Lưu ý khi bổ sung vitamin và khoáng chất cho người bị đau đầu
Đau đầu là tình trạng dễ gặp ở hầu hết mọi người, mọi lứa tuổi. Để xử trí cơn đau đầu có nhiều phương pháp.
Trong đó, việc bổ sung một số vitamin và khoáng chất cũng có thể giúp giảm cơn đau đầu hiệu quả.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, dùng một số chất bổ sung vitamin và khoáng chất có hiệu quả cao trong việc giảm đau đầu. Bao gồm:
1. Vitamin và khoáng chất giúp giảm đau đầu
1.1. Vitamin B2
Vitamin B2 (riboflavin) tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất. Vitamin B2 có thể giúp giảm căng thẳng oxy hóa liên quan đến sự phát triển của chứng đau nửa đầu. Căng thẳng oxy hóa là tình trạng mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể, dẫn đến phản ứng viêm.
Việc sử dụng vitamin B2 có thể làm giảm cơn đau nửa đầu và giảm số lần đau đầu gặp phải trong một tháng.
Có thể tìm thấy vitamin B2 trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm các sản phẩm từ sữa, hạnh nhân và ngũ cốc tăng cường.
Đau đầu là tình trạng dễ gặp ở hầu hết mọi người, mọi lứa tuổi.
1.2.Magie
Magiê giúp ngăn ngừa việc kích hoạt quá mức các thụ thể tế bào não và giảm tín hiệu gây viêm liên quan đến sự phát triển của chứng đau nửa đầu.
Một nghiên cứu trên hơn 10.000 người trưởng thành cho thấy, những phụ nữ có chế độ ăn uống chứa nhiều magie nhất có nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu thấp hơn so với những người có lượng magie ăn vào thấp nhất.
Magiê có nhiều trong thực phẩm như: Hải sản, thịt, các loại rau xanh lá đậm, đậu, vừng, lạc, các loại hạt…
1.3. Vitamin D
Vitamin D có thể đóng một vai trò trong việc chống lại chứng viêm trong não. Ngoài ra, vitamin D giúp cải thiện sự hấp thụ magiê và giảm sản xuất các chất tăng lên trong các cơn đau nửa đầu.
Uống bổ sung vitamin D còn ngăn ngừa và điều trị các cơn đau nửa đầu, đặc biệt ở những người bị thiếu vitamin D.
Có thể nhận vitamin D từ việc hấp thụ ánh nắng mặt trời và từ thực phẩm. Thực phẩm chứa nhiều vitamin D bao gồm: Cá hồi, các trích, các mòi, lòng đỏ trứng, nấm, sữa, gan bò, sữa chua…
1.4. Coenzym Q10
Coenzym Q10 (CoQ10) là một chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ chống lại stress oxy hóa liên quan đến chứng đau nửa đầu.
Coenzym Q10 cũng giúp giảm mức độ enzyme tăng lên trong các cơn đau nửa đầu và dẫn đến viêm dây thần kinh.
Video đang HOT
Coenzym Q10 thường có ở các loại cá như: Cá hồi, cá mòi, các trích, mỡ động vật…
1.5. Melatonin
Melatonin là một loại hormone được tuyến tùng trong não tiết ra vào ban đêm. Thực phẩm bổ sung này được sử dụng để thúc đẩy giấc ngủ tốt hơn. Melatonin cũng có tác dụng giảm viêm và tăng cường chức năng của các chất hóa học trong não ngăn chặn tín hiệu đau.
Melatonin thường được coi là an toàn, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá tác dụng phụ và hiệu quả có thể xảy ra, cũng như xác định liều lượng tốt nhất để giảm chứng đau nửa đầu. Nên trao đổi với bác sĩ trước khi muốn dùng melatonin để giảm đau đầu.
Có thể nhận được melatonin từ một số thực phẩm như: Anh đào, quả óc chó, chuối, cà chua, yến mạch…
1.6. Omega – 3
Axit béo omega – 3, bao gồm axit alpha-linolenic (ALA), axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA), rất cần thiết cho cơ thể và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Omega – 3 có thể làm giảm nồng độ cytokine, là những protein có vai trò gây viêm và đau. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn có chứa những chất béo này giúp giảm chứng đau nửa đầu. Những chất béo này cũng tạo ra các hợp chất làm giảm đau và có tác dụng bảo vệ chống lại stress oxy hóa.
Có thể bổ sung omega – 3 từ cá béo, dầu cá, hạt lanh, hạt chia, dầu hạt lanh, quả óc chó…
Việc bổ sung một số vitamin và khoáng chất có thể giúp giảm cơn đau đầu hiệu quả.
