Luộc rau củ muốn xanh mướt, không bị thâm vàng cứ thả thêm gia vị này vào, món ăn hấp dẫn
Luộc rau tưởng như một công việc vô cùng đơn giản nhưng nếu không làm đúng, món ăn của bạn sẽ dễ bị ngả màu, kém hấp dẫn.
Chú ý nhiệt độ khi luộc
Khi luộc rau nên để nước thật sôi rồi mới bỏ rau vào. Bởi vì, nếu bỏ rau quá sớm thì đến khi chín rau sẽ bị chuyển màu. Bên cạnh đó, lưu ý không luộc rau quá kỹ. Điều này giúp cho món rau luộc giữ được màu xanh và không mất đi chất dinh dưỡng.
Thêm chanh hoặc giấm
Việc cho thêm vài giọt chanh hoặc giấm vào nước luộc giúp cho rau củ giữ được màu và không mất đi hương vị vốn có. Cách này áp dụng tốt cho cà rốt, rau muống, súp lơ…sẽ làm tăng hương vị cho món ăn.
Bảo quản rau bằng nước đá
Rau luộc xong chưa dùng ngay muốn bảo quản tốt nên ngâm qua nước lạnh để món rau luộc luôn được tươi và giữ nguyên màu. Việc này giúp món rau vẫn giữ được độ xanh và giòn.
Cho một ít dầu ăn vào nước luộc rau
Đây là cách giúp luộc rau xanh và bóng hơn. Bên cạnh đó, dầu ăn còn giúp cho rau xanh lâu hơn, không bị đổi màu khi luộc. Lưu ý, khi luộc xong bạn nên vớt bỏ váng dầu, vì điều này có thể ảnh hưởng đến hương vị của món rau.
Video đang HOT
Bỏ muối vào nước luộc
Khi nước sôi cho thêm muối để rau luôn giữ được màu xanh. Với khoảng 1 lít nước chỉ nên cho 1 thìa muối, tránh làm cho nước luộc quá mặn. Bên cạnh đó, việc luộc nhanh cũng giúp rau không mất đi chất dinh dưỡng.
Cách chọn rau củ ngon
Chọn rau củ tươi dựa vào hình dáng bên ngoài: Rau quả tươi thường còn lành lặn, nguyên vẹn, không bị trầy xước hay nát, phần cuống không bị thâm nhũn. Các loại rau, củ quả phải gọt vỏ như bí, bầu, mướp… thường an toàn hơn các loại rau ăn lá.
Rau bị phun thuốc kích thích thường có lá xanh tốt bất thường, cọng rất non, to mập, những bó rau đó chỉ cần để từ sáng đến chiều là có thể bị nẫu, héo rũ.
Nên tránh những quả có vẻ ngoài phổng phao, mập mạp vì có thể đã bị tiêm thuốc kích thích tăng trưởng. Đồng thời, không nên chọn những trái hoặc củ quá lớn, da căng và có vết nứt dọc theo thân. Chỉ nên chọn những trái có kích thước vừa phải hoặc hơi nhỏ.
Dựa vào màu sắc để chọn rau củ quả tươi: Rau củ và quả tươi có màu sắc tự nhiên, không bị héo úa. Không có bất kì màu sắc bất thường nào. Bạn nên chú ý các loại củ quả màu xanh hoặc có màu sắc khá thất thường.
Với rau ăn lá: không nên chọn những loại rau có màu xanh quá đậm, quá mướt, lá bóng mà nên chọn rau có màu xanh nhạt, cây rau nhìn bình thường.
Dùng tay sờ nắm để cảm nhận rau củ quả tươi: Lấy tay cầm và sờ vào rau củ quả, nếu có cảm giác nặng tay, giòn chắc thì đó chính là thực phẩm tươi sạch.
Những món gà ngon cho bữa cơm nhà
Những món ăn từ gà chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong mâm cỗ của người Việt. Và cũng chính nó có thể biến hóa khiến mâm cỗ ấy trở nên sang trọng, hay khiến bữa cơm bình dị hàng ngày thành hấp dẫn.
Món ăn không thể thiếu
Dạo khủng hoảng dịch cúm A, việc ăn uống, buôn bán gia cầm gần như bị hạn chế. Nhà nào có cỗ thời điểm đó cũng khá lao đao vì phải nghĩ cách thay gà bằng các món khác. Khi đó, gà luộc - món ăn danh bất hư truyền - được thay bằng đủ các loại hải sản, tôm hùm, cua, ghẹ mực... Tuy nhiên, "cái bóng" của nó quá lớn, gần như không thể lấp đầy. Sự trống vắng đó sau còn được các danh hài Tự Long, Xuân Bắc vui vẻ đưa lên cả "Gặp nhau cuối năm": "Cỗ ngon phải có thịt gà/ Đàn ông phải có đàn bà mới vui".
