Măng cụt Thái giá 30.000 đồng/kg bán bạt ngàn ở chợ đầu mối, người tiêu dùng thi nhau “nhặt về”
Măng cụt Thái đang được bán ở chợ đầu mối với giá từ 30 – 35.000 đồng/kg, quả đẹp 10/10 nên được nhiều người tiêu dùng ghé mua.
Nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, nên không có gì khó hiểu khi người tiêu dùng luôn yêu thích và tìm mua các loại măng cụt mỗi khi đến mùa, khiến loại quả này rất được ưa chuộng trên thị trường.
Dạo chợ đầu mối những ngày gần đây, măng cụt Thái xuất hiện rất nhiều, có giá bán dao động từ 30 – 35.000 đồng/kg.
Chị Hoa ( tiểu thương tại chợ đầu mối ở Hà Nội) cho biết, măng cụt Thái vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng vì chất lượng rất đồng đều. “Mỗi ngày tôi bán được từ 50 – 60kg măng cụt Thái. Tôi vẫn cho khách chọn thoải mái vì măng cụt Thái 10 quả như nhau. Đặc biệt, loại quả này có vỏ mỏng hơn so với hàng măng cụt Việt”.
Măng cụt Thái bán số lượng nhiều, bạt ngàn tại chợ đầu mối.
Giá một tiểu thương bán măng cụt Thái là 35.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Hoặc dao động ở mức thấp hơn là 30.000 đồng/kg.
Nhiều người tiêu dùng tranh thủ chọn mua măng cụt Thái vào sáng sớm.
Nhiều tiểu thương cho biết, măng cụt Thái 10 quả đều như nhau nên rất dễ bán và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Phân biệt măng cụt Thái và măng cụt Việt
Măng cụt Thái Lan và măng cụt Việt Nam đều có điểm chung về màu sắc và giá trị dinh dưỡng đem lại cho người sử dụng. Cụ thể, chúng đều cùng có màu nâu đỏ khá bắt mắt, phần thịt bên trong màu trắng ngần và được chia thành nhiều múi. Ở trên đầu mỗi quả măng cụt đều có một bông hoa màu xanh, số cánh hoa càng nhiều thì múi càng nhiều và ngược lại. Ăn măng cụt có thể cung cấp một lượng lớn năng lượng, cacbonhydrat, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
Theo chị Nguyễn Huyền (bà nội trợ tại Ngã Tư Sở, Hà Nội) cho biết, người tiêu dùng thường khó phân biệt được xuất xứ 2 loại măng cụt Thái Lan và Việt Nam vì chúng rất giống nhau. Tuy nhiên, có một vài đặc điểm chị em có thể dựa vào nếu muốn chọn được chính xác loại măng cụt mình cần.
Khá giống nhau nhưng chị em vẫn có thể lựa được măng cụt Thái hoặc măng cụt Việt theo ý muốn nhờ những đặc điểm sau.
Về kích thước cuống
Đối với măng cụt Thái Lan, cuống có kích thước dài hơn so với măng cụt Việt. Dù không ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hương vị trái nhưng đây là điểm giúp chúng ta so sánh giữa 2 loại quả này.
Hình dáng
Măng cụt Thái Lan có phần thân trái dài chứ không tròn bầu như măng cụt của Việt Nam. Vì thế, khi đi mua, không cần lời giới thiệu của người bán hàng bạn vẫn có thể phân biệt được.
Hương vị
Nhắc đến sự khác biệt không thể không nói tới hương vị. Vì được trồng ở những vùng đất khác nhau nên 2 loại măng cụt cũng có hương vị khác nhau. Măng cụt Thái Lan có vị ngọt thơm, còn đối với măng cụt Việt ngoài vị ngọt thanh thì còn vương thêm vị chua thanh quyến rũ.
Người tiêu dùng nhanh tay lựa măng cụt ở chợ đầu mối.
Hình bên trái là măng cụt Thái Lan, bên phải là măng cụt Việt Nam. (Ảnh minh họa).
Măng cụt Thái Lan ngập chợ, người Việt ăn mà không biết
Từ đầu mùa đến nay, riêng TP HCM đã có khoảng 700 tấn măng cụt Thái Lan đổ về chợ đầu mối.
