Mầm họa giun sán từ những món ăn khoái khẩu
Theo Ths BS Trần Thị Khánh Tường, giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, sản phụ nhiễm giun sán còn có nguy cơ gây sảy thai, con dị tật.
Kẻ thù nguy hiểm cho sức khỏe
Theo ước tính của các chuyên gia y tế, hiện nay 80% dân số Việt Nam nhiễm giun đũa, 52% nhiễm giun tóc và 32% nhiễm giun móc. Theo đó, mỗi năm người Việt Nam mất khoảng 28,5 triệu lít máu để nuôi giun móc, giun tóc và hàng chục nghìn tấn lương thực, thực phẩm bị giun đũa ăn bớt trong ruột.
Thói quen ăn cá, hải sản sống đã đưa giun sán xâm nhập vào cơ thể. Ảnh minh họa
Theo Ths BS Trần Thị Khánh Tường, giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, tất cả chúng ta ai cũng có thể bị nhiễm giun sán, không những 1 loại mà có khi đến 2, 3 loại cùng lúc. Tuy nhiên trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất và dễ dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho cơ thể.
Một nghiên cứu của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, cho thấy, trong khoảng 323 cặp thai phụ và trẻ sau khi sinh được 6 tháng tuổi thì có đến 41% thai phụ nhiễm giun đũa chó mèo, 18% nhiễm giun móc và tỷ lệ nhiễm giun lươn là 8%.
Những bà mẹ mang thai bị nhiễm các loại giun sán sẽ dễ dẫn đến nguy cơ sẩy thaivà sinh con bị dị tật. Cụ thể, nếu nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii (ký sinh thường sống trong dạ dày của mèo) thai phụ có nguy cơ sảy thai trong ba tháng đầu thai kỳ, thậm chí có thể sảy thai liên tục vào những lần mang thai sau đó. Ngoài ra, ký sinh trùng này còn tấn công vào não em bé qua nhau thai, gây tắc đường dẫn lưu các dịch não tủy, khiến trẻ bị não úng thủy.
Đáng gườm nhất là giun móc và giun lươn, vì đây là hai thủ phạm gián tiếp khiến trẻ mắc các thể lao cấp tính, lao màng não,… Nếu không phát hiện và điều trị kịp, trẻ dễ bị di chứng bại não, liệt chi, động kinh, thậm chí tử vong.
Ăn chín, uống sôi và diệt giun định kì
Video đang HOT
Theo BS Trần Thị Khánh Tường, giảng viên Đại học Y khoa TP.HCM, do điều kiện khí hậu nhiệt đới nên rất thuận lợi cho sự phát triển của giun sán. Mặc khác, do ô nhiễm nguồn nước, môi trường đồng thời do thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh nên tạo điều kiện dễ dàng cho giun sán xâm nhập vào cơ thể.
Đề phòng ngừa giun, các bác sĩ khuyến cáo nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ảnh minh họa
Nhiều người dân ở nước ta vẫn có thói quen ăn cá, hải sản sống, đồng thời thích ăn rau củ tươi nhưng chính những món ăn khoái khẩu này đã đưa giun sán xâm nhập vào cơ thể. “Qua nghiên cứu của chúng tôi vào năm 2007, thì 97% mẫu rau sống có bán tại TP.HCM đều nhiễm trứng giun”, BS Tường cho biết.
Vấn đề đáng lưu ý là nhiễm giun sán có thể hoàn toàn không có triệu chứng gì, nếu có thì chủ yếu là biểu hiện ở đường tiêu hóa. Nếu ấu trùng giun “đi lạc” đến các cơ quan nội tạng khác thì rất khó chuẩn đoán bệnh. BS Tường cho biết: “Những ấu trùng giun đũa chó, giun đầu gai, sán dải heo, bò,…là những ấu trùng giun rất dễ đi lạc sang cơ quan nội tạng khác. Và chúng gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe như: gây u não, liệt, động kinh, sưng mắt, mù mắt, tạo khối u ở gan, sỏi đường mật,…
Đề phòng ngừa giun, các bác sĩ khuyến cáo nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; rửa rau sống kỹ trước khi ăn, không ăn thịt heo, thịt bò nấu chưa chín, không đi chân đất; tẩy giun định kì 6 tháng/ 1 lần;… Khi có một trong các dấu hiệu như rối loạn thói quen đi cầu, đi cầu táo bón xen kẽ tiêu chảy, đi phân nát kéo dài nhiều tháng, nhiều năm; hoặc khi người bệnh cảm thấy bụng đau lâm râm quanh rốn, đau mơ hồ âm ỉ ở thượng vị,… thì nên đến ngay các cơ sở y tế để điều trị giun sán.
Cũng có khi, người bệnh bị sụt cân dù ăn uống đều đặn, ăn nhiều. Nếu người bệnh xanh xao, thiếu máu kéo dài mà không tìm được nguyên nhân, có khối sưng bất thường trên cơ thể mà uống thuốc kháng sinh, kháng viêm vẫn không hết cũng có thể nghi nhiễm giun sán.
