Lúng túng dạy môn tích hợp

Theo dõi VGT trên

2 môn học tích hợp trong chương trình lớp 6 năm học 2021-2022 gồm: Lịch sử – Địa lý (tích hợp từ 2 môn Lịch sử và Địa lý) và môn Khoa học tự nhiên (tích hợp từ 3 môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học).

Chương trình được xây dựng theo hướng mở, giúp giảm tải một lượng kiến thức bị trùng lặp ở từng môn đơn lẻ nên sẽ có lợi cho học sinh nhưng lại là thách thức không nhỏ đối với giáo viên.

Lúng túng dạy môn tích hợp - Hình 1

Ảnh minh họa

Một môn học 3 giáo viên dạy, 3 vở ghi

Chị Nguyễn Ngọc Khuê (quận Thanh Xuân, Hà Nội) có con đang học lớp 6 cho biết: Trong tháng đầu tiên con học trực tuyến, chị luôn dành thời gian theo dõi vì lo môi trường mới, môn học mới sẽ khiến con bỡ ngỡ. Đặc biệt là môn học tích hợp lần đầu tiên được giảng dạy trong chương trình liệu có gây quá tải cho học sinh? Nhưng bất ngờ là không có gì thay đổi so với con gái lớn của chị Khuê đã học trước đó khi năm nay, vẫn 3 thầy cô giáo đó dạy, vẫn ghi vào 3 quyển vở khác nhau.

Trên thực tế, một giáo viên dạy môn Vật lý tại một trường THCS ở Hải Dương cho biết hiện trường cô vẫn đang phân công cho 3 giáo viên khác nhau đảm nhận môn Khoa học tự nhiên lớp 6. Đến bài học thuộc phần kiến thức của phân môn nào thì người đó dạy. Các chuyên đề tích hợp thì nhóm/tổ giáo viên vẫn đang bàn bạc với nhau để cùng thiết kế, thống nhất bài giảng. Theo đó, chủ đề nghiêng về môn nào thì do giáo viên môn đó dạy, các giáo viên khác hỗ trợ. Sau đó, các giáo viên sẽ vừa dạy vừa rút kinh nghiệm từ thực tiễn để đề xuất nhà trường tìm ra phương pháp dạy môn tích hợp hiệu quả nhất.

Giải pháp nhiều giáo viên dạy môn tích hợp hiện đang là lựa chọn của phần đông các trường và cũng là cách sắp xếp hợp lý trong hoàn cảnh hiện tại, khi các giáo viên dạy đơn môn chưa kịp học thêm hay bồi dưỡng thêm về dạy tích hợp.

Đánh giá học sinh thế nào?

Một vấn đề lớn đặt ra là với việc kiểm tra định kỳ với học sinh sẽ tiến hành ra sao? Theo quy định, ở các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý sẽ chỉ có duy nhất 1 bài kiểm tra giữa kỳ, 1 bài kiểm tra cuối kỳ do 2, 3 giáo viên phân môn cùng ra đề, cùng chấm điểm. Vậy giáo viên nào sẽ vào điểm phần mềm, sổ cá nhân, học bạ, ai sẽ là người nhận xét học sinh…?

Nhìn lại bài thi tốt nghiệp môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội của kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng có 3 điểm thành phần riêng dù thi chung một buổi. Sau đó, các thí sinh chọn điểm thành phần theo khối thi mình xác định đăng ký xét tuyển vào đại học thay vì lấy điểm trung bình của cả 3 bài thi để xét tuyển…

Video đang HOT

Từ thực tế này để thấy khi dạy 2, 3 phân môn đồng thời, nhưng chỉ có một điểm tổng hợp, do một người nhận xét thì có những bất hợp lý, gây lúng túng cho giáo viên khi triển khai trong thực tế. Bởi khi nhận xét, giáo viên Vật lý không thể nhận xét học sinh “phân môn” Hóa học, Sinh học…

Trường học lúng túng khi bắt đầu dạy môn tích hợp

Các địa phương trên cả nước đang dần chính thức bước vào năm học mới. Tuy nhiên, việc dạy các môn tích hợp như thế nào vẫn khiến cả giáo viên lẫn lãnh đạo nhà trường lúng túng.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của năm học 2021-2022 là tiếp tục triển khai chương trình và SGK mới ở lớp 2 và lớp 6, trong đó ở lớp 6 xuất hiện một số môn học mới là môn tích hợp Lịch sử và Địa lý; Khoa học tự nhiên (Vật lý - Hóa học - Sinh học).

Giáo viên bối rối

Thầy Nguyễn Văn Lực là giáo viên dạy Lịch sử và Giáo dục công dân ở Trường THCS Diên Khánh (Khánh Hòa). Năm nay, thầy Lực được phân công dạy Lịch sử lớp 6.

Thầy giáo này cho biết đang soạn giáo án chuẩn bị cho năm học mới sẽ bắt đầu từ ngày 13/9. Mặc dù Lịch sử được thiết kế nằm trong môn tích hợp Lịch sử và Địa lý, tuy nhiên vì trường của thầy đủ giáo viên nên mỗi giáo viên sẽ phụ trách một phân môn riêng.

Chưa được tham gia một lớp bồi dưỡng nào về dạy theo chương trình mới, thầy Lực nói khá lo lắng trước những tiết học có nội dung của cả hai môn học Lịch sử và Địa lý.

Trường học lúng túng khi bắt đầu dạy môn tích hợp - Hình 1

Năm học này, chương trình và SGK mới được triển khai ở lớp 6. Ảnh: Thanh Tùng

"Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, với môn Lịch sử và Địa lý, mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng, trong đó nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau. Nội dung Lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Địa lý và nội dung Địa lý tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Lịch sử.

Như vậy có thể hiểu giáo viên môn nào vẫn phụ trách phần của môn đó.

Tuy nhiên, nhiều nội dung môn Lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Địa lý và ngược lại nên giáo viên phải có kiến thức cả về Lịch sử và Địa lý mới chuyển tải tốt nội dung tích hợp này. Nhưng có bao nhiêu thầy cô có cả kiến thức chuyên môn về cả 2 môn?

Đây chính là băn khoăn của giáo viên chúng tôi. Hiện nay hầu hết giáo viên được đào tạo để dạy đơn môn mà nay phải dạy môn tích hợp nên các thầy cô chưa được tập huấn sẽ có khó khăn nhất định" - thầy giáo này chia sẻ.

Một giáo viên dạy Sinh học ở TP.HCM cho biết trường của mình vẫn bố trí nhiều giáo viên để dạy môn Khoa học tự nhiên ở lớp 6. Giáo viên này nhìn nhận đây là sự sắp xếp hợp lý trong hoàn cảnh hiện tại, khi các giáo viên dạy đơn môn chưa kịp học thêm hay bồi dưỡng thêm về dạy tích hợp.

"Bây giờ nếu bảo tôi dạy cả những nội dung về Vật lý hay Hóa học thì vẫn có thể được nhưng thú thật là sẽ chỉ qua loa thôi, không thể vững vàng như các thầy cô được đào tạo về các môn học này. Điều này sẽ thiệt thòi cho học sinh. Có thể năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên chưa thể dạy tích hợp như mục tiêu của Bộ GD-ĐT đề ra, nhưng tới đây nếu Bộ không có giải pháp cụ thể hơn về giáo viên thì tôi cho rằng môn Khoa học tự nhiên sẽ vẫn chỉ như phép cộng của 3 môn Lý - Hóa - Sinh, mà lại còn rối rắm hơn cách dạy học trước đây".

Hiệu trưởng loay hoay tìm giải pháp

Hiệu trưởng một trường THCS ở Nghệ An cho hay bản thân lúng túng trong việc phân công giáo viên dạy tích hợp. Theo vị này, nếu muốn giáo viên dạy theo mạch kiến thức của chương trình, hết chủ đề này rồi đến chủ đề khác thì không thể đủ giáo viên dạy cho các lớp.

"Hiện nay, trường đang gặp phải cảnh thiếu giáo viên nên việc bố trí càng bị động, do đó, việc triển khai 2 môn tích hợp ở lớp 6 là Khoa học tự nhiên và Lịch sử và Địa lý rất khó khăn".

Để đảm bảo chất lượng, trường đang bố trí 3 giáo viên dạy một môn Khoa học Tự nhiên.

Còn môn Lịch sử và Địa lý, do quá thiếu giáo viên Lịch sử nên trường này bố trí giáo viên môn Địa lý dạy luôn.