Gà luộc là món ăn phải kể đến đầu tiên. Nhà có khách đột xuất là phải mua con gà về đãi. Con cái ở xa về thăm quê, bố mẹ ra vườn bắt con gà vào thịt. Không nghĩ ra ăn gì, ra chợ xách con gà về luộc, nấu miến là xong. Đó là một món ăn mà nói đơn giản thì cũng rất giản đơn, nhưng phức tạp thì cũng siêu kỹ, siêu... lằng nhằng. Cắt tiết gà thì buộc phải có một nồi nước sôi sẵn bên cạnh để làm lông. Lông gà dễ xử lý hơn lông vịt, lông ngan. Sau đó ai biết mổ moi thì mổ moi, không thì mổ phanh.
Công đoạn làm gà nói chung không dành cho người lóng ngóng. Nếu biết việc thì vèo cái là xong, nếu vụng về mà tãi ra thì nửa ngày vẫn còn... ngổn ngang lắm. Bây giờ tiện, ra chợ mọi thứ dịch vụ từ cắt tiết, vặt lông, mổ theo ý người mua, cho đến làm sạch lòng mề cũng sẵn. Đã thế, nếu thuê thì con gà còn được sát muối hẳn hoi, về chỉ việc nấu. Ở thành phố không có chỗ nuôi nhốt, cho nên "thảm họa" nhất là họ hàng ở quê lên chơi xách cho con gà. Nhốt ngoài ban công cũng không được mà nhốt vào nhà tắm cũng không xong. Thành ra, thịt được thì thịt luôn, còn không lại mang ra chợ thuê mổ rồi về cất tủ lạnh.
Luộc gà tưởng dễ, tức là cứ thế mà đổ nước đun tới khi gà chín thì thôi chứ gì? Không! Chắc chắn là không! Các bà mẹ chồng xưa thường "soi" kỹ con dâu tương lai qua cách luộc gà. Gà luộc chín nhưng da phải còn nguyên và có màu vàng óng. Cho nên luộc chỉ cần hơi to lửa thì da nát, mà nhỏ lửa thì thịt vẫn còn đỏ bên trong. Cho nên, tiếng lành đồn xa, ở Hà Nội có dăm hàng gà luộc "ngon không tả nổi". Ngoài việc chọn gà đồi chính gốc thì những chủ hàng này có bí quyết luộc gà giòn da danh bất hư truyền. Thế mới nói, nghề nào cũng có Trạng nguyên là vì thế.
Gà luộc thì chấm muối chanh là hợp, nhưng nhiều người lại thích nghiền miếng tiết luộc rồi bỏ thêm vào. Thịt gà luộc nếu không dùng thức chấm đó thì cũng có thể chấm nước mắm hạt tiêu. Nước luộc gà, thêm chút hành hoa là có thể thành món canh. Lòng gà đem xào giá đỗ, bữa cơm chỉ cần thế là đã được điểm 8-9 rồi. Mà nếu không ăn cơm thì ăn miến. Miến gà nấu ngoài hàng thì có vẻ phức tạp vì thêm cái nọ cái kia, nhưng nấu ở nhà đơn giản. Gà luộc chặt miếng bày lên đĩa hoặc lọc bỏ xương. Lòng gà làm sạch, thái nhỏ, xào lên với nấm hương, mọc nhĩ. Nước luộc gà sẵn có, thả miến đã ngâm mềm trước đó vào. Cẩn thận thì chia ra từng bát, thêm lòng gà, rắc hành hoa và chan nước dùng. Nhà nào xuề xòa thì khi nồi nước dùng sôi lăn tăn cứ thả lòng gà vừa xào, thả miến rồi thêm hành hoa, mùi tàu thái nhỏ là đã có nồi miến ngon.
Sự sáng tạo của ẩm thực
Nếu không thích gà luộc thì còn món gì? Gà rang gừng là món quen thuộc của người miền Bắc. Thịt gà chặt nhỏ, ướp mắm, muối, hạt tiêu, cho lên bếp đảo săn. Muốn thịt mềm thì cho thêm chút nước đun liu riu, đập thêm một miếng gừng bỏ vào là thơm lắm. Cũng có nhà, ngoài gừng thì còn cho thêm cả hành khô cũng làm cho món ăn dậy mùi hơn. Ký ức của thế hệ 7x, 8x ở Hà Nội liên quan rất mật thiết với món gà rang. Hồi đó, nhiều nhà nuôi gà. Hễ cứ thấy chú gà lim dim gật gù là cả nhà thống nhất "bị rù rồi" và lôi ra để thịt. Việc đưa ra "chẩn đoán lâm sàng" này cần phải nhanh, quyết đoán, nếu không gà rù sẽ thành... gà toi.
