Mã QR đăng ký tiêm vaccine có hình khủng long
Hình ảnh khủng long T-rex thường thấy khi mất kết nối Internet xuất hiện trên mã QR đăng ký tiêm chủng ở phường 2, quận 8, khiến nhiều người thích thú.
Ngày 4/8, hình ảnh QR code có hình khủng long được lan truyền khắp mạng xã hội thu hút gần chục nghìn lượt thích và vài trăm lượt chia sẻ. Nhiều người cho biết thiết kế độc đáo của mã QR này khiến người xem bớt căng thẳng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Mã QR đăng ký tiêm vaccine của phường 2, quận 8, TP HCM.
Ông Tăng Xuân Phong, Chủ tịch UBND phường, xác nhận mã QR trên là của phường 2, dùng để hỗ trợ người dân đăng ký tiêm vaccine. Thay vì đăng ký bằng giấy theo phương pháp truyền thống, người dân chỉ cần quét mã và điền thông tin cá nhân, tình trạng bệnh nền để chờ tiêm.
Cẩm Tú – người chịu trách nhiệm xây dựng mã QR này – cho biết: “Con khủng long đáng yêu này xuất hiện bất ngờ trong quá trình làm chứ không phải chủ đích ban đầu của nhóm. Khi tạo mã QR, bạn kỹ thuật tên Long đăng nhập bằng tài khoản cá nhân. Sau đó, hệ thống tự gợi ý hình ảnh đại diện theo tên người tạo. Nhóm tưởng tượng hình ảnh con khủng long như đang đi quanh, ăn hết các chấm tròn giống virus có nhiều ý nghĩa, nên quyết định dùng luôn, không chỉnh sửa”.
Cẩm Tú và đội kỹ thuật của phường không ngờ mã QR nhận được sự ủng hộ lớn của người dùng mạng xã hội. “Mục đích ban đầu chỉ là tạo ra một mã QR để người dân dễ dàng đăng ký tiêm vaccine. Ngoài thông tin cơ bản, mình nghĩ cũng cần thiết kế hình ảnh dễ thương, gần gũi để nhiều người sử dụng hơn”, Tú chia sẻ.
Đánh giá về hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ trong đăng ký tiêm chủng, ông Tăng Xuân Phong cho rằng việc triển khai mã QR không chỉ giúp người dân dễ dàng đăng ký ngay tại nhà, hạn chế ra ngoài, đảm bảo giãn cách an toàn, mà còn giúp đội ngũ y tế tiếp cận nhanh thông tin của người dân. Dữ liệu cũng được hệ thống một cách nhanh chóng, chính xác hơn các phương pháp truyền thống.
Trong chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn, Bộ Y tế đã ứng dụng nhiều công nghệ vào việc đăng ký, tra cứu kết quả. Ngoài ứng dụng “Sổ sức khoẻ điện tử” và cổng thông tin Tiemchungcovid19.gov.vn, người dân có thể chủ động đăng ký tiêm vaccine chống Covid-19 theo hướng dẫn của từng phường thông qua đường link, mã QR. Thông tin tiêm chủng sau đó được cập nhật trực tuyến để người dân dễ dàng tra cứu, lưu thông tin.
Thách thức trong triển khai hộ chiếu vaccine điện tử
Việc hiện thực hóa ý tưởng hộ chiếu vaccine gặp phải nhiều rào cản từ kỹ thuật cho đến chứng cứ khoa học và bảo mật thông tin cá nhân.
Hộ chiếu vaccine kỹ thuật số dự kiến sớm có mặt trên smartphone và sẽ cho phép người sở hữu cơ hội đi máy bay quốc tế, tham gia vào các sự kiện đông người mà không phải chờ cách ly.
Hộ chiếu vaccine kỹ thuật số là ứng dụng chứa thông tin sức khỏe và quan trọng nhất là tình trạng tiêm vaccine Covid-19 của một người. Ứng dụng này có thể sớm trở thành điều kiện tiên quyết để hành khách đi du lịch quốc tế hoặc thậm chí tham gia một số sự kiện.
Tuy nhiên, khi danh sách các công ty công nghệ, hãng hàng không và chính phủ hứng thú với giải pháp hộ chiếu vaccine ngày một dài, điều này đã dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu các tiêu chuẩn chung, cho phép người tiêm vaccine Covid-19 chỉ cần sử dụng duy nhất một ứng dụng. Ngoài ra, việc làm thế nào ứng dụng có thể hiển thị và xác minh hồ sơ tiêm chủng của người dùng dễ dàng, an toàn và được kiểm soát cũng cần được tính toán. Vấn đề kỹ thuật ngày càng trở nên cấp bách khi ngày càng có nhiều người được tiêm vaccine và đường biên giới của nhiều quốc gia bắt đầu mở cửa trở lại.
Video đang HOT
Việc nhiều tổ chức khác nhau đang phát triển ứng dụng hộ chiếu vaccine càng chứng minh tầm quan trọng của một tiêu chuẩn chung. Nhưng cuộc chạy đua hiện nay thực tế lại tạo ra các tiêu chuẩn với không ít chồng chéo.
"Khi bạn nghĩ về tiêu chuẩn, chúng ta đương nhiên nên chỉ có một, nhưng hiện tại đang có ít nhất năm tổ chức đưa ra các tiêu chuẩn khác nhau. IBM đang làm việc với cả năm đơn vị này và sẽ tương thích với cả năm", Eric Piscini, quản lý bộ phận thẻ sức khỏe kỹ thuật số của IBM cho biết.
Ứng dụng hộ chiếu vaccine hoạt động thế nào?
Mục tiêu cơ bản của các ứng dụng hộ chiếu Covid là bạn chỉ cần mang theo điện thoại của mình với mã QR hợp lệ bên trong là có thể được các hãng hàng không cho phép lên máy bay. Mã QR này chỉ nên chứa các thông tin có liên quan, ví dụ, xác nhận bạn đã được tiêm vaccine được phê duyệt trong khoảng thời gian hợp lệ.
Các cơ quan y tế địa phương, bệnh viện hoặc hệ thống y tế nơi bạn tiêm vaccine sẽ có thông tin này. Để có được hộ chiếu vaccine trên điện thoại, trước tiên bạn phải xác minh danh tính của mình và tải xuống ứng dụng bằng một cách nào đó. Sau cùng, các ứng dụng sẽ tạo ra một mã dùng để chứng minh cho người khác biết rằng bạn đã được tiêm phòng.
Trong tháng này công ty IBM đã hợp tác cùng New York ra mắt một ứng dụng hộ chiếu vaccine có tên Excelsior. Ứng dụng này giống một cổng thông tin nơi mọi người có thể đăng nhập vào cơ sở dữ liệu của New York bằng họ tên, ngày sinh, ngày tiêm chủng và nhận mã QR.
Ứng dụng Excelsior của IBM hiển thị mã QR với bằng chứng tiêm chủng hoặc kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính.
Một ứng dụng đang được thử nghiệm rộng rãi hơn là CommonPass, được tạo ra bởi tổ chức phi lợi nhuận The Commons Project và công ty thông quan an ninh sân bay CLEAR, nhằm tăng tốc độ xác minh tiêm chủng tại các sân bay.
JP Pollak, đồng sáng lập của The Commons Project, cho biết: "Những gì các ứng dụng thẻ sức khỏe điện tử làm, bao gồm ứng dụng CommonPass, là đánh giá thông tin sức khỏe cơ bản của bạn dựa trên một số bộ quy tắc".
Thay vì trao đổi dữ liệu thực tế, các ứng dụng sẽ kiểm tra liệu bản ghi mà ứng dụng của bạn đang giữ có đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra từ phía xác minh hay không. Một số sẽ yêu cầu thêm thông tin, ví dụ, ứng dụng Excelsior của IBM chỉ hiển thị tên, ngày sinh và xác minh tiêm chủng, vì vậy, các hãng bay có thể sẽ cần kiểm tra thông tin đó với thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.
Dữ liệu được bảo mật thế nào?
Đây là mối quan tâm lớn với các nhà phát triển và người dùng ứng dụng, bởi đây là dữ liệu sức khỏe cá nhân, loại thông tin mà mọi người muốn được bảo vệ một cách hợp pháp. Có lẽ vì vậy, nhiều nhà phát triển đang cố gắng làm cho càng ít đơn vị tiếp cận được thông tin của người dùng càng tốt.
Ứng dụng của IBM và thành phố New York cho phép mọi người kết nối trực tiếp với cơ sở dữ liệu sức khỏe cộng đồng và lưu thông tin của họ vào điện thoại. "IBM không thể thấy thông tin đó", người đại diện IBM nói.
"Gần như mọi công ty chúng tôi hợp tác để triển khai ứng dụng hộ chiếu vaccine đều không muốn xem dữ liệu người dùng. Những gì họ làm là kiểm tra blockchain, xác minh và nói 'bạn có thể đi'. Và đó là tất cả những gì họ muốn làm", Piscini cho biết.
IBM đang ứng dụng công nghệ blockchain nhằm lưu trữ thông tin ở nhiều điểm khác nhau thay vì tập trung ở một điểm trung tâm. Để lưu trữ thông tin y tế lên blockchain, ứng dụng sẽ tạo ra một hàm băm chỉ được đại diện bởi một bộ số và chữ cái duy nhất. Người xác minh sau đó kết nối với blockchain để có thể xác nhận mã QR.
CommonPass cũng cho biết ứng dụng không lưu trữ thông tin sức khỏe cá nhân của người dùng mà thay vào đó, tạo ra một thẻ xác minh có thể được chia sẻ khi nhập cảnh. Pollak cho biết CommonPass sẽ nhanh chóng gửi thông tin của hành khách đến một máy chủ, nơi thông tin xác thực về sức khỏe được tạo ra, nhưng không bao giờ lưu trữ thông tin.
Ông nói: "Mô hình mà chúng tôi đạt được về cơ bản là dữ liệu chỉ tồn tại ở nguồn ban đầu, cụ thể là tại nơi bạn đã được tiêm chủng và sau đó trên thiết bị của bạn".
Mỗi điểm đến cần một loại hộ chiếu vaccine khác nhau?
Đây là một trong những thách thức quan trọng nhất mà các nhà phát triển đang phải đối mặt, bởi chỉ riêng tại Mỹ, đang có hàng chục cơ sở dữ liệu tiêm chủng y tế công cộng, chưa kể hàng trăm hệ thống y tế, bệnh viện. Cách hiệu quả nhất để tạo ra một hộ chiếu vaccine phổ cập là lấy các nguồn dữ liệu theo một cách thống nhất và đưa chúng vào một định dạng duy nhất trên điện thoại của mọi người.
Với mục tiêu xây dựng được một giao thức chuẩn toàn cầu và bảo đảm rằng mọi người đều có quyền truy cập vào hồ sơ kỹ thuật số về việc tiêm chủng Covid-19, chương trình Sáng kiến Chứng nhận Tiêm chủng (Vaccine Credential Initiative - VCI) đã thu hút được hơn 300 tổ chức, bao gồm Microsoft, Mayo Clinic, Cerner, Epic, Commons Project. VCI đang tạo ra mã nguồn mở cho các bệnh viện, nhà thuốc và các phòng khám quản lý, lập hồ sơ kỹ thuật số về chủng ngừa vaccine Covid-19, để cung cấp cho những người cần.
JP Pollak, đồng sáng lập của The Commons Project, cho biết VCI sẽ là một phiên bản hồ sơ sức khỏe điện tử, có thể được tải xuống và chia sẻ với ứng dụng hoặc ví sức khỏe mà bạn chọn. VCI cho biết hướng dẫn triển khai chứng nhận vaccine sẽ được phổ biến rộng rãi vào tháng 5/2021.
Một tổ chức khác cũng đang có tham vọng tạo ra một chuẩn hộ chiếu vaccine là Good Health Pass Collaborative, với mục tiêu phát hành hướng dẫn triển khai kỹ thuật vào tháng 6/2021. Brian Behlendorf, Tổng giám đốc mảng Blockchain của Linux Foundation, một tập đoàn lớn gồm các công ty công nghệ và y tế, cho biết tập đoàn đang làm việc với Good Health Pass để tạo ra các thông số kỹ thuật chung cho ứng dụng hộ chiếu vaccine.
Behlendorf nói rằng thông tin về sức khỏe nên thuộc về cá nhân chứ không phải các công ty.
Ông nói: "Nó sẽ hoạt động giống như địa chỉ email, nơi bạn có toàn quyền kiểm soát. Nếu bạn chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ, bạn vẫn sẽ có thể sử dụng nó. Nó vẫn là của bạn".
Nếu không có tiêu chuẩn chung, nước Mỹ có thể kết thúc với một loạt ứng dụng chắp vá yêu cầu người dùng đăng nhập và tạo lại mã xác minh tại mỗi điểm nhập cảnh khác nhau.
Ứng dụng hộ chiếu vaccine là bắt buộc?
Đối với những người không có điện thoại thông minh, không thể truy cập Internet hoặc đơn giản là không muốn sử dụng ứng dụng, thẻ sức khỏe sẽ vẫn tồn tại dưới dạng giấy. Một số tổ chức phát hành hộ chiếu vaccine kỹ thuật số cũng đảm bảo rằng mã QR có thể được in ra trực tiếp.
Bằng chứng tiêm chủng không phải là mới, nhưng Covid-19 đã hiện đại hóa các tiêu chuẩn giấy lỗi thời.
Thẻ tiêm chủng bằng giấy đã được các tổ chức y tế phát hành để đi du lịch và các mục đích sử dụng khác trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, các nhà phát triển cho rằng hộ chiếu kỹ thuật số sẽ giúp việc xác minh hồ sơ tiêm chủng nhanh hơn, an toàn hơn.
Jenny Wanger, Giám đốc các chương trình y tế tại Linux Foundation, đã so sánh vấn đề này với việc cho một nhân viên quán bar xem thẻ căn cước công dân. Những gì người nhân viên cần biết là bạn trên 21 tuổi và hình ảnh khuôn mặt trùng khớp, nhưng họ cũng có thể xem địa chỉ, cân nặng và các thông tin nhận dạng khác của bạn.
Với tùy chọn kỹ thuật số, Wanger cho biết mọi người sẽ có thể chọn những gì họ muốn hiển thị cho người khác, tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi nơi.
Tuy nhiên hộ chiếu vaccine kỹ thuật số cũng có thể bị làm giả. Thẻ Green Pass của Israel, một trong những thẻ công nhận tiêm chủng Covid-19 kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới, đã bị chỉ trích mạnh mẽ khi các chuyên gia an ninh mạng cho biết thẻ này có thể bị sao chép, làm giả và rao bán trên thị trường chợ đen,
Ryan Kalember, Phó chủ tịch điều hành chiến lược an ninh mạng tại Proofpoint, nói rằng mặc dù ứng dụng "hoàn toàn có thể được tạo ra một cách an toàn", sẽ luôn có một điểm yếu mà hacker có thể khai thác. Nếu không có một phương pháp tập trung để xác minh danh tính của người dùng trong thời gian thực, sẽ luôn có khả năng ai đó có thể lấy cắp thẻ sức khỏe điện tử thông qua hành vi đánh cắp danh tính hoặc các phương tiện khác.
Ông nói thêm rằng thẻ sẽ được bảo mật hơn khi chúng ở trong ví kỹ thuật số.
Hộ chiếu vaccine sẽ được chấp nhận rộng rãi?
Chưa rõ mức độ phổ biến của việc bắt buộc sở hữu hộ chiếu vaccine để nhập cảnh. Nhưng sự quan tâm ban đầu từ các chính phủ, hãng hàng không và thậm chí một số địa điểm tư nhân không có dấu hiệu giảm bớt.
Thời điểm đầu đại dịch, có rất nhiều kỳ vọng đối với công nghệ được dùng vào việc truy vết lây nhiễm và đúng là Apple, Google có tạo ra các giao thức cho hoạt động này. Nhưng nó chỉ được sử dụng ở một số khu vực.
Matt Green, một chuyên gia bảo mật và là phó giáo sư tại Viện Bảo mật Thông tin Johns Hopkins, cho biết: "Chúng ta từng gặp vấn đề lớn xung quanh việc truy vết các ca bệnh Covid-19 và tôi thực sự thích hệ thống mà chúng tôi đã xây dựng, nhưng không ai sử dụng nó. Chính vì vậy tôi hơi nghi ngờ về ý tưởng hộ chiếu vaccine điện tử".
Đó là lý do tại sao nhiều công ty công nghệ hy vọng chính phủ Mỹ tham gia và ban hành hướng dẫn về hộ chiếu vaccine điện tử. Wanger nói: "Dù thế nào đi nữa, công nghệ này vẫn đang tiếp tục phát triển. Luôn có cách làm đúng và cách làm sai, nhưng chúng tôi muốn đảm bảo rằng công nghệ này được thực hiện đúng cách", Wanger nói.
Cách chia sẻ trang web qua mã QR trên Microsoft Edge Microsoft vừa phát hành một bản cập nhật mới cho phiên bản trình duyệt Edge Canary nhằm mang đến khả năng quét mã QR để chia sẻ trang web. Microsoft Edge đã có thể chia sẻ trang web qua mã QR Theo Neowin , tính năng này được bật theo mặc định trong Canary nhưng bị ẩn dưới các cờ trên bản dựng...