Một khó khăn nữa là khi bố trí các chủ đề, dẫn tới các hiện tượng không khớp theo mạch tiến độ logic của chương trình. Ví dụ, môn Sinh học 2 tiết, một Hóa học 1 tiết, môn Vật lý 1 tiết, có thể khiến khi học một chủ đề thì ở một môn nào đó kiến thức của học sinh chưa tới.

Theo vị hiệu trưởng này, sắp xếp thời khóa biểu là cả một bài toán khó ở trường. Nếu thực hiện theo yêu cầu dạy đúng tuần tự, việc xếp thời khóa biểu là vô cùng gian nan. Bởi phải căn cứ vào số lượng giáo viên bộ môn theo khối lớp, hoàn cảnh, điều kiện của từng giáo viên.

"Ngoài ra phải phân công sao cho nhịp nhàng giữa các bộ môn tích hợp. Nếu bố trí theo mạch của một lớp thì lấy đâu ra giáo viên để dạy các lớp khác", thầy này nói.

Song, bố trí dạy học là một chuyện, khâu khó khăn và lúng túng nhất là việc kiểm tra và đánh giá học sinh.

"Khi kiểm tra định kỳ buộc phải làm đề chung, như vậy để xây dựng 1 đề thì phải 3 giáo viên cùng làm, rồi 3 giáo viên cùng chấm. Rồi bố trí phân công cho giáo viên nào vào điểm, đánh giá. Rồi với một môn mà 3 giáo viên dạy thì cả 3 cùng chịu trách nhiệm, nhưng ai chịu trách nhiệm lời phê và ký trong học bạ; đó cũng là cả một vấn đề", vị này nêu vấn đề.

Nói về chất lượng thực chất dạy học tích hợp, vị này chia sẻ: "Không hiểu tích hợp để làm gì khi thực chất sách giáo khoa vẫn chia các phân môn độc lập với các mạch kiến thức riêng. Như môn Toán có Hình học và Đại số thì giờ môn Khoa học tự nhiên cũng tương tự như vậy, gồm các phân môn Hóa học, Sinh học, Vật lý. Có thể hình dung trước đây in 3 sách thì giờ in gộp vào 1 sách".

Hiệu trưởng một trường THCS ở ngoại thành Hà Nội cũng đồng tình với những nhận định này.

"Thực tế, hiện nay chưa đảm bảo đúng được tinh thần tích hợp, dạy học theo kiểu cuốn chiếu, bởi trường vẫn bố trí nhiều giáo viên dạy một môn Khoa học tự nhiên. Giáo viên chưa kịp học các bằng cấp, chứng chỉ nghiệp vụ cần có để dạy tích hợp" - hiệu trưởng này nói.

Với số giáo viên đang có ở Học kỳ I (tính cả số nghỉ sinh...), trường này đang chia mỗi tuần 2 tiết với giáo viên Sinh, 1 tiết do giáo viên Hóa học và 1 tiết do giáo viên Vật lý đứng giờ Khoa học tự nhiên.

Ở môn Lịch sử và Địa lý, trường khá may mắn khi 1 giáo viên có cả 2 bằng chuyên môn về Lịch sử và Địa lý.

"Ở học kỳ I, 1 giáo viên có 2 bằng nhận 3 lớp. 3 lớp còn lại thì đang phải chia thời khóa biểu mỗi tuần 2 tiết do giáo viên dạy Lịch sử trước đây dạy, 1 tiết giáo viên dạy Địa lý trước đây đứng lớp. Sau đó 9 tuần, tức nửa học kỳ thì sẽ đổi lại, 2 Địa lý, 1 Lịch sử để đảm bảo chương trình".

Khi kiểm tra giữa kỳ, đề thi sẽ được xây dựng theo tỷ lệ số tiết học của các phân môn đã được dạy. "Sau đó các giáo viên sẽ phải ngồi thêm với nhau để họp đánh giá chung cho môn chung là Khoa học tự nhiên hoặc Lịch sử và Địa lý. Rồi còn phân công người vào điểm, nhận xét học bạ, bởi về quy định chỉ được phép 1 người dạy môn học chứ không thể ghi 2 giáo viên - đây chỉ là cách chữa cháy".

Vị này cho hay, qua trao đổi, nhiều đồng nghiệp của bà cũng đang gặp tình trạng tương tự.

