CDC Mỹ khuyến cáo tiêm ngừa phế cầu từ 50 tuổi để phòng biến chứng nặng
Hệ miễn dịch suy yếu khi tuổi tăng cao khiến cơ thể dễ mắc bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn như viêm phổi , nhiễm trùng huyết , viêm màng não .
Tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ tử vong .
Viêm phổi do phế cầu khuẩn có thể dẫn đến suy hô hấp (Ảnh minh họa: Shutterstock).
Gánh nặng bệnh tật leo thang trên thế giới
Mỗi năm, phế cầu khuẩn cướp đi sinh mạng của 1,6 triệu người trên thế giới, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính. Trong đó, 600.000 – 800.000 ca tử vong là người trưởng thành vì các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra như viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Đối tượng này cũng đứng trước nguy cơ nhập viện cao hơn so với người trẻ tuổi. CDC Mỹ chỉ ra, người 50-64 tuổi có nguy cơ nhập viện cao gấp 6 lần so với người trong độ tuổi 18-49.
Người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính như COPD, hen suyễn , tim mạch , tiểu đường , suy thận … có nguy cơ cao mắc bệnh do phế cầu khuẩn và dễ gặp biến chứng nặng. Gần 90% người từ 50-64 tuổi nhập viện vì viêm phổi do phế cầu khuẩn hoặc bệnh phế cầu xâm lấn (như nhiễm trùng huyết, viêm màng não…) đều có sẵn các bệnh mạn tính này. Khi nhiễm phế cầu, nhóm bệnh nhân này thường có bệnh trạng diễn tiến nhanh, dễ có biến chứng nghiêm trọng và có tỷ lệ tử vong cao hơn.
Không chỉ người cao tuổi mà người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên có bệnh mạn tính cũng có nguy cơ bị viêm phổi cao gấp 4 đến 6 lần so với người khỏe mạnh cùng độ tuổi.
Phế cầu khuẩn còn là tác nhân thường được phát hiện trong tình trạng đồng nhiễm, bội nhiễm ở nhiều bệnh nhân Covid-19, COPD, cúm… Một nghiên cứu cho thấy khi một người đồng thời bị nhiễm cả vi khuẩn (ví dụ như phế cầu khuẩn) và virus (ví dụ như virus cúm) ở đường hô hấp, hai tác nhân này kết hợp với nhau sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh, đồng thời các nhóm dân số mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, suy thận đang ngày càng trẻ hóa. Điều này khiến nhóm người có nguy cơ mắc bệnh phế cầu tăng mạnh, đặt ra thách thức lớn cho hệ thống y tế trong việc kiểm soát vấn đề sức khỏe cộng đồng này.
Video đang HOT
Phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị phế cầu: Vẫn còn nhiều “gập ghềnh”
Viêm phổi phế cầu thường khởi phát đột ngột, triệu chứng dễ nhầm lẫn với cúm hay Covid-19 như sốt, ho, đau ngực khiến việc chẩn đoán sớm trở nên khó khăn, đặc biệt khi phần lớn bệnh nhân được điều trị ngoại trú. Ngay cả khi đã nhập viện, việc xác định chính xác nguyên nhân gây nhiễm trùng ở người lớn vẫn gặp nhiều thách thức.
Chi phí điều trị trung bình cho mỗi bệnh nhân viêm phổi khoảng 17,8 triệu đồng (795,2 USD) và thời gian nằm viện trung bình 7-11 ngày.
Ngay cả khi được chẩn đoán chính xác, việc điều trị ngày càng khó khăn do những chủng phế cầu đề kháng kháng sinh, dẫn đến sự tăng chi phí và thời gian điều trị cũng như tỷ lệ tử vong do phế cầu khuẩn xâm lấn, đặc biệt ở người cao tuổi, có thể lên đến con số đáng báo động 40%.
Điều này cho thấy, phòng ngừa chủ động là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe trước “sát thủ” thầm lặng này.
CDC hạ độ tuổi tiêm chủng xuống 50 tuổi – bước tiến đề cao vai trò của tiêm chủng
Trước gánh nặng bệnh tật ngày càng tăng ở nhóm trung niên, CDC Mỹ đã hạ độ tuổi khuyến cáo tiêm vaccine phế cầu khuẩn cho người khỏe mạnh xuống 50 tuổi (trước đây là 65 tuổi). Điều này khẳng định gánh nặng của bệnh phế cầu và tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe sớm hơn.
Tỷ lệ tiêm chủng phế cầu ở người lớn tại châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam, còn thấp. Trong khi đó, tiêm chủng mang lại lợi ích lớn cho hệ thống y tế vì giúp giảm nhu cầu điều trị, tiết kiệm chi phí y tế và hạn chế đề kháng kháng sinh. Nhìn chung, tiêm chủng giúp giảm gánh nặng kinh tế cho cả gia đình và xã hội . Các nghiên cứu toàn cầu đã chứng minh, vaccine phế cầu có khả năng ngăn ngừa hàng chục triệu ca bệnh và tiết kiệm hàng tỷ đô la chi phí y tế mỗi năm.
Với mỗi cá nhân, đặc biệt là người trên 50 tuổi, đây là thời điểm thích hợp để chủ động tìm hiểu thông tin và đến gặp bác sĩ để được tư vấn về các biện pháp phòng ngừa. Với cán bộ y tế, việc cập nhật các khuyến cáo về phòng ngừa và công nghệ vaccine tiên tiến là cần thiết để vững bước trên hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng lâu dài, đồng thời cũng là một cách góp phần giảm tải gánh nặng y tế.
Vaccine ngừa viêm phổi mới
Trong khuyến nghị cập nhật về vaccine mới đây, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ đã đưa vaccine liên hợp phế cầu khuẩn 21 giá trị (PCV21) vào danh sách lựa chọn cho những người có nguy cơ cao.
Phế cầu khuẩn có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm và có khả năng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết (máu)...
PCV21 đã được FDA chấp thuận mới đây cho người lớn từ 18 tuổi trở lên, để bảo vệ chống lại bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn. Vaccine có tên capvaxive, nhắm vào các nhóm vi khuẩn phế cầu khuẩn (huyết thanh) riêng biệt, gây ra khoảng 84% bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn ở người lớn từ 50 tuổi trở lên.
Phế cầu khuẩn có thể gây viêm màng não.
Tại sao vaccine phòng viêm phổi lại quan trọng?
Phế cầu khuẩn có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng và thường đe dọa đến tính mạng. Tỷ lệ tử vong thậm chí còn cao hơn ở những người lớn từ 65 tuổi trở lên, cũng như những người có bệnh lý nền. Các bệnh nhiễm trùng khác ít phổ biến hơn nhưng gây tử vong nhiều hơn. Viêm màng não do phế cầu khuẩn giết chết khoảng 1 trong 6 bệnh nhân lớn tuổi bị nhiễm bệnh và nhiễm trùng máu giết chết khoảng 1 trong 8 người lớn bị nhiễm bệnh.
Bệnh do phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người cao tuổi và nếu không tiêm vaccine, sẽ có nguy cơ cao bị tử vong do căn bệnh này. Các tác dụng phụ của việc tiêm chủng (như đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi và đau đầu) là rất nhỏ và lợi ích mang lại lớn hơn nhiều so với rủi ro.
CDC nhấn mạnh rằng, tiêm chủng là cách tốt nhất để bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng phế cầu khuẩn nghiêm trọng.
Khuyến cáo của CDC được đưa ra sau khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ gần đây đã phê duyệt vaccine này, dựa trên bốn thử nghiệm lâm sàng chứng minh phản ứng miễn dịch mạnh mẽ ở các nhóm người lớn khác nhau.
Vaccine mới có khả năng bảo vệ chống lại nhiều loại bệnh nhiễm trùng hơn so với vaccine cũ.
Ai nên cân nhắc tiêm vaccine PCV?
Vaccine mới nhất này được khuyến nghị là lựa chọn cho người lớn từ 65 tuổi trở lên, những người chưa từng tiêm vaccine liên hợp phế cầu khuẩn hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng trước đó.
Những người từ 19 - 64 tuổi có một số yếu tố nguy cơ, tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh tim, bệnh phổi, đái tháo đường, bệnh thận hoặc bệnh gan... cũng được khuyến khích tiêm vaccine.
Tiêm chủng cũng được khuyến cáo là một lựa chọn cho người lớn từ 19 tuổi trở lên đã được tiêm vaccine phế cầu khuẩn khác trước đó, đặc biệt là những người đã bắt đầu loạt vaccine phế cầu khuẩn của mình bằng PCV13 (vaccine liên hợp phế cầu khuẩn 13 giá) nhưng chưa tiêm đủ liều PPSV23 (vaccine polysaccharide phế cầu khuẩn 23 giá) được khuyến nghị.
Theo TS y khoa Michael Niederman, chuyên gia về phổi và chăm sóc đặc biệt tại Trung tâm Y tế NewYork-Presbyterian/Weill Cornell, người có nghiên cứu tập trung vào việc ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng liên quan đến bệnh phế cầu khuẩn, việc lựa chọn vaccine phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố rủi ro của bạn. Nếu bạn là người có nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm trùng phế cầu khuẩn xâm lấn, bạn sẽ được bảo vệ tốt hơn với PCV21, nhưng có một chủng xâm lấn được bảo vệ bởi PCV20 mà không được bảo vệ bởi PCV21...
PCV21 cũng có thể là một lựa chọn cho những người đã tiêm vaccine phế cầu khuẩn trước đó.
Nếu bạn 65 tuổi trở lên và còn 5 năm nữa mới được tiêm vaccine phế cầu khuẩn kết hợp (PCV13 PPSV23), bạn có thể lựa chọn tiêm PCV20 hoặc PCV21 ngay bây giờ. Ngay cả khi bạn đã tiêm PCV20, bạn vẫn có thể được khuyên tiêm PCV21 tùy thuộc vào mức độ nguy cơ cao của bạn.
Do khuyến cáo về vaccine phế cầu khuẩn có thể phức tạp, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ và cập nhật lịch tiêm chủng mới nhất của CDC.
Bị cúm làm tăng nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn nên việc bảo vệ chống lại căn bệnh này đặc biệt quan trọng trong mùa cúm. Nếu cần tiêm cả hai loại vaccine, bạn có thể tiêm trong cùng một lần khám sức khỏe.
Nhiều mẹ lên mạng hỏi nên cho con tiêm cho vắc xin phế cầu của Anh hay Bỉ, thay vì chọn bừa thì các mẹ nên biết 2 loại này khác nhau thế nào? Trước khi quyết định cho con tiêm loại vắc xin nào, bố mẹ nên dành thời gian để tìm hiểu kỹ về loại vắc xin đó rồi mới đưa ra sự lựa chọn. Phế cầu khuẩn có thể gây những bệnh nguy hiểm như thế nào? Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) được biết đến là một loại vi khuẩn vô cùng nguy hiểm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nghiên cứu gây sốc: Chai thủy tinh chứa vi nhựa gấp tới 50 lần so với chai nhựa

5 loại trái cây giúp 'làm sạch' mỡ máu

Cấp cứu sau nhiều ngày dùng nước tăng lực để ôn thi

Biến chứng nguy hiểm của bệnh hẹp van hai lá

Kiểu ăn nào tốt nhất cho người bị gan nhiễm mỡ?

Thực phẩm làm dịu ngay các triệu chứng tiêu chảy

Giảm đau khớp mỗi ngày với 5 loại đồ uống dễ làm, dễ tìm

'3 nhớ' khi ăn thịt lợn để bảo vệ sức khỏe 'vàng'

Nhận biết bệnh zona thần kinh ở mắt

Gần 400 viên sỏi trong túi mật người phụ nữ

Cảnh báo gia tăng các bệnh về da trong mùa mưa

Uống trà xanh mỗi ngày có tốt?
Có thể bạn quan tâm

Bình Tinh tiết lộ mối quan hệ đặc biệt với nghệ sĩ Minh Nhí
Sao việt
14:42:58 22/06/2025
5 cách lên đồ thời thượng cho lúc giao mùa
Thời trang
14:41:44 22/06/2025
Cuộc hôn nhân của Justin Bieber đang bên bờ vực thẳm?
Sao âu mỹ
14:38:59 22/06/2025
Sao Việt chuộng thiết kế thuần Việt trên thảm đỏ
Phong cách sao
14:38:30 22/06/2025
Marketing chợ đêm Mỹ Đình đẳng cấp, hội đu G-Dragon "xuống tiền" lia lịa
Netizen
14:18:09 22/06/2025
Ướp thịt bò đừng dại cho muối "dai lại càng dai", cho gia vị ít ai ngờ này thịt mới mềm ngon
Ẩm thực
14:17:01 22/06/2025
Sạt lở đất gây ách tắc giao thông tại Hòa Bình
Tin nổi bật
13:28:01 22/06/2025
Tiểu thư Harper Beckham lớn rồi, xinh đẹp xuất sắc!
Sao thể thao
13:23:12 22/06/2025
"Anh Long" G-Dragon đội nón lá che kín mặt, lên đường ra sân bay về Hàn Quốc!
Sao châu á
13:21:19 22/06/2025
Nghệ sĩ Việt duy nhất đứng chung sân khấu trong đêm nhạc có G-Dragon là ai?
Nhạc việt
13:04:37 22/06/2025