Lớp học siêu vẹo dựng bằng ván gỗ, quây bạt trên bản Kéo Hỏm
Sơn La – Lớp học dựng bằng ván gỗ, quây bạt, vẹo vọ trên nền đất đã xuống cấp trầm trọng; hơn 60 học sinh vùng cao ở bản Kéo Hỏm đang khát khao có một lớp học mới khang trang, đủ đầy hơn…
Học sinh tại điểm trường Kéo Hỏm mong được xây thêm lớp học kiên cố để yên tâm đến trường.
Trong những ngày len lỏi giữa đại ngàn Tây Bắc, PV Báo Lao Động có mặt tại điểm trường Kéo Hỏm, thuộc bản Kéo Hỏm, xã Chiềng Công, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Từ điểm trường chính của trường Tiểu học Chiềng Công, PV phải men theo con đường rừng trơn trượt, khúc khuỷu, một bên vách, một bên là vực thẳm, dài chừng 6 km mới tới được nơi mà điện thoại không thu nổi sóng này.
Con đường rừng trơn trượt mà các thầy cô vùng cao phải vượt qua để đến điểm trường Kéo Hỏm giảng dạy. Ảnh: Hùng Dân.
Ghi nhận của PV Báo Lao Động, điểm trường Kéo Hỏm có lớp học 3 gian dựng tạm bằng ván gỗ thưa, lợp bờ rô xi măng cũ, không lát nền. Cả lớp chỉ có vẻn vẹn 6 chiếc bàn nhỏ là lành lặn, vốn là bộ dụng cụ được tài trợ từ trước và gần 20 học sinh chen chúc.
Cô Vàng Thị Ná (24 tuổi) – Giáo viên trường Tiểu học Chiềng Công, cắm bản tại điểm trường Kéo Hỏm cho biết – Học sinh ở đây 100% là người Mông nên tiếng việt nói chưa sõi, hoàn cảnh gia đình các em đều rất khó khăn.
“Những hôm mưa bão, các em phải nghỉ học vì lớp bị dột, ngập nước… đôi lúc thấy thương các em đến bật khóc vì điều kiện còn thiếu thốn quá…
Hiện học sinh Tiểu học ở Kéo Hỏm đang phải học tập tại gian nhà tạm dựng bằng ván gỗ, lợp bờ rô xi măng, không lát nền…
Là giáo viên vùng cao, việc vận động phụ huynh cho trẻ đến trường đã vô cùng nan giải, vì bố mẹ các em ít khi quan tâm tới việc học con trẻ. Trong khi điều kiện vật chất không có, các em dễ sao nhãng chuyện học hành” – Cô Ná tâm sự.
Theo cô Ná, hiện Kéo Hỏm đã có hơn 60 học sinh mầm non và tiểu học, nhưng chỉ có 2 phòng học được xây kiên cố. Do số lượng học sinh đông, nên phải chia bớt các em tiểu học sang lớp học tạm, chất lượng giảng dạy cũng như việc học các em khó được đảm bảo.
Do đường xá cách trở, nên các thầy cô giáo tại Kéo Hỏm phải ngủ nghỉ lại bản cả tuần. Tuy nhiên, do không đủ điều kiện nên hết sức khó khăn vì không có nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp…mọi sinh hoạt rất bất tiện.
Lớp học tạm của học sinh tại điểm trường Kéo Hỏm.
Bởi vậy, các thầy cô cũng như phụ huynh học sinh rất mong các cấp chính quyền quan tâm, hỗ trợ xây thêm phòng học kiên cố cho các em yên tâm đếp lớp, xây nhà công vụ cho thầy cô vững tâm, gắn bó với nghề.
Chị Mùa Thị Sênh (26 tuổi, bản Kéo Hỏm) kể bập bẹ bằng tiếng Việt: “Nhà em có 2 đứa con, 1 cháu lớp mầm non, 1 cháu học lớp 4. gia đình cũng muốn cho con đi học thường xuyên để sau này bớt khổ. Rất mong Nhà nước quan tâm, xây thêm lớp cho các con được đi học đầy đủ.”
Khu bếp đơn sơ, thiếu thốn của thầy cô giáo “cắm bản” tại điểm trường Kéo Hỏm.
Thầy Bùi Đình Quân – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chiềng Công chia sẻ, Kéo Hỏm là một trong những bản khó khăn, cách xa trung tâm xã nên đa phần các thầy cô đều ở lại cắm bản, hàng tuần thậm chí cả tháng mới về 1 lần.
Video đang HOT
“Hiểu và cảm thông trước hoàn cảnh cùng sự thiếu thốn của cán bộ giáo viên nên nhà trường luôn ghi nhận những cống hiến của thầy cô.
Nhà trường cũng mong muốn các cấp, các ngành xem xét, hỗ trợ xây thêm lớp học ở điểm trường Kéo Hỏm để nâng cao chất lượng giảng dạy, các thầy cô yên tâm công tác, bám lớp, bám trường” – Thầy Quân bộc bạch.