Chỉ khi có giáo viên có đủ năng lực, trình độ, tính pháp lý đứng lớp thì mọi việc mới hết rối rắm. Tuy nhiên, đây là câu chuyện đào tạo lâu dài.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nữ giáo viên đang dạy bị 2 người đàn ông kéo ra giữa sân trường xé áo làm nhụcNữ giáo viên đang dạy bị 2 người đàn ông kéo ra giữa sân trường xé áo làm nhục
10:18:45 24/12/2024
Nữ sinh trượt đại học, đi làm công nhân suốt 16 năm, năm 2020 lên mạng tình cờ tra ra sự thật chấn động, khiến 46 người bị bắt giam!Nữ sinh trượt đại học, đi làm công nhân suốt 16 năm, năm 2020 lên mạng tình cờ tra ra sự thật chấn động, khiến 46 người bị bắt giam!
06:29:29 24/12/2024
Bắt tạm giam Tổng Giám đốc và 4 cựu lãnh đạo Công ty CP Du lịch Giang Điền ở Đồng NaiBắt tạm giam Tổng Giám đốc và 4 cựu lãnh đạo Công ty CP Du lịch Giang Điền ở Đồng Nai
09:27:59 24/12/2024
1 đôi Vbiz bị camera ghi lại cảnh bí mật hẹn hò, phản ứng khi bị phát hiện trở thành tâm điểm1 đôi Vbiz bị camera ghi lại cảnh bí mật hẹn hò, phản ứng khi bị phát hiện trở thành tâm điểm
09:09:44 24/12/2024
Vụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Phút ám ảnh nhấc xe cứu nạn nhânVụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Phút ám ảnh nhấc xe cứu nạn nhân
07:58:01 24/12/2024
Sao nữ Vbiz bị camera bắt cảnh vật lộn với côn đồ ngay giữa phố, biết lý do mới bất ngờSao nữ Vbiz bị camera bắt cảnh vật lộn với côn đồ ngay giữa phố, biết lý do mới bất ngờ
09:07:04 24/12/2024
Căng: Trang Pháp bị producer tố đánh cắp chất xám, yêu cầu gỡ ngay MV mớiCăng: Trang Pháp bị producer tố đánh cắp chất xám, yêu cầu gỡ ngay MV mới
06:30:54 24/12/2024
Nam ca sĩ được NSƯT Tân Nhàn 'cho mượn nhà để ở và ôn thi' là ai?Nam ca sĩ được NSƯT Tân Nhàn 'cho mượn nhà để ở và ôn thi' là ai?
06:00:32 24/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thổ Nhĩ Kỳ thay thế Iran trở thành nước có ảnh hưởng lớn nhất ở Syria

Thổ Nhĩ Kỳ thay thế Iran trở thành nước có ảnh hưởng lớn nhất ở Syria

Thế giới

12:51:18 24/12/2024
Với việc các phe phái đối lập, bao gồm những nhóm được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, chiếm ưu thế trên chính trường, Ankara đã nổi lên như thế lực nước ngoài hàng đầu ở Syria, làm suy giảm đáng kể vị thế của Iran.
"Hết hồn" sống mũi dài và gương mặt biến dạng thẩm mỹ của mỹ nhân Gia Đình Là Số 1 trên thảm đỏ lễ trao giải

"Hết hồn" sống mũi dài và gương mặt biến dạng thẩm mỹ của mỹ nhân Gia Đình Là Số 1 trên thảm đỏ lễ trao giải

Sao châu á

12:47:40 24/12/2024
Màn tái xuất của nữ diễn viên này trên thảm đỏ Korea Best Brand Awards 2024 thu hút được nhiều sự chú ý, nhưng không phải theo hướng tích cực.
Một hoa hậu Việt nổi tiếng lấy chồng người Trung Quốc: "Tôi làm 2, 3 công việc, thức tới 2, 3 giờ sáng"

Một hoa hậu Việt nổi tiếng lấy chồng người Trung Quốc: "Tôi làm 2, 3 công việc, thức tới 2, 3 giờ sáng"

Sao việt

12:43:37 24/12/2024
Trong một khoảng thời gian dài, tôi luôn thức đến 2-3 giờ sáng để làm việc, cày deadline liên tục, rất căng thẳng nên bị xuống sức, stress , nàng hậu nói.
10 cách mặc áo khoác sáng màu giúp phụ nữ trên 40 tuổi nổi bật với vẻ ngoài trẻ trung