2. Dùng sao cho an toàn?
Trong trường hợp đặc biệt hoặc chế độ ăn không đủ để bổ sung vitamin và khoáng chất, có thể cân nhắc sử dụng chất bổ sung để giảm đau đầu.
Tuy nhiên, để dùng các chấy bổ sung an toàn và hiệu quả, cần lưu ý:
- Không tự ý dùng chất bổ sung khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào để trị đau đầu.
- Các chất bổ sung có thể gây tác dụng phụ nếu dùng quá nhiều, đồng thời tương tác với các loại thuốc khác. Do đó cần tuân thủ hướng dẫn, chỉ định về liều lượng, thời gian dùng các chất bổ sung để sử dụng cho an toàn…
- Một số chất bổ sung không phù hợp với phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người đang dùng thuốc điều trị bệnh.
- Trong thời gian dùng các chất bổ sung, nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Ngoài ra, có thể thực hiện một số mẹo sau để ngăn ngừa các cơn đau đầu:
- Cắt giảm rượu và caffeine, không bỏ bữa.
- Uống đủ nước: Nên uống 2 – 2,5 lít nước/ngày.
- Giảm căng thẳng, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mạnh.
- Theo dõi lượng thức ăn và đồ uống để tránh các tác nhân gây ra đau đầu.
5 chất bổ sung có thể gây hại hơn có lợi
Mặc dù các chất bổ sung giúp điều chỉnh sự thiếu hụt dinh dưỡng, nhưng một số chất bổ sung có thể gây rủi ro (tác dụng phụ), hại nhiều hơn là có lợi cho sức khỏe... cần lưu ý.
Tác dụng phụ của chất bổ sung bao gồm đau đầu, phản ứng dị ứng và các vấn đề về dạ dày... Độc tính có thể xảy ra do sử dụng quá mức một số vitamin và khoáng chất...
Để ngăn ngừa những tác động tiêu cực này, điều quan trọng là phải trao đổi với chuyên gia y tế hoặc dinh dưỡng trước khi bắt đầu dùng bất kỳ chất bổ sung nào.
1. Các chất bổ sung cần thận trọng
Dưới đây là 5 chất bổ sung dùng phổ biến nhưng có thể gây hại nhiều hơn là có lợi cho sức khỏe:
1.1 Thực phẩm bổ sung giảm cân
Thực phẩm bổ sung giảm cân hứa hẹn mang lại kết quả nhanh chóng và dễ dàng nhưng chúng thường đi kèm với những tác dụng phụ nguy hiểm.
Nhiều sản phẩm trong số này chứa hỗn hợp các loại thảo mộc và chất kích thích, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ví dụ, các sản phẩm có chứa cây ma hoàng từng rất phổ biến nhưng đã bị FDA Hoa Kỳ cấm, do có liên quan đến các cơn đau tim, đột quỵ và thậm chí tử vong.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y tế Công cộng Hoa Kỳ cho thấy thực phẩm bổ sung giảm cân có liên quan đến việc tăng nguy cơ tổn thương gan nghiêm trọng. Các thành phần như chiết xuất trà xanh khi dùng với số lượng lớn có thể gây độc cho gan. Một số loại thuốc giảm cân có chứa các thành phần không được liệt kê có thể gây ra những phản ứng và biến chứng không mong muốn.
Cần thận trọng khi dùng chất bổ sung giảm cân.
1.2 Chất bổ sung caffeine
Chất bổ sung caffeine thường được sử dụng để tăng cường năng lượng và nâng cao hiệu suất thể thao. Mặc dù một tách cà phê nói chung là an toàn nhưng việc bổ sung caffeine có thể dẫn đến việc tiêu thụ quá mức.
Caffeine liều cao có thể gây bồn chồn, lo lắng, tim đập nhanh và trong trường hợp nghiêm trọng là ngừng tim. Một nghiên cứu trên Tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ chỉ ra rằng, lượng caffeine cao có thể dẫn đến rung tâm nhĩ, một loại nhịp tim không đều làm tăng nguy cơ đột quỵ và suy tim.
Việc phụ thuộc quá nhiều vào chất bổ sung caffeine cũng có thể dẫn đến các triệu chứng phụ thuộc và cai thuốc, bao gồm đau đầu, mệt mỏi...
Caffeine liều cao có thể gây bồn chồn, lo lắng, tim đập nhanh và trong trường hợp nghiêm trọng là ngừng tim.