Nhiều kỳ vọng môn tích hợp nhưng thực tế phần lớn là ghép cơ học 2-3 môn học
Thuận lợi hơn các địa phương khác về đội ngũ và cơ sở vật chất nhưng nhiều trường của Hà Nội vẫn gặp vướng khi triển khai dạy môn tích hợp.
Năm nay là năm thứ hai triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc trung học cơ sở. Vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm là việc dạy học đối với hai môn tích hợp: Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lý.
Tại thành phố Hà Nội, đã có những cơ sở giáo dục triển khai cho một giáo viên dạy trọn một môn tích hợp, nhưng cũng có trường phải để 2 - 3 thầy cô cùng đảm nhận dạy một môn học này.
Chưa có sự chuẩn bị đồng bộ về đội ngũ
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, nhà giáo Nguyễn Thị Ngọc Thúy - Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Nguyễn Phong Sắc (Hà Nội) cho biết, nhà trường cũng đã tiếp nhận nhiều ý kiến, tâm tư của thầy cô giáo xoay quanh việc dạy học môn tích hợp.
Đây là môn học mới, giáo viên và học sinh đều đón nhận với tâm thế phấn khởi cùng nhiều kỳ vọng về môn học mang ý nghĩa tích hợp. Nhưng thực tế triển khai, chương trình lớp 6, lớp 7 mới đạt được một phần mục tiêu đó, còn phần lớn khối lượng kiến thức vẫn là sự ghép lại cơ học của 2-3 môn học.
Khi tiến hành dạy học, giáo viên cũng gặp phải một số khó khăn nhất định.
Nhà giáo Nguyễn Thị Ngọc Thúy - Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Nguyễn Phong Sắc. (Ảnh: NVCC)
Giáo viên trước đây chỉ được đào tạo đơn môn nên chưa thể đảm nhận dạy những phân môn khác trong môn tích hợp.
Hơn nữa, đối với môn Khoa học tự nhiên, chương trình lại được phân bổ nối tiếp theo các phân môn, mỗi phân môn có số tiết nhất định. Việc này dẫn tới tình trạng có thời điểm, giáo viên bị quá tải vì số tiết dạy quá nhiều.
Ví dụ, phần đầu trong chương trình môn Khoa học tự nhiên lớp 6, giáo viên dạy phân môn Sinh học có rất ít tiết vì đa phần thời lượng dành cho phân môn Vật lý, nhưng đến những tuần sau, số lượng tiết tăng lên nên giáo viên bị quá tải. Có giai đoạn giáo viên chỉ có 8 - 10 tiết nhưng có giai đoạn đến 30 tiết.
Điều này kéo theo hoạt động quản lý của nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn. Phải thay đổi thời khóa biểu liên tục, từ 4-6 tuần phải thay đổi thời khóa biểu một lần.
Theo cô Thúy, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng cũng đang có kế hoạch cho tất cả giáo viên dạy môn tích hợp đi học chứng chỉ.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, thầy cô trong trường chưa trải qua đào tạo nên không thể yêu cầu một thầy cô dạy trọn môn tích hợp được, như vậy sẽ không đảm bảo chất lượng dạy học.
Đó cũng là lý do mà trường phải chọn phương án giáo viên phân môn nào sẽ phụ trách nội dung môn đó, 3 thầy cô đảm nhận dạy môn khoa học tự nhiên và 2 giáo viên cùng dạy môn Lịch sử và Địa lý.
Cho đến khi có giáo viên được đào tạo theo chương trình mới hoặc đội ngũ hiện tại được đào tạo vững về chuyên môn thì mới thực hiện một giáo viên dạy môn tích hợp.
"Có thể thấy rõ bất cập là khi triển khai chương trình mới, có sách giáo khoa mới nhưng lại không có sự đồng bộ về đội ngũ.
Bên cạnh môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý thì hoạt động trải nghiệm, chương trình giáo dục địa phương, chúng ta cũng chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng về đội ngũ.
Vì chưa xác định rõ yêu cầu chuyên môn nên mỗi trường sẽ phân công giáo viên dạy những môn học này theo một cách khác nhau. Có trường cho thầy cô chủ nhiệm dạy học hoạt động trải nghiệm, có trường lại giao cho thầy cô phụ trách đoàn, đội.
Việc phân công đội ngũ với những môn học này còn mang tính chất gò ép, vì chúng ta chưa đào tạo được đội ngũ giáo viên tương ứng. Dù giáo viên đã được tập huấn và tự học nhiều nhưng vẫn còn đó những khó khăn", cô Thúy cho hay.
Cô Ngọc Thúy kiến nghị cần có sự điều chỉnh chương trình để hướng tới mục tiêu dạy học tích hợp thay vì lắp ghép các môn học lại với nhau.
Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các trường sư phạm cần sớm đào tạo đội ngũ giáo viên các môn tích hợp, để có đội ngũ đủ năng lực, chuyên môn, trình độ giảng dạy.
