Lười vận động cũng là nguyên nhân gây ung thư thận
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của thận và một số yếu tố dưới đây có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thận.
Lười vận động cũng là nguyên nhân gây ung thư thận
Tuổi tác và giới tính
Nam giới và người cao tuổi được xem là đối tượng dễ mắc ung thư thận hơn cả. Dù vậy, cho đến nay các nhà khoa học chưa giải thích nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này.
Thuốc lá
Không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư thận, các chất độc trong thuốc còn là yếu tố gây ra nhiều loại ung thư khác. Ước tính, khoảng 29% trường hợp phát hiện ung thư thận ở nam giới và 15% ở nữ giới có liên quan đến khói thuốc.
Thừa cân, béo phì
Video đang HOT
Chỉ số cơ thể có liên quan mật thiết với nguy cơ ung thư thận. Thật vậy, những người có chỉ số khối cơ thể từ 25 – 30 có nguy cơ mắc ung thư thận cao hơn 22 – 38%; trong khi đó, người có chỉ số khối cơ thể cao hơn 30 có 63 – 95% khả năng chịu sự tấn công của căn bệnh.
Lười vận động
Các bài tập nhẹ nhàng có tác dụng giúp cơ thể trở nên dẻo dai, tăng cường khả năng chống lại bệnh tật. Các nhà khoa học cho biết, thường xuyên luyện tập trong thời gian dài có thể giảm tới 22% nguy cơ mắc ung thư thận so với những người lười vận động.
Người mắc sỏi thận
Người từng mắc sỏi thận dễ đối diện với căn bệnh cao hơn từ 2,5 – 3 lần so với người không mắc chứng bệnh này. Bên cạnh đó, nguy cơ ung thư thận ở phụ nữ cao hơn so với nam giới.
Tiểu đường
Việc mang trong người bệnh tiểu đường cũng là yếu tố gây bệnh cao. Cụ thể, nó có thể khiến bệnh nhân đối diện nguy cơ mắc ung thư thận cao hơn 40% so với thông thường.
Các nhà khoa học cũng khẳng định người mắc huyết áp cao có khả năng mắc ung thư thận cao hơn bình thường. Ngoài ra, các yếu tố như sở hữu hệ miễn dịch yếu, gia đình từng có người thân mắc bệnh cũng khiến nguy cơ ung thư thận tăng cao.
Theo Báo Đất Việt
Người bệnh có thể tử vong do suy thận mạn
Suy thận mạn tính là tổn thương không phục hồi của các đơn vị thận, làm chức năng thận suy giảm dần dần và vĩnh viễn theo thời gian. Theo nhiều thống kê, bệnh nhân bị suy thận mạn tính có nguy cơ tử vong cao gấp 5 lần so với người bình thường.
Ảnh minh họa
Thận có chức năng lọc máu, giúp cân bằng điện giải, cân bằng nội môi, điều hòa áp suất thẩm thấu, chuyển hóa trong cơ thể. Thận là cửa ngõ đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Khi đã bị suy thận, khả năng thanh lọc và đào thải của thận kém đi, chất độc tích tụ trong người gây rối loạn điện giải cũng như hoạt động các cơ quan tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp,... từ đó đe dọa sự sống của người bệnh.
Quá trình suy thận mạn diễn biến kéo dài, âm ỉ với những triệu chứng mơ hồ ở giai đoạn đầu như sưng phù, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần... Chính vì thế, bệnh rất khó chẩn đoán sớm nếu không thực hiện những xét nghiệm cụ thể về máu và nước tiểu. Theo PGS.TS - Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi - Nguyên Trưởng Trung tâm thận nhân tạo (bệnh viện Bạch Mai), trong số bệnh nhân suy thận, có tới trên 50% bị chẩn đoán sai, 67% phải lọc máu ngay vì nhiều biến chứng nguy hiểm.