Theo VNE
Những điều cần hết sức lưu ý khi ăn cá
Cá là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe vì nó giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn cá không đúng cách lại có thể gây ra tác dụng ngược lại, tức là có hại cho sức khỏe.Dưới đây là những điều bạn cần biết khi ăn cá:
1. Cá đông lạnh có giá trị dinh dưỡng ngang với cá tươi
Rất nhiều loại cá sau khi được đánh bắt đã được ướp lạnh trên tàu và sau một thời gian ngắn mới được chuyển về đất liền. Nếu thời gian ướp lạnh không quá lâu thì sau khi rã đông, cá vẫn còn nguyên giá trị dinh dưỡng như cá tươi mới được đánh bắt.
2. Cá có lợi cho sức khỏe chủ yếu là nhờ thành phần axit béo omega-3 có trong cá
Hầu hết các loại cá đều có chứa axit béo omega-3, đặc biệt là cá hồi, cá thu và cá trích... Loại axit béo này là tiền chất của DHA và có tác dụng giúp các tế bào trong cơ thể người hoạt động tốt. Axit béo omega-3 đặc biệt tốt cho não, làn da, bệnh tim mạch, huyết áp, giảm nguy cơ tiểu đường, giảm cân và các cơn hen phế quản, giảm triệu chứng viêm khớp dạng thấp, chống trầm cảm...
Vì cơ thể của chúng ta không đủ loại axit thiết yếu này nên chúng ta phải hấp thu chúng từ thực phẩm, tốt nhất là từ cá.
3. Cá có thể nhiễm giun sán
Cũng giống như nhiều loài động vật, chim thú hoang dã, cá có thể ăn phải các trứng sán có nhiều ngoài môi trường. Khi vào cơ thể động vật, trứng sán phát triển thành các ấu trùng, nang sán và cư ngụ ở trong nội tạng động vật. Cá nước ngọt có nguy cơ này cao hơn cả. Một trong số những loài kí sinh trùng mà cá nhiễm phải là sán dây.
Loại ký sinh trùng này nếu không được tiêu diệt có thể lây sang cơ thể người và cư trú trong ruột của người suốt nhiều năm, phát triển tới chiều dài 1-2m và gây ra những cơn đau quằn quại, giảm cân và bệnh thiếu máu.
4. Ăn cá thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, đột quỵ
Axít béo omega-3 trong cá có tính chất chống viêm nên có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm mãn tính tới 52%, từ đó góp phần giảm nguy cơ mắc các huyết áp, đột quỵ... Nó đồng thời cũng giúp hạ huyết áp, giảm nhịp tim bất thường và giảm nguy cơ mắc bệnh tim tới 36%.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, nếu không biết cách ăn cá, bạn có thể gặp phải những nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, khi ăn cá, bạn cần ghi nhớ những điều sau đây:
1. Không ăn cá khi đói
Ăn cá khi đói có thể làm tăng lượng purine chuyển hóa thành axit uric mà axit này có thể gây ra các tổn thương ở mô. Mà sự tổn thương mô lại chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Vì vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh gout, bạn không nên ăn cá lúc đang đói.
2. Không nên ăn cá sống
Nhiều người đã nói rằng ăn cá càng tươi càng tốt và cho rằng cá sống là bổ dưỡng nhất. Nhưng trong thực tế đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Cá sống thường chứa các kí sinh trùng và nếu không nấu chín thì không thể tiêu diệt các kí sinh trùng đi. Nếu ăn cá sống, các kí sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây bất lợi cho gan, làm cho gan bị nhiễm ký sinh trùng, trường hợp nghiêm trọng thậm chí dẫn đến ung thư gan.
3. Không nên ăn mật cá
Theo nhiều bác sĩ Đông y, mật cá sau khi được điều chế thành thuốc thì có thể được sử dụng để làm thuốc để chữa bệnh, ví dụ như trị bệnh đau mắt, đỏ mắt, viêm họng, viêm loét ác tính...
Tuy nhiên, thực tế, điều này lại cực kì nguy hiểm. Ăn mật cá rất dễ gây ngộ độc và thậm chí nguy hiểm cho tính mạng, đặc biệt là mật cá trắm, cá chép. trong mật cá thường có chất tetrodotoxin. Chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Do đó khi làm thực phẩm cần rửa thật sạch, nấu nướng ký, tốt nhất nên bỏ mật, lòng cá.
Theo Thanhnien
97% rau sống nhiễm giun, sán Rau sống là món ăn ưa thích của đa số người Việt. Tuy nhiên, có không ít nguy cơ nhiễm khuẩn do ký sinh trùng và dư lượng thuốc trừ sâu có trong các loại rau này. Rau sống là món ăn rất tốt cho sức khoẻ vì rau sống với đa dạng các loại rau gia vị cung cấp cho cơ thể...