Lý do chúng ta rất kém trong khoản tiết kiệm tiền và 4 điều có thể làm để khắc phục
Bạn luôn cố gắng tiết kiệm tiền, nhưng số tiền tiết kiệm cuối cùng lại luôn ít hơn số bạn dự định hoặc thậm chí là chẳng tiết kiệm được đồng nào? Tại sao tiết kiệm tiền lại khó đến vậy?
Gần một phần ba người Mỹ (31%) có ít hơn 5.000 đô la (khoảng 115 triệu đồng) tiết kiệm cho hưu trí.
Gần một nửa (40%) không thể trang trải cho các trường hợp khẩn cấp 400 đô la (khoảng gần 10 triệu đồng) nếu không vay tiền hoặc bán thứ gì đó.
Hằn là bạn đã nghe những số liệu thống kê như thế này trước đây, bạn có thể đã biết con người chúng ta tiết kiệm tiền rất tệ.
Tuy nhiên, lý do tại sao? Đối với những người mới bắt đầu tiết kiệm, có vô số các yếu tố xã hội và kinh tế như lương thấp, chi phí sinh hoạt cao hơn, các khoản vay sinh viên, ….
Tuy nhiên, đâu là nguyên nhân gốc rễ thực sự khiến chúng ta không thể cứu vãn tình hình? Và làm thế nào chúng ta có thể chống lại các khuynh hướng tự nhiên của mình để cuối cùng bắt đầu đầu tư vào tương lai cho bản thân?
Không phải là bạn không thể tiết kiệm tiền, thực tế đó chỉ là khuynh hướng tự nhiên của con người mà thôi. Nhưng bạn có thể chống lại khuynh hướng đó.
Đây là những gì tâm lý học nói – và cách bạn có thể sử dụng nó để quản lý tài chính của riêng mình tốt hơn.
Tại sao chúng ta lại rất kém tiết kiệm tiền?
Theo Ted Klontz, một nhà tâm lý học tài chính và giáo sư tại Đại học Creighton, quay trở lại thời điểm chúng ta sống trong các bộ lạc, vì các bộ lạc hoạt động mang tính cộng đồng, nên việc giữ lại thứ bạn không cần khiến bạn có vẻ ích kỷ – và cuối cùng có thể khiến bạn bị đuổi ra khỏi nhà.
Tương tự, nếu bạn để dành thức ăn của mình từ ngày này sang ngày khác, bạn có thể bị ốm và chết.
Ngay cả 100 năm trước, con người cũng có tính cộng đồng hơn, với nhiều thế hệ sống cùng dưới một mái nhà. Tổ tiên của chúng ta cũng chỉ sống đến 40 tuổi, có nghĩa là họ không cần phải lo lắng về việc sống sót qua nhiều thập kỷ mà không làm việc.
Chỉ một phần nhỏ con người – từ 14% đến 17% – là những người có khả năng tự tiết kiệm tốt, nhưng rõ ràng là tại sao phần còn lại của chúng ta không làm được như vậy?
Các ngân hàng truyền thống và các công ty thẻ tín dụng đều biết rõ về các số liệu thống kê. Trên thực tế, các mô hình kinh doanh của họ phát triển mạnh nhờ những số liệu thống kê này.
Klontz cho biết đặc biệt là các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng đã tạo ra một “đáy nhân tạo”. Khi các thế hệ cũ không có tiền, họ không thể mua bất cứ thứ gì.
Nhưng ngày nay, bạn có thể đặt nó bằng thẻ tín dụng. Và khi bạn làm vậy, ngân hàng phát hành sẽ tính lãi suất cao cho bạn. Đây chính là cách kiếm tiền từ việc bạn tiêu nhiều hơn những gì bạn có.
Các tổ chức tài chính cũng tính phí cắt cổ nếu bạn mắc phải những sai lầm nhỏ ví dụ như quên thanh toán nợ khi đến kỳ.
Video đang HOT
Trước khi bắt đầu tiết kiệm, bạn nên biết rằng bộ não tiềm thức của bạn đưa ra 90% quyết định của bạn mà bạn không nhận ra. Và không giống như các ứng dụng được tự động cập nhật trên điện thoại, não bộ của chúng ta đã không “nhận được bản cập nhật lập trình trong 100.000 năm”.
Vì vậy, để vượt qua bộ não tiềm thức, bạn cần phải nói ngôn ngữ của nó. Não bộ của bạn sẽ không phản ứng với logic, phương trình hoặc biểu đồ; nó sẽ chỉ đáp lại nỗi sợ hãi và niềm vui.
Đúng vậy: bạn thực sự cần phải làm nó sợ hãi hoặc kích thích bộ não tiềm thức của mình phục tùng. Và 4 mẹo dưới đây sẽ giúp bạn.
1. Sử dụng tất cả 5 giác quan của bạn
Klontz giải thích: “Bộ não tiềm thức của bạn không nhận được các khái niệm trừu tượng. Vì vậy, nếu bạn đang tiết kiệm cho một chuyến đi đến Peru, bạn có thể phác thảo một bức tranh về Machu Picchu. Bạn có thể nghe một số loại sáo Peru hay ghé thăm một nhà hàng có món ceviche (món cocktail hải sản). Bạn có thể nói với đồng nghiệp của mình về vô số lý do khiến bạn muốn ghé thăm nơi đây.”
Klontz cho biết bạn càng có thể nhìn, chạm, nghe, ngửi và nếm mục tiêu của mình thì bạn càng có nhiều khả năng theo đuổi nó. Đó là bởi vì mỗi trải nghiệm giác quan mới sẽ nhắc nhở tiềm thức của bạn lý do tại sao bạn đang tiết kiệm tiền ngay từ đầu.
2. Làm cho bản thân bạn sợ hãi
Mặc dù việc nghỉ hưu có vẻ xa vời, nhưng bạn bắt đầu tiết kiệm càng sớm thì bạn sẽ càng sung túc.
Để thúc đẩy bản thân hành động, hãy nghĩ về điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không tiết kiệm được một xu. Hình dung tình huống xấu nhất trong ba tuần cuối cùng của cuộc đời bạn. Bạn ở đâu? Ai ở đó (và ai không)? Nó có mùi như thế nào?
Nó có lẽ sẽ chẳng đẹp gì. Và bằng cách tưởng tượng nó, bạn sẽ kích thích bộ não tiềm thức thay đổi hành vi của mình – đặc biệt nếu bạn cũng hình dung ra những quyết định đã dẫn bạn hình ảnh bạn tưởng tượng.
Hãy luôn nhớ cách bạn quản lý tài chính ngày hôm này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của bạn. .
3. Tự động hóa khoản tiết kiệm của bạn
Một cách khác để đánh lừa bộ não của bạn bằng cách chuyển khoản tiết kiệm của mình sang chế độ tự động, bạn sẽ giải phóng bộ não tiềm thức của mình về nhiệm vụ ra quyết định có nên tiết kiệm hay không.
Kathleen Burns Kingsbury, một chuyên gia tâm lý học giàu có và tác giả của cuốn sách “Breaking Money Silence” (tạm dịch: Phá vỡ sự im lặng của đồng tiền) cho biết: “Nếu bạn không nhìn thấy nó, bạn sẽ không cảm thấy nó.”
Ví dụ, nghiên cứu cho thấy rằng khi người sử dụng lao động tự động đăng ký cho người lao động của họ vào các kế hoạch nghỉ hưu và buộc nhân viên của mình phải chọn không tham gia quỹ hưu trí thì tỷ lệ đăng ký tham gia sẽ tăng đáng kể.
Điều này cũng tương tự như ở ngân hàng, những người đã đăng ký chương trình tiết kiệm tự động tiết kiệm được trung bình hơn 240% so với những người không đăng ký.
Hãy tối ưu công nghệ và chúng sẽ giúp bạn được rất nhiều.
4. Tìm một người bạn đồng hành
Cho dù bạn đang cố gắng bỏ hút thuốc, tập thể dục nhiều hơn hay tiết kiệm tiền, thì trách nhiệm giải trình là yếu tố chính trong việc thay đổi hành vi.
Kingsbury gợi ý bạn nên tìm một người cũng đang cố gắng xây dựng thói quen tài chính tốt hơn, và sau đó thách thức họ tham gia một cuộc thi tiết kiệm. Ai tiết kiệm được nhiều nhất vào cuối một khoảng thời gian nhất định sẽ là người thắng cuộc. Chiến lược này sẽ giúp cả bạn và người bạn đồng hành có trách nhiệm hơn trong việc tiết kiệm và chi tiêu.
Hãy rủ ai đó cùng bạn tiết kiệm. Hai người sẽ góp ý cho nhau về cách để có thể tiết kiệm hiệu quả hơn.
Các chuyên gia cũng nói rằng phần thưởng hiệu quả nhất là bản thân bạn: hãy tận hưởng cảm giác tiết kiệm tiền, thay vì tự thưởng cho bản thân một thứ gì đó hữu hình.
Hôm nay là ngày tốt nhất để bắt đầu tiết kiệm. Mặc dù bạn có thể đổ lỗi cho sự cố gắng tiết kiệm là do phần mềm nội bộ của mình, nhưng bạn không thể sử dụng bộ não của mình như một cái cớ mãi mãi.
Không bao giờ là quá muộn cho một khởi đầu mới, vì vậy hãy sử dụng các mẹo ở trên để vượt qua tiềm thức của bạn – và chuẩn bị cho mình để đạt được thành công về tài chính trong tương lai.
Bí quyết tiết kiệm tiền lo tương lai cho con cực dễ dàng, cha mẹ đã biết?
Làm sao để tiết kiệm tiền lo cho tương lai của con và đem đến một môi trường giáo dục chất lượng nhất? Chỉ cần cha mẹ biết cách xây dựng kế hoạch, điều này sẽ hoàn toàn đơn giản và dễ dàng.
Xây dựng kế hoạch tiết kiệm tiền từ sớm
Thực tế đã chứng minh, các cặp vợ chồng sẽ có được nhiều tiền hơn khi bắt đầu tiết kiệm tiền học cho con từ sớm, đặc biệt là khi sử dụng lãi suất kép. Với khoản tiết kiệm này hàng năm bạn sẽ hưởng một khoản lãi suất không hề nhỏ và tăng thêm giá trị theo thời gian.
Do đó, cách tốt nhất ngay từ khi có con nhỏ cha mẹ nên chi tiêu hợp lý và có khoản tiền để dành. Theo chuyên gia tài chính bạn nên lập kế hoạch chi tiêu theo tỉ lệ:
- 30% dùng để tiết kiệm (trong đó bao gồm khoản để dành tiền học cho con sau này)
- 50% phục vụ nhu cầu cần thiết
- 20% dùng cho nhu cầu khác
Tuy nhiên đây chỉ là con số tham khảo, các cặp vợ chồng có thể chọn cho mình tỷ lệ phù hợp với điều kiện tài chính kinh tế cũng như nhu cầu của gia đình làm sao cân đối cho phù hợp với nhu cầu sinh hoạt và thu nhập hàng tháng.
Ảnh minh họa.
Gia tăng khoản tiết kiệm bằng cách đầu tư thông minh
Việc đầu tư gia tăng thu nhập chính là giúp tăng tiền tiết kiệm cho con một cách hiệu quả. Đây là nguồn sinh lợi trong tương lai mà cha mẹ không phải bỏ nhiều công sức lao động cũng như đem đến sự an tâm về mặt tài chính hơn.
Tuy nhiên việc đầu tư cũng mang lại không ít rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy cha mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng kế hoạch đầu tư của mình, không nên dồn hết tiền để đầu tư vào một lĩnh vực mà nên chia nhỏ khoản tiết kiệm để đầu tư vào những kênh khác nhau. Bằng cách này, cặp vợ chồng sẽ hạn chế được rủi ro phát sinh ở mức thấp nhất.
Suy nghĩ tới việc tham gia bảo hiểm nhân thọ để đầu tư an toàn
Bảo hiểm nhân thọ được coi là hình thức tiết kiệm an toàn giúp đảm bảo tương lai sau này cho con cái. Khi tham gia bảo hiểm bạn chỉ cần bỏ ra 1 số tiền nhất định và ký kết hợp đồng có thời hạn. Lúc này, người tham gia bảo hiểm sẽ được hưởng quyền lợi về tài chính sau khi đáo hạn hợp đồng hoặc chẳng may gặp phải sự cố ngoài ý muốn...
Do đó lựa chọn sử dụng bảo hiểm nhân thọ là phương thức tiết kiệm tiền học cho con mà cha mẹ không nên bỏ lỡ. Bạn có thể tham khảo các công ty bảo hiểm uy tín hiện nay được nhiều người tin tưởng để lựa chọn.
Kiểm soát chi tiêu trong gia đình
Ảnh minh họa.
Muốn nâng số tiền tiết kiệm lên tối đa, bạn cần đánh giá lại các khoản chi hiện tại và định kỳ để tối ưu hóa. Và xem xét chúng đã hợp lý và khoa học hay chưa? Tuy thời gian ban đầu có chút khó khăn trong việc cân đối tài chính, nhưng sau đó sẽ ổn định dần và trở thành thói quen chi tiêu.
Chẳng hạn, bạn đừng chần chừ mà "xuống tay" cắt giảm những chi tiêu không cần thiết như: chi phí viễn thông, 3G khi nhà đã có wifi,...
Cẩn trọng với kế hoạch mua sắm trả góp
Gia đình nào cũng có nhu cầu tận hưởng một cuộc sống đầy đủ, tiện nghi. Tuy nhiên nếu muốn tương lai con bạn được đầy đủ hơn, các cặp vợ chồng buộc phải cân nhắc xem xét tài chính của mình trước khi quyết định mua sắm.
Để tránh "cháy túi" nên ưu tiên sắm vật dụng cần thiết trong gia đình, tránh "thích gì mua nấy". Đặc biệt hãy cẩn trọng với hình thức mua sắm trả góp bởi nó có thể khiến bạn còng lưng trả nợ trong suốt nhiều năm liền chỉ vì ham muốn sở hữu vật dụng nào đó nhất thời.
Ngoài ra, hình thức này còn có thể sẽ gây khó khăn trong việc chi tiêu sinh hoạt hàng ngày của gia đình, áp lực và gánh nặng trả lãi, nợ nần. Như vậy, kế hoạch tiết kiệm tiền học cho con sẽ bị phá sản một cách hoàn toàn.
Tích trữ vàng, tuyệt chiêu tiết kiệm tiền hiệu quả
Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ có nhiều khoản tiền phát sinh liên quan trong cuộc sống như: tiền mừng tuổi, tiền người thân cho, tiền thưởng,... Cha mẹ nên thay con quản lý số tiền này, gom chúng lại và cộng thêm khoản tiết kiệm hàng tháng. Sau đó mua vàng tiết kiệm cho con.
Duy trì kế hoạch tiết kiệm hàng tháng bằng cách mua vàng này sẽ "tích tiểu thành đại", đảm bảo khi trẻ lớn sẽ có một khoản nho nhỏ để dành cho việc học và phát triển các tài năng cá nhân (nếu có).
Học cách quản lý thói quen chi tiêu xuất sắc như người Nhật: Nghệ thuật tiết kiệm tiền khôn ngoan là trung thực với nhu cầu của bản thân Thông qua phương pháp ghi chép Kakeibo mới thấy người Nhật coi trọng từng chi tiết nhỏ, chú tâm và tận tụy để tạo ra những thay đổi tích lũy theo thời gian. Năm 2017, Sarah Harvey quyết định nghỉ việc ở một công ty xuất bản ở London và chuyển đến Nhật Bản. " Tôi thích công việc của mình và có...