1.3 Bổ sung canxi
Canxi rất cần thiết cho xương chắc khỏe, nhưng quá nhiều canxi ở dạng bổ sung có thể gây hại. Hấp thụ quá nhiều canxi có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, việc bổ sung canxi có liên quan đến nguy cơ tích tụ mảng bám trong động mạch cao hơn, có thể dẫn đến đau tim. Liều cao canxi (hơn 800 mg đến 1.200 mg mỗi ngày) có thể dẫn đến sỏi thận.
Do đó, hầu hết mọi người nên bổ sung canxi từ nguồn thực phẩm thay vì thực phẩm bổ sung, vì cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn và ít gây ra ít rủi ro hơn cho sức khỏe.
1.4 Vitamin E
Vitamin E được biết đến với đặc tính chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại. Bổ sung vitamin E liều cao (lên tới hơn 1.000 mg/ngày) có thể gây hại nhiều hơn là có lợi.
Uống quá nhiều vitamin E có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết, chảy máu trong não. Một nghiên cứu trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho thấy, bổ sung vitamin E liều cao có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn ở nam giới. Nghiên cứu cho thấy rằng, mặc dù lượng vitamin E vừa phải từ nguồn thực phẩm là có lợi nhưng việc bổ sung với liều lượng cao lại có nhiều rủi ro.
Uống quá nhiều vitamin E có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết, chảy máu trong não.
1.5 Bổ sung beta-caroten
Beta-carotene, tiền chất của vitamin A, là chất chống oxy hóa được tìm thấy trong các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc. Mặc dù có lợi khi tiêu thụ qua thực phẩm nhưng chất bổ sung beta-carotene có thể gây ra rủi ro đáng kể, đặc biệt đối với người hút thuốc.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung beta-carotene liều cao (liều bình thường được coi là nằm trong khoảng từ 6 - 15 mg), có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở những người hút thuốc và những người tiếp xúc với amiăng. Việc bổ sung beta-carotene có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư phổi và tử vong ở người hút thuốc.
Điều này hoàn toàn trái ngược với tác dụng có lợi của beta-carotene khi được tiêu thụ ở dạng tự nhiên thông qua chế độ ăn uống.
2. Thuốc bổ sung có thực sự cần thiết?
Các chất bổ sung có thể có lợi, nhưng chúng không phải lúc nào cũng cần thiết cho tất cả mọi người. Lý tưởng nhất là một chế độ ăn uống cân bằng, giàu trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và chất béo lành mạnh... sẽ cung cấp hầu hết các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần.
Tuy nhiên, một số cá nhân có thể được hưởng lợi từ các chất bổ sung. Ví dụ, những người có những hạn chế cụ thể về ăn uống, tình trạng bệnh lý hoặc sự thiếu hụt cụ thể... có thể cần bổ sung các vitamin và khoáng chất.
Phụ nữ mang thai, người lớn tuổi và những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường cần bổ sung axit folic, vitamin D và canxi. Mặc dù các chất bổ sung có thể giúp lấp đầy khoảng trống dinh dưỡng, nhưng chúng nên bổ sung chứ không thay thế một chế độ ăn uống lành mạnh.
3. Tại sao nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào?
Tư vấn bác sĩ (chuyên gia y tế hoặc dinh dưỡng) trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào là rất quan trọng vì nhiều lý do:
- Chuyên gia y tế có thể đánh giá tình trạng sức khỏe cá nhân, bao gồm tình trạng bệnh lý hiện có hoặc loại thuốc bạn đang dùng... để xác định xem liệu chất bổ sung có an toàn và phù hợp với bạn hay không. Một số chất bổ sung có thể tương tác với thuốc hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, vì vậy hướng dẫn chuyên môn sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn.
- Chuyên gia y tế có thể đưa ra các đề xuất được cá nhân hóa dựa trên nhu cầu và mục tiêu cụ thể của bạn, đảm bảo rằng chất bổ sung phù hợp với kế hoạch sức khỏe tổng thể.
- Lời khuyên từ những người có chuyên môn sẽ giúp bạn lựa chọn các chất bổ sung có sẵn, phù hợp, hiệu quả hơn...
Uống bia không cồn có bị thổi phạt khi lái xe? Một số loại bia không cồn vẫn có nồng độ cồn lên tới 0,5%. Khi uống nhiều, bạn vẫn có nguy cơ bị thổi phạt nếu lái xe. Bia không cồn có vị tương tự bia thông thường. Tuy nhiên, một số loại không như quảng cáo, vẫn chứa một lượng cồn nhất định nhưng rất thấp. Theo luật ở một số nước,...