Ngoài ra, khi chương trình có nhiều môn học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Nội vụ cần có những giải pháp mới cho bài toán đội ngũ tại các trường học, đáp ứng mục tiêu giảng dạy của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Từng bước tháo gỡ khó khăn
Bàn về dạy học môn tích hợp, nhà giáo Đinh Thị Phương Anh - Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Lương Yên (Hà Nội) cho biết, hành trình đổi mới giáo dục bao giờ cũng gặp phải những khó khăn nhất định, khi triển khai chương trình giáo dục 2018, nhà trường cũng phải từng bước gỡ khó và hướng tới mục tiêu đã đặt ra.
Nhà giáo Đinh Thị Phương Anh - Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Lương Yên. (Ảnh: NVCC)
Trường Trung học cơ sở Lương Yên có thuận lợi hơn một số trường khác về phía đội ngũ. Số lượng giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên khá đông, có 5/7 giáo viên đã được đào tạo đại học theo hai phân môn (Vật lý và Hóa học; Hóa học và Sinh học).
Từ năm học 2021-2022, nhà trường đã tạo điều kiện, cấp kinh phí cho 100% giáo viên môn Khoa học tự nhiên đi học chứng chỉ dạy tích hợp. Đến hiện tại các thầy cô đã có chứng chỉ.
Riêng đối với thầy cô dạy Lịch sử, Địa lý, tính đến thời điểm này, 100% thầy cô cũng đã được học và chuẩn bị nhận chứng chỉ dạy tích hợp.
Các giáo viên đều có trình độ đại học, đạt yêu cầu chuẩn giáo viên theo Luật Giáo dục 2019. Đây đều là đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt huyết, sẵn sàng học tập và tiếp cận tốt với những đổi mới trong giảng dạy.
Tuy nhiên cô Phương Anh cũng cho biết, vì không được đào tạo chuyên sâu với phân môn không thuộc chuyên ngành của mình nên trong quá trình giảng dạy, thầy cô cũng gặp phải những khó khăn nhất định.
Thực hiện chương trình mới, chúng ta có sách giáo khoa mới nhưng đội ngũ chưa đào tạo theo kịp, đó là khó khăn chung mà các cơ sở giáo dục đang phải tìm cách khắc phục.
Nhà trường đã tăng cường sinh hoạt theo tổ nhóm chuyên môn để các thầy cô cùng thảo luận, trao đổi, nghiên cứu từng bài học, từ soạn giáo án đến dạy mẫu.... Mỗi giáo viên trong tổ nhóm chuyên môn luôn tích cực, sẵn sàng hỗ trợ, bổ khuyết cho nhau để dạy học hiệu quả, hướng tới mục tiêu đã đặt ra.
Chương trình mới triển khai trong những năm đầu tiên nên còn có khó khăn về nguồn tài liệu, tài liệu chưa thực sự đa dạng để thầy cô, học sinh tham khảo. Theo tâm tư, nguyện vọng của thầy cô, thời gian tới, nhà trường sẽ cập nhật thêm và bổ sung nguồn tài liệu này.
Một khó khăn nữa là trang thiết bị đồ dùng dạy học theo chương trình mới chưa thực sự đầy đủ, nhà trường phải chọn lọc để sử dụng đồ dùng cũ theo chương trình 2006.
Riêng phân môn Hóa học, sách giáo khoa mới đòi hỏi thầy cô phải có khả năng phát âm ngoại ngữ đối với các chất, hợp chất, đây cũng là một thử thách với đội ngũ giáo viên.
Thầy cô phải nỗ lực, cố gắng tự học qua các phần mềm hỗ trợ. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tổ chức kết nối các giáo viên Khoa học tự nhiên với giáo viên tiếng Anh để cùng giúp đỡ nhau giải quyết khó khăn này.
Cô Phương Anh cho biết, nhà trường đang từng bước gỡ khó để hoạt động dạy học đạt mục tiêu đã đặt ra. (Ảnh: NVCC)
Trong học kỳ 1 của năm học 2021-2022, nhà trường bố trí 2 - 3 thầy cô dạy một môn học tích hợp. Tuy nhiên, nhờ có sự chuẩn bị cho đội ngũ, các thầy cô được đào tạo thêm nên từ học kỳ 2 của năm học trước, các giáo viên môn Khoa học tự nhiên đã đề xuất một giáo viên đảm nhận dạy học một môn tích hợp.
"Năm nay, toàn bộ chương trình môn khoa học tự nhiên lớp 6, lớp 7 đều do một thầy cô dạy, khó khăn đến đâu sẽ khắc phục đến đó.
Các thầy cô cũng tâm tư rằng, cần có thời gian để vừa dạy học, vừa tự học, tìm tòi, sáng tạo, khắc phục khó khăn. Qua nhiều buổi tập huấn, bồi dưỡng, giáo viên sẽ trau dồi, rèn luyện để dạy học ngày một hiệu quả hơn", Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Lương Yên chia sẻ.
Đối với môn Lịch sử và Địa lý, trong sách giáo khoa mới, cấu trúc hai phân môn vẫn tách biệt nên nhà trường vẫn sắp xếp 2 giáo viên dạy môn học này. Khi có chủ đề chung thì thầy cô trao đổi thống nhất để có bài giảng tích hợp.
Nhà trường thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, liên kết với các trường bạn để cùng nhau dự giờ, tạo không gian trao đổi, học tập, xây dựