Mách bạn mẹo chữa nhiệt miệng đơn giản tại nhà
Nhiệt miệng là những vết loét gây đau trên lưỡi, cuống họng, môi hoặc má trong. Dưới đây là 10 mẹo đơn giản để vết nhiệt miệng biến mất nhanh chóng.
Nước muối: Nước muối là một bài thuốc tại nhà giúp chữa nhiệt miệng. Dung dịch nước muối hút các dịch lỏng ra khỏi vết nhiệt qua quá trình thẩm thấu, nhờ đó giảm sưng, viêm và đau.
Vệ sinh khoang miệng: Giải pháp cho hầu hết mọi vấn đề về răng miệng là cải thiện vệ sinh khoang miệng. Khi làm sạch răng miệng, hãy chú ý tránh đụng các vết loét vì việc này có thể gây chảy máu. Hãy dùng bàn chải lông mềm để tránh kích ứng thêm.
Ớt tiêu cayenne: Bên cạnh công dụng nêm gia vị cho các món ăn, ớt tiêu còn là một bài thuốc tuyệt vời cho các vết nhiệt miệng. Ớt tiêu giàu capsaicin, một chất giúp giảm viêm đau do nhiệt miệng bằng cách làm tê các dây thần kinh.
Dầu tràm trà: Dầu tràm trà nổi tiếng với công dụng chữa các vấn đề da liễu như vảy nến, mụn nhọt, nấm móng hay chàm. Nhờ có thành phần kháng khuẩn và sát trùng, dầu tràm trà chữa nhiệt miệng bằng cách tiêu diệt các mầm mống gây viêm.
Dầu dừa: Dầu dừa được sử dụng nhiều trong chăm sóc sức khỏe răng miệng, bao gồm cả chữa nhiệt miệng. Dầu dừa có tính kháng viêm; đồng thời chứa các thành phần kháng khuẩn và chống nấm, giúp đánh bay nhiệt miệng.
Video đang HOT
Tinh dầu cam thảo: Tinh dầu cam thảo có tính kháng viêm cực mạnh nhờ có thành phần glycyrrhizin. Bạn nên thoa trực tiếp tinh dầu cam thảo lên vết nhiệt hai lần mỗi ngày, hoặc uống trà cam thảo để đạt hiệu quả tốt nhất.
Sữa chua: Sữa chua hữu cơ rất tốt cho sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe đường tiêu hóa nói chung vì nó giúp cân bằng các vi sinh vật trong toàn hệ thống. Mất cân bằng vi khuẩn là một nguyên nhân gây nhiệt miệng, do đó sữa chua chính là giải pháp bạn cần.
Mật ong: Mật ong chứa các thành phần kháng khuẩn và kháng viêm giúp vết nhiệt mau lành hơn. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng mật ong tươi chưa qua xử lý để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cây xô thơm: Trước khi có các loại thuốc hiện đại, cây xô thơm đã được sử dụng để làm sạch khoang miệng và chữa nhiệt miệng. Nước xô thơm giúp giảm viêm, đồng thời chứa các thành phần kháng khuẩn và kháng virus.
Túi lọc trà hoa cúc: Trà hoa cúc chứa chất bisabolol giúp giảm viêm. Chất này còn có các thành phần làm dịu và kháng khuẩn. Bisabolol có tính kiềm, do đó giúp trung hòa các axit gây kích ứng vết nhiệt./.
CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (biên dịch)
Theo 10faq
4 dấu hiệu loét miệng ngầm cảnh báo bệnh ung thư đang âm thầm phát triển
Loét miệng không phải hiện tượng quá xa lạ trong cuộc sống hàng ngày, nhưng một số trường hợp loét miệng lại có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư miệng mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.
Loét miệng (hay nhiệt miệng) là một trong những triệu chứng mà ai cũng có thể gặp phải. Dù vậy, tình trạng loét miệng sẽ lành lặn chỉ sau vài ngày đến vài tuần và không để lại nhiều di chứng quá nghiêm trọng.
Tuy nhiên, nếu vết loét kéo dài quá 2 tuần và thậm chí còn âm ỉ đến hơn 1 tháng thì bạn nên đi kiểm tra ngay. Nhiều khả năng, vết loét kéo dài như vậy đang ngầm cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng (ung thư lưỡi) rất cao.
Dưới đây là 4 kiểu loét miệng đáng báo động mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.
Vết loét không rõ vị trí, nằm ẩn dưới khoang miệng
Thường thì những vết loét sẽ nằm lộ rõ ra bên ngoài với đặc điểm là bị lõm sâu, đổi màu trắng. Vậy nhưng, nếu là vết loét cảnh báo bệnh ung thư miệng thì bạn sẽ rất khó phân biệt được đâu là phần da thịt lành và đâu là phần da bị loét.
Đặc biệt, một số vết loét còn nằm sâu bên trong khoang miệng hoặc ẩn dưới da mà bạn không thể phân biệt được bằng mắt thường.
Vết loét miệng lâu lành, ngày càng to lên
Sau 1 - 4 tuần thì những vết loét miệng sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh ung thư miệng thì vết loét của bạn sẽ rất lâu lành hoặc thậm chí còn chẳng có dấu hiệu nào cải thiện trong suốt hơn 1 tháng.
Ngoài ra, vết loét này cũng sẽ ngày càng lan rộng ra, gây đau nhức và nổi hằn các mạch máu rõ rệt hơn.
Vừa loét miệng, vừa đau không rõ nguyên nhân ở những vùng khác
Không chỉ bị viêm loét trên môi hay lưỡi, một số người mắc bệnh ung thư miệng còn gặp phải tình trạng đau rát ở khu vực má, răng... Kể cả khi bạn đã dùng tới thuốc giảm đau nhưng cơn đau vẫn chẳng hề thuyên giảm.
Nếu cùng lúc gặp phải hai dấu hiệu này, bạn nên nhanh chóng đi khám vì nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng là rất cao.
Cơn đau giảm dần, phần loét bị cứng lại
Khi ung thư miệng bắt đầu phát tán thì cơn đau do loét miệng sẽ giảm dần và có thể còn biến mất hoàn toàn. Nhưng theo đó, phần loét vẫn sẽ hiện rõ và khi bạn sờ vào sẽ thấy nó cứng lại.
Do đó, ngay khi thấy vết loét không còn đau, cứng nữa thì bạn nên chủ động đi khám vì nguy cơ ung thư miệng có thể đang rình rập.
Phân biệt giữa nhiệt miệng và ung thư lưỡi:
Để tránh rơi vào tình trạng nhầm lẫn giữa ung thư miệng (ung thư lưỡi) và loét miệng (nhiệt miệng), các bạn hãy chú ý kỹ đến sự khác nhau giữa hai bệnh này để có thể phát hiện và xử lý kịp thời:
Source (Nguồn): QQ/Helino
Đừng coi thường 4 dấu hiệu này khi loét miệng bởi có thể đó là bằng chứng cảnh báo ung thư đang phát triển trong cơ thể bạn Loét miệng là một căn bệnh nhẹ nhưng nếu nó xuất hiện kèm dấu hiệu bất thường này thì chắc chắn bệnh ung thư miệng đang âm thầm phát triển. Loét miệng hay nhiệt miệng là một căn bệnh rất dễ gặp. Thông thường loét miệng sẽ lành sau vài ngày đến vài tuần, và không để lại di chứng gì quá nghiêm...