10 cách mặc áo khoác sáng màu giúp phụ nữ trên 40 tuổi nổi bật với vẻ ngoài trẻ trung

Thời trang

12:28:57 24/12/2024
Áo khoác sáng màu mang đến hiệu quả hack tuổi nhưng vẫn giúp phụ nữ 40+ có được vẻ ngoài thanh lịch nếu kết hợp theo 10 cách tinh tế sau đây:
Hai bom tấn quá chất lượng trên Steam giảm giá sập sàn 90%, cơ hội tuyệt vời cho mọi game thủ sở hữu

Hai bom tấn quá chất lượng trên Steam giảm giá sập sàn 90%, cơ hội tuyệt vời cho mọi game thủ sở hữu

Mọt game

12:02:50 24/12/2024
Mang tới một chương trình khuyến mại với các ưu đãi sập sàn nhưng quan trọng hơn, bản danh sách các trò chơi đang giảm giá của Steam Winter Sale lại ẩn chứa vô số những cái tên chất lượng
Louis Phạm và bạn trai Việt kiều nước mắt giàn giụa khi chia tay

Louis Phạm và bạn trai Việt kiều nước mắt giàn giụa khi chia tay

Sao thể thao

12:00:41 24/12/2024
Tối 23/12, trên kênh TikTok có hơn 1 triệu lượt theo dõi, cựu VĐV TDDC Phạm Như Phương (Louis Phạm) đăng tải khoảnh khắc chia tay bạn trai Việt kiều ở sân bay.
Tuần mới (23-29/12): 2 con giáp Thần Tài ban lộc, 2 con giáp chìm trong khó khăn

Tuần mới (23-29/12): 2 con giáp Thần Tài ban lộc, 2 con giáp chìm trong khó khăn

Trắc nghiệm

11:58:43 24/12/2024
Tuần lễ cuối cùng của năm 2024 hứa hẹn nhiều biến động về vận mệnh cho 12 con giáp. Trong khi 2 con giáp được Thần Tài ưu ái ban lộc, tài vận hanh thông, thì 2 con giáp cần đặc biệt cẩn trọng với những thử thách tiềm ẩn.
Người phụ nữ vừa lái ô tô vừa hát karaoke: Vì sao chưa xử phạt?

Người phụ nữ vừa lái ô tô vừa hát karaoke: Vì sao chưa xử phạt?

Tin nổi bật

11:08:04 24/12/2024
Sáng 24/12, Công an huyện Tuy Đức (Đắk Nông) đã làm việc với bà N.T.L. (32 tuổi, trú tại xã Hòa An, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) về hành vi vừa lái ô tô vừa hát karaoke.
Món quà đặc biệt Thái Trinh tặng ông xã sau đám cưới

Món quà đặc biệt Thái Trinh tặng ông xã sau đám cưới

Nhạc việt

11:01:41 24/12/2024
Thái Trinh vừa phát hành MV Có anh là nhà để dành tặng ông xã sau đám cưới. Đây chính là ca khúc từng được Thái Trinh giới thiệu tại đám cưới của mình.
Vẻ ngoài đáng yêu của hai chú hổ vàng ở Thái Lan gây 'sốt xình xịch'

Vẻ ngoài đáng yêu của hai chú hổ vàng ở Thái Lan gây 'sốt xình xịch'

Lạ vui

10:58:41 24/12/2024
Ava và Luna - hai chú hổ 3 tuổi quý hiếm với bộ lông vàng tuyệt đẹp tại sở thú Chiang Mai, Thái Lan đã trở thành hiện tượng mạng xã hội, thu hút 34.000 lượt thích và 24.000 lượt chia sẻ chỉ trong vài ngày.
Vóc dáng nóng bỏng top 5 Người đẹp Hình thể tại Hoa hậu Quốc Gia Việt Nam

Vóc dáng nóng bỏng top 5 Người đẹp Hình thể tại Hoa hậu Quốc Gia Việt Nam

Người đẹp

10:57:38 24/12/2024
Các cô gái trong top 5 Người đẹp Hình thể tại Hoa hậu Quốc Gia Việt Nam 2024 được đánh giá cao về vóc dáng, nhan sắc, nhận được sự quan tâm của khán giả.