Hiện đang vào mùa trái cây nhiệt đới, trong đó, măng cụt là loại quả đang rộ mùa, bán khắp TP HCM. Do trái cây được bán lẻ phần lớn là không bao bì, nhãn mác nên nhiều người tiêu dùng không biết phần lớn măng cụt đang tiêu thụ được nhập khẩu từ Thái Lan, hàng trong nước rất ít.
Theo khảo sát của phóng viên, giá măng cụt tại chợ bán lẻ từ 40.000 - 60.000 đồng/kg và không phân biệt nội địa hay nhập khẩu. Trong khi đó, tại nhiều cửa hàng thực phẩm hoặc chuyên doanh trái cây, măng cụt có ghi rõ là xuất xứ Thái Lan với giá bán khác nhau, tùy theo kích cỡ.
Tại cửa hàng Minh Phương (đường Nguyễn Thái Bình, quận 1) măng cụt Thái Lan bán 125.000 đồng/kg (khoảng 10 quả/kg). Còn cửa hàng LeKhaMart (đường số 7A, quận 11) bán măng cụt Thái Lan 70.000 đồng/kg, măng cụt Việt Nam trồng tại Bình Phước giá 85.000 đồng/kg và đều "bao ăn".
Măng cụt Thái Lan được bán sỉ còn nguyên bao bì
Tại vựa trái cây C.N (quốc lộ 12, phường An Phú Đông, quận 12), măng cụt Thái Lan được chào giá sỉ 48.000 đồng/kg (mua từ 20 kg) và cho đổi trả nếu quả bị sâu, dập.
Đại diện Công ty Quản lý chợ đầu mối Thủ Đức, chợ sỉ trái cây lớn nhất TP HCM, cho hay măng cụt Thái Lan về chợ từ ngày 15-3, tổng lượng hàng về đến nay ước đạt 700 tấn. Thời gian gần đây, hàng về rộ hơn với khoảng 40 tấn/ngày, giá bán sỉ tại chợ từ 45.000 - 53.000 đồng/kg.
Trong khi đó, măng cụt Việt Nam mới về chợ đầu mối Thủ Đức từ ngày 26-4 với sản lượng khoảng 3,5 tấn/ngày, giá bán sỉ từ 45.000-50.000 đồng/kg là giống măng cụt Cái Mơn (Bến Tre) nhưng trồng tại Lâm Đồng.
Về phân biệt măng cụt 2 loại măng cụt, đại diện Công ty Quản lý chợ đầu mối Thủ Đức cho biết hàng Thái Lan trái đều, da không có cám và được đóng thùng giấy hoặc rổ nhựa có nhãn mác thể hiện xuất xứ, còn hàng trong nước thì không.
Hình bên trái là măng cụt Thái Lan, bên phải là măng cụt Việt Nam, người tiêu dùng rất khó phân biệt
Nhìn chung, với người tiêu dùng thường khó phân biệt được xuất xứ 2 loại măng cụt vì rất giống nhau, với người sành ăn thì măng cụt Việt Nam có vị chua nhẹ, trong khi măng cụt Thái Lan ngọt.
Theo một báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích trồng cây măng cụt tại miền Nam khoảng 7.230 ha, tập trung tại các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Nai và Bình Dương (mỗi tỉnh có hơn 1.000 ha). Măng cụt là loại quả nhiệt đới ngon, được mệnh danh là "nữ hoàng trái cây" nên nhu cầu tiêu thụ rất lớn.
Đây lại là loại quả bảo quản được lâu, vỏ dày, dễ vận chuyển đi xa, thuận lợi để xuất khẩu. Tuy nhiên, tại Việt Nam, khả năng mở rộng diện tích cây măng cụt rất hạn chế do thời gian cho quả chậm (7- 10 năm), tốn công thu hái (thu từng trái), hiệu quả kinh tế thấp, không cạnh tranh được với các loại cây ăn quả khác.
Măng cụt Thái lấn át hàng Việt Giá cao hơn tầm 10.000 đồng mỗi kg nhưng măng cụt Thái được người tiêu dùng chuộng hơn hàng Việt vì chất lượng đồng đều. Chị Hoa, tiểu thương ở chợ Tân Định (quận 1) cho biết, măng cụt Việt Nam có giá rẻ hơn hàng Thái 10.000 đồng. Tuy nhiên, khách của chị chuộng hàng ngon, "bao ăn" nên chủ yếu nhập...