Người bị suy thận nếu không được phát hiện sớm và điều trị bảo tồn thì chỉ một vài năm sau có thể tử vong. Thực tế đáng buồn là ở nước ta hiện nay, cứ 10 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối thì đến 9 người tử vong vì không đáp ứng với phương pháp lọc máu hoặc không được lọc máu. Nguyên nhân là do số lượng bệnh nhân quá lớn, nhưng chúng ta chưa đủ điều kiện kinh tế, kỹ thuật và nhân lực để có thể tiến hành lọc máu cho tất cả bệnh nhân. Trong khi đó, nếu được phát hiện và điều trị bảo tồn từ giai đoạn đầu thì có thể kéo dài thời gian bệnh nhân không cần chạy thận tới vài chục năm. Các biện pháp điều trị bảo tồn được áp dụng bao gồm: chế độ ăn uống, sử dụng thuốc giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, điều trị các bệnh nguy cơ khiến suy thận nặng thêm như: đái tháo đường, tăng huyết áp, các bệnh thận bẩm sinh... Do đó, phát hiện sớm suy thận có ý nghĩa lớn trong việc phòng ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.
Ảnh minh họa
Để làm chậm tiến triển và giảm nguy cơ tử vong do suy thận, người bệnh cần có chế độ ăn hạn chế đạm, ít muối, ngăn chặn hoặc kiểm soát các bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp... Đồng thời, hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên để giúp bảo tồn chức năng thận, giảm nhu cầu chạy thận, hiệu quả bền vững, tiết kiệm chi phí, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, tiêu biểu trong số đó là thực phẩm chức năng Ích Thận Vương. Sản phẩm có thành phần chính là cây dành dành chứa hoạt tính sinh học cao, kết hợp với các dược liệu quý khác như: đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, râu mèo, mã đề, linh chi đỏ,... nên giúp thận tăng khả năng đào thải chất độc ứ đọng ra ngoài cơ thể, hỗ trợ kiểm soát nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng của suy thận, làm chậm tiến trình suy thận, từ đó giảm nguy cơ tử vong do suy thận mạn.
Năm 2014, Ích Thận Vương đã vinh dự nhận danh hiệu "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng" do Hiệp hội Thực phẩm chức năngtrao tặng và giải thưởng "Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em" do người tiêu dùng bình chọn.
Bên cạnh duy trì sử dụng Ích Thận Vương, những trường hợp như: người cao tuổi, tiền sử gia đình bị bệnh thận mạn tính, béo phì, bị bệnh lý cầu thận, tăng huyết áp, đái tháo đường... cần thường xuyên kiểm tra đánh giá chức năng thận để phát hiện sớm nguy cơ bị suy thận và điều trị kịp thời.
Những điều cần biết cho bệnh nhân suy thận:
1. Thức ăn nên hạn chế: Muối (ăn nhạt nếu có phù, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 2 thìa nhỏ nước mắm); đạm (hạn chế ăn đạm thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng, tránh ăn nội tạng động vật); đồ nướng, rán, thực phẩm giàu kali (cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, lạc, hạt điều, hạt dẻ, socola); thực phẩm giàu phốt-pho (pho-mat, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, đậu đỗ...).
2. Thức ăn được khuyến khích: Chất bột (khoai lang, khoai sọ, sắn, miến dong); chất đường (đường, mía, mật ong, hoa quả ngọt); chất béo (có thể ăn khoảng 30-40g/ngày, ưu tiên chất béo thực vật); bổ sung canxi (sữa); bổ sung vitamin (nhóm B, C, acid folic...).
3. Nước uống: Lượng nước uống hàng ngày nên sử dụng = 500ml lượng nước tiểu hàng ngày (tổng nước uống nước canh trong bữa ăn...); hạn chế đồ uống có ga, cồn (bia, rượu...).
Bệnh nhân suy thận mạn nên kết hợp sử dụng Ích Thận Vương hàng ngày để dự phòng và làm chậm tiến triển suy thận, giảm nhu cầu lọc máu, chạy thận
Theo tiền phong
Béo phì dễ mắc 10 bệnh ung thư phổ biến Theo công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa The Lancet của Anh, người bị béo phì và thừa cân có nguy cơ cao mắc 10 bệnh ung thư phổ biến. Đây là kết luận của các nhà khoa học thuộc Trường Y học nhiệt đới và vệ sinh dịch tễ London (Anh) sau khi thu nhập dữ liệu của 5...