Lý do người đàn ông uống một lon bia, kết quả đo nồng độ cồn bằng 0
Người đàn ông ở Đồng Nai cho biết đã uống một lon bia trước đó 1 giờ nhưng máy đo nồng độ cồn cho kết quả bằng 0,00mg/L.
Tối 11/2 (mùng 2 Tết), Cảnh sát giao thông (CSGT) Đồng Nai lập chốt kiểm tra nồng độ cồn, ma túy trên quốc lộ 1 (đoạn qua huyện Xuân Lộc, Đồng Nai). Trong khoảng 2 giờ, lực lượng CSGT đã kiểm tra hơn 100 trường hợp.
Trong đó, ông L. (ngụ xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc) thừa nhận có uống một lon bia cách đó 1 giờ. Tuy nhiên, sau 3 lần kiểm tra bằng máy đo nồng độ cồn, kết quả đo nồng độ cồn của ông L. thể hiện ở mức 0,00mg/L. Ông L. được tiếp tục lưu thông.
Theo các chuyên gia, những trường hợp như ông L. hoàn toàn có thể xảy ra.
Cơ thể một số người có khả năng đào thải hết nồng độ cồn sau một tiếng. Ảnh minh họa: RP
Thông thường, 1 đơn vị cồn tương đương 10g cồn ứng với 200ml bia (5%), 1 ly rượu vang 75ml (13,5%), 1 chén rượu mạnh 25ml (40%). Một đơn vị cồn cần ít nhất 1 tiếng phân hủy hoàn toàn, 15% qua đường hô hấp và bài tiết, còn lại đào thải tại gan.
Theo Legal Services Link, một lon bia tiêu chuẩn (330ml, nồng độ 4-5%) chứa khoảng 14g cồn. Khi đó, nồng độ cồn trong hơi thở sau khi uống khoảng 0,02mg/L. Sau hơn một giờ, chỉ số này sẽ gần bằng 0 nếu bạn không dùng thêm bất kỳ đồ ăn, thức uống có cồn nào khác. Đây cũng là ngưỡng rượu bia tối đa mỗi ngày được các cơ quan y tế khuyến nghị.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, chỉ số trên có thể khác nhau tùy thuộc vào khả năng đào thải cồn của cơ thể từng người. Một số người đào thải cồn chậm hơn do chức năng gan suy yếu, nhẹ cân, có bệnh, đang đói, uống lần đầu, ít uống… Bởi vậy, tốt nhất bạn không nên lái xe ngay sau khi uống rượu bia dù lượng nhỏ.
Vấn đề phát sinh nghiêm trọng khi bạn uống nhiều hơn một lon bia. Khi một người uống 3-4 lon, nồng độ cồn trong máu của họ sẽ đạt 0,08mg/L và mất khoảng 5 giờ để giảm xuống 0. Nếu bạn uống trước khi đi ngủ, chỉ số trên có thể vẫn còn cao vào sáng hôm sau – một rắc rối thực sự nếu bạn phải lái xe.
Máy đo nồng độ cồn có thể phát hiện nồng độ cồn trong vòng 15 phút sau khi bạn uống rượu, bia. Các yếu tố như thân nhiệt, trào ngược axit, thuốc… có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả.
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y dược TP.HCM, uống nhiều nước là biện pháp đơn giản khiến bạn cảm thấy dễ chịu sau khi uống rượu bia, nhanh đào thải cồn trong máu nhưng cách tốt nhất để giảm nồng độ cồn trong máu là uống ít rượu hơn.
Lưu ý, tuyệt đối không được pha rượu với nước tăng lực, nước ngọt hay uống bia và rượu cùng lúc vì sẽ dẫn tới hấp thu nhanh hơn, đặc biệt nước tăng lực gây tỉnh táo giả, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.
Rượu là thủ phạm gây 7 loại ung thư, khi uống rượu cần chú ý 3 điểm này
Theo nghiên cứu cho thấy, rượu làm phát triển ung thư vú, gan và các loại ung thư khác. Ngay cả việc uống rượu vừa phải cũng có nguy cơ cao.
Năm 2017, một bài báo đăng tải trên trang Guardian của Anh đưa tin nghiên cứu cho thấy rượu là thủ phạm của 7 loại ung thư. Các chuyên gia đưa ra nhiều cảnh báo có liên quan khi uống rượu.
Jenny Connor, một giáo sư tại khoa Y học Dự phòng và Xã hội tại Đại học Otago ở New Zealand cho biết, có bằng chứng thuyết phục cho thấy rượu là thủ phạm chính gây ung thư ở 7 bộ phận trên cơ thể (hoặc thậm chí nhiều bộ phận hơn).
Nghiên cứu cho thấy có những bằng chứng dịch tễ học chứng minh rượu gây 7 loại ung thư: Vòm họng, thanh quản, thực quản, gan, đại tràng, trực tràng và vú. Điều đáng nói là ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rượu còn có thể gây ung thư da, tuyến tiền liệt và tuyến tụy.
Acetaldehyde - chất gây ung thư mạnh
Trương Diễu, một chuyên gia tại Trung tâm Giáo dục Sức khỏe Thẩm Dương, Trung Quốc cho biết, mặc dù rượu vang có thể được chia thành nhiều loại khác nhau như rượu vang đỏ, bia và rượu mạnh nhưng thành phần hóa học chính của rượu là ethanol. Bản thân chất này không gây ung thư nhưng chiếm khoảng 95%.
Ethanol đi vào cơ thể sẽ được xử lý ở gan. Một phần sản phẩm của quá trình dị hóa là acetaldehyde, một chất gây ung thư. Ví dụ, trong gan, acetaldehyde có thể khiến tế bào gan phát triển với tốc độ bất thường, từ đó gây ra những thay đổi về gen và cuối cùng gây ung thư.
Nguy cơ phát triển ung thư do uống rượu phụ thuộc vào lượng rượu tiêu thụ. Một số loại rượu chất lượng thấp được ủ từ ngũ cốc bị mốc, chứa một lượng lớn độc tố aflatoxin.
Chất độc này không thể loại bỏ được trong quá trình ủ rượu. Aflatoxin là chất gây ung thư mạnh, có thể gây ung thư gan và ung thư dạ dày.
Lưu ý khi uống rượu
Nếu nhất định phải uống rượu, bạn nên chú ý 3 điểm sau:
- Cố gắng uống rượu có nồng độ cồn thấp.
- Liều lượng phải được kiểm soát. Trong một số trường hợp, người khỏe mạnh có thể uống vừa phải một ít rượu lên men (rượu, bia, rượu gạo...), người già tốt nhất không nên uống rượu chưng cất (rượu trắng), thậm chí cả rượu thương hiệu nổi tiếng.
- Uống rượu khi bụng đói có hại nhất cho cơ thể, làm tăng tình trạng hạ đường huyết, huyết áp cao, thậm chí nguy cơ tử vong. Trước khi uống rượu nên ăn thực phẩm giàu protein, vitamin như đậu, trứng, sữa, rau tươi,...
Ngoài ra, bạn cần phải nhớ rằng "1 ngụm rượu" vẫn có hại cho cơ thể, sẽ làm tăng gánh nặng rượu lên các cơ quan trong thời gian ngắn.
Uống một lon bia lúc 19h, ba tiếng sau cơ thể còn nồng độ cồn không? Theo chuyên gia, thông thường, một đơn vị cồn mất 1 tiếng để gan đào thải hết và 2 tiếng nữa để hết toàn bộ trong hơi thở. Như vậy, người uống một lon bia mất khoảng 3 tiếng để nồng độ cồn về 0%. Tôi rất thích uống 1 lon bia vào bữa ăn, nó trở thành thói quen, không có sẽ...