Những con gà rù thường ít khi luộc vì nếu luộc đương nhiên sẽ không ngon. Chỉ có rang nghệ, hoặc cả nghệ cả gừng, nó vừa thơm vừa át đi cái mùi gà rù. Nói chung, gà rù khi lên mâm vẫn vàng ươm, thơm phức. Bọn trẻ con hồi đó thường xuyên ước ao: "Giá mà lũ gà rù béng đi mấy con để thịt thì hay biết mấy". Bây giờ, cuộc sống đầy đủ hơn, thấy gà rù thì sợ, cẩn thận không lại H5N1, H1N1 không biết chừng. Hôm qua, có cô bạn người gốc Bắc nhưng sống ở trong Nam tự dưng bốc máy hỏi cách làm món gà rang thế nào? Sau khi nghe hướng dẫn rất kỹ công thức thì cô hỏi tiếp: "Có cần cho thêm tỏi không?". Ô hay! Gà rang gừng thì đời nào có tỏi? Nhưng không, hình như đó lại là cách chế biến quen thuộc của người trong đó. Mỗi vùng miền có một cách chế biến riêng, phù hợp khẩu vị của họ. Gà rang sả cũng là một ví dụ.
Thịt gà nếu không thích rang thì còn có thể làm gì? Món này hơi phức tạp chút xíu, và để nấu được cần phải bỏ ra tương đối công sức và thời gian. Ấy là gà hầm bí đỏ. Nguyên liệu đương nhiên là gà, gà đồi thì càng chuẩn bởi gà công nghiệp thường thịt mềm, nấu bí đỏ không hợp.
Gà chặt miếng vừa ăn, ướp mắm, muối, mì chính, hạt tiêu cùng sả đập dập. Nếu muốn món ăn đẹp, bắt mắt thì cần một quả bí ngô to, cắt bỏ cuống rồi khoét rỗng bên trong, thả thịt gà vào trong lòng quả bí rồi đậy lại, cho vào chõ hấp cách thủy (để làm được món này, nhà phải có chõ thật to, vì quả bí ngô vốn đã to rồi). Cứ thế hấp cả tiếng đồng hồ thì bí chín, gà bên trong cũng chín, tự thịt gà tiết ra nước mà không cần cho thêm làm gì. Món này ăn cực bổ, phù hợp nhà có trẻ con và người cần bồi bổ sức khỏe. Nếu không có chõ to, thì cứ thế mà hầm gà, khi gần nhừ thì cho thêm bí ngô. Và phải nhớ, bí cho sau cùng, nếu không thì nát bét.
Sau gà hầm là gà sốt chua ngọt, món này trẻ con rất thích ăn. Gà chặt miếng, ướp, rán cho vàng đều. Chuẩn bị một hỗn hợp gồm tỏi và hành tím đập dập băm nhỏ, dấm, đường, nước mắm, nếu ăn được cay thì thêm ớt. Khi gà vàng đều các mặt thì đổ hỗn hợp trên vào đun liu riu, đến khi nước sốt keo lại là món ăn đã xong. Món này ăn với cơm rất hợp khi trời lạnh. Ngoài ra còn vô vàn những cách chế biến đơn giản khác trong gia đình. Ví dụ như lười chẳng muốn nấu cơm thì mua con gà về, thả vào nồi hầm cùng nhúm gạo. Cứ đun cho mọi thứ thật nhừ lên là có nồi cháo ngon.
Phức tạp hơn thì làm gà rang muối. Phức tạp nữa thì gà tần hạt sen, ngải cứu, ý dĩ, sâm nam, kỳ tử. Rồi thì gà nướng mắc khén, gà nướng sả, gà quay lu, gà ủ muối... Mấy năm nay rộ mốt ăn chân gà, từ chân gà nướng cho tới chân gà dầm cóc, xoài, sả. Chán nữa thì chuyển sang chân gà rút xương hoặc nộm chân gà. Nói chung, người ta phong gà là món ăn quốc dân cũng chẳng ngoa.
Khoai sọ và các cách chế biến cho bữa cơm ngon Dạo gần đây, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, giới trẻ hay đua nhau nói về các món ăn thời ông bà, cha mẹ. Thi thoảng thấy ảnh một bát khoai sọ luộc rồi đố "ai biết củ này là củ gì thì chắc cũng già rồi". Khoai sọ luộc chấm đường hoặc chấm muối vừng là món ăn vặt mà chỉ...