Mắc bệnh lạ, bé gái 5 tuổi không thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bởi điều khủng khiếp này sẽ xảy ra
Căn bệnh kì lạ này khiến cô bé suốt ngày phải ở trong bóng râm và thậm chí còn có nguy cơ không thể ăn uống hay tự đứng được như người bình thường.
Vào mùa hè năm 2016, một vài phát ban nhỏ bắt đầu lan rộng khắp cơ thể của bé Kaia Ettingoff. Cha mẹ của Kaia, cô Kate và anh David (sống ở Pennsylvania, Mỹ) đã thử bôi cho con rất nhiều loại kem và thuốc mỡ nhưng các vết mẩn ngứa đều không biến mất.
Sau 5 tháng liền đến gặp bác sĩ để thăm khám, chụp chiếu và xét nghiệm, cuối cùng Kaia được chẩn đoán mắc một tình trạng hiếm gặp và đe dọa đến tính mạng được gọi là viêm bì cơ (Juvenile Dermatomyositis).
Đây là một bệnh tự miễn và bị kích hoạt bởi ánh nắng mặt trời, điều đó có nghĩa là khi Kaia ra nắng, toàn bộ cơ thể của bé sẽ bị phát ban. Chia sẻ với trang DailyMail, mẹ của Kaia cho biết con gái cô đã bị phát ban từ năm hai tuổi:
“Những vết phát ban này trên người Kaia không hề biến mất, chúng tôi cứ nghĩ đó là bệnh chàm”.
Brs Kaia Ettingoff bắt đầu bị nổi mẩn đỏ khắp cơ thể vào mùa hè 2016 lúc hai tuổi. Bé đã phải gặp bác sĩ suốt 5 tháng liền và trải qua rất nhiều lần chụp quét và kiểm tra.
Cho đến mùa thu năm 2016, các vết phát ban sau đó lan sang má và ngón tay của bé, vì vậy cha mẹ Kaia đã bắt đầu đưa con mình đến thăm bác sĩ. Kate cũng cho biết cô đã tìm hiểu trước về căn bệnh viêm bì cơ này và nghi ngờ con gái mình mắc căn bệnh đó. Thế nhưng cả 5 vị bác sĩ đều cho rằng điều đấy là không thể và chẩn đoán Kaia bị mắc bệnh chàm.
Sau vài tháng liền nằm trong danh sách chờ đợi, cuối cùng vào tháng 1 năm 2017, cha mẹ của Kaia cũng được sắp xếp một cuộc hẹn gặp mặt tại bệnh viện Nhi đồng Philadelphia. Vài tuần sau đó, Kaia được chẩn đoán mắc bệnh viêm bì cơ.
Chia sẻ về căn bệnh mà con gái mình mắc phải, mẹ Kaia cho biết: “Đối với tôi, kết quả chẩn đoán này như một sự giải thoát bởi chúng tôi đã biết tên căn bệnh và sẽ lên kế hoạch điều trị”.
Video đang HOT
Mỗi tuần một lần Kaia sẽ được tiêm một liều cao steroid vào tĩnh mạch. Tại nhà, bé Kaia cũng được dùng methotrexate – một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị một số loại ung thư, nhưng với bệnh nhân mắc viêm bì cơ thì sẽ dùng với liều lượng nhỏ, để lượng steroid phải dùng đến sẽ ít đi, theo như chia sẻ của Trung tâm Y tế Bệnh viện Trẻ em Cincinnati (Mỹ).
“Kaia phản ứng rất tốt, chúng tôi đã theo quá trình điều trị này trong suốt 1 năm và con gần như sắp khỏi bệnh. Thế nhưng vào tháng 1 năm 2018, khi chúng tôi đến Disney World chơi, Kaia lại xuất hiện một đốm hồng trên mũi và mọi việc lại quay trở về như cũ”, mẹ của Kaia chia sẻ.
Kate cũng cho biết thêm con gái mình hiện đã trở lại với việc điều trị thường xuyên và có thể sẽ cần những liều hóa trị nhỏ trong nhiều năm. Nhưng may mắn thay, kể từ khi được điều trị, Kaia đã không gặp phải các vấn đề mà những người mắc bệnh khác phải đối mặt như không thể đứng hoặc nuốt.
Năm ngoái, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên thực hiện những điều ước cho trẻ mắc bệnh hiểm nghèo đã tặng Kaia một ngôi nhà trên cây ở sân sau, giúp bé có thể chơi đùa bên ngoài mà không bị cháy nắng. Mẹ của Kaia cũng cho biết kế hoạch mùa hè sắp tới của cô đó chính là đội mũ và bôi kem chống nắng cho con thật cẩn thận.
Viêm bì cơ (Juvenile Dermatomyositis – JDM) là gì?
Đây là một bệnh hệ thống, biểu hiện chủ yếu ở da, cơ và mạch máu; đặc trưng bởi những ban đỏ tím có thể có phù nề ở vùng quanh mắt, ban đỏ ở mặt, cổ và thân người, những sẩn phẳng đỏ tím ở da các khớp bàn ngón tay có thể kèm theo đau.
JDM là một bệnh tự miễn hiếm gặp xảy ra ở trẻ em mà trong đó cơ thể tấn công các tế bào và mô của chính nó.
Không có cách chữa trị căn bệnh này, vì vậy việc điều trị bao gồm dùng thuốc và đôi khi là vật lý trị liệu, để kiểm soát viêm, giảm đau và cải thiện sức mạnh cơ bắp.
Nguồn: Dailymail
Theo Helino
Chớ coi thường những dấu hiệu sau đây, vì rất có thể gan bạn đang bị nhiễm độc
Nếu gặp những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đi gặp bác sĩ ngay tức thì!
Gan đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể, chúng chuyển hóa, tiêu hóa (tiết dịch mật) và thải độc. Gan được xem là "nhà máy hóa chất" vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ứng hóa sinh. Qua thời gian, chúng có thể bị quá tải và hoạt động kém hiệu quả, từ đó, các chất độc trong cơ thể bắt đầu tích tụ dưới dạng các tế bào mỡ. Chúng sẽ dẫn đến vô số những hệ lụy về sức khỏe.
Khi mức độ chất béo trong gan cao hơn bình thường, chúng sẽ phát triển thành bệnh gan nhiễm mỡ. Cùng điểm qua những triệu chứng rất dễ nhận thấy khi gan bị nhiễm độc nhé.
Mệt mỏi kéo dài
Trong cơ thể, gan là cơ quan nội tạng lớn nhất với cân nặng khoảng 1,5kg. Ở người bình thường, gan chứa khoảng 100 tỷ tế bào đảm nhiệm hơn 500 chức năng khác nhau như chuyển hóa dinh dưỡng, dự trữ năng lượng (glycogen), tổng hợp protein huyết tương, thải độc cho cơ thể...
Theo chuyên gia sức khỏe nổi tiếng Yuri Elkaim của tờ New York Times, khi gan suy yếu, không thể chuyển hóa glycogen thành glucose, cơ thể sẽ thiếu hụt năng lượng trầm trọng. Đó là lý do tại sao bạn cảm thấy dễ mệt mỏi, uể oải, đuối sức mỗi khi gắng sức làm việc. Xét nghiệm thường cho kết quả men gan cao, gan nhiễm mỡ hoặc viêm gan.
Mụn nhọt, mẩn ngứa
Theo Đông y, mụn nhọt do huyết nhiệt và nhiệt độc gây nên. Nguồn gốc của tình trạng trên có thể do gan nóng, khả năng giải độc của gan kém khiến các độc tố bị tích tụ trong cơ thể. Khi lượng độc tố trong gan tăng cao gây mất cân bằng các hormone, dẫn đến việc xuất hiện nhiều mụn nhọt và các vấn đề về da khác như nổi mề đay, khô da, dị ứng, mẩn ngứa,...
Hơi thở có mùi khó chịu
Ở những người bị suy giảm chức năng gan, khả năng giải độc của gan kém khiến một số độc tố, chất cặn bã được bài tiết qua phổi. Vì vậy hơi thở sẽ có mùi hôi khó chịu dù đã vệ sinh răng miệng đúng cách.
Tăng cân quá mức không rõ nguyên nhân
Theo Health, vì gan là cơ quan chịu trách nhiệm chuyển hóa chất béo, hoạt động không đúng có thể dẫn đến việc tích trữ chất béo. Điều này có thể dẫn đến tăng cân không giải thích được.
Táo bón, mệt mỏi, chán ăn
Gan là bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, tham gia tích cực vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Suy giảm chức năng gan làm giảm khả năng chuyển hóa và giảm tiết mật gây rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, ăn không tiêu, dễ bị táo bón. Do đó, khi mắc bệnh về gan, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm tải công việc cho gan, tăng cường chức năng gan
Những dấu hiệu trên, tuy không nguy hiểm nhưng có thể là biểu hiện của việc gan nhiễm độc. Vì vậy cần thăm khám kịp thời, tránh việc độc tố tích tụ lâu ngày trong gan; gây ra các bệnh như viêm gan, xơ gan, ung thư gan...
Nguồn: Westfits
Đây là những dấu hiệu nhắc bạn nên tìm cách thải độc cho cơ thể ngay, nếu để lâu sẽ rất tai hại Hãy bắt đầu thanh lọc cơ thể khi thấy xuất hiện một trong những triệu chứng sau. Đừng chần chừ để rồi nhận phải những hậu quả không mong muốn bạn nhé! Thông thường, cơ thể sẽ đào thải độc tố thông qua hệ bài tiết như mồ hôi, nước tiểu... Vậy nhưng, nếu cơ thể bạn chịu quá nhiều tác động từ...