm.
Tên món ăn có kèm theo nơi xuất xứ sẽ khiến khách tò mò và thích thú hơn. Các cụm tính từ như "trực tiếp từ núi", "sản phẩm địa phương", "được mang trực tiếp từ trang trại"... có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của khách. Ngoài ra, các món có tên độc lạ cũng thu hút khách hàng.
Nhân viên trong quán sẽ luôn túc trực và nhanh chóng thu dọn bát đĩa bẩn trên bàn của khách nhằm khiến họ có cảm giác mình chưa ăn quá nhiều và có thể gọi thêm các món khác.
Theo Eva
Món ăn rẻ tiền nhà nào cũng làm không ngờ ở đây lại có giá "cắt cổ" Một món ăn quen thuộc của nhiều gia đình trên thế giới bất ngờ được bán với mức giá "trên trời" tại một nhà hàng ở New York. Sandwich phô mai nướng vốn là một món ăn nhanh chóng, đơn giản, dễ làm và có giá rất rẻ cũng như phổ biến trên toàn thế giới. Nhưng tại nhà hàng Serendipity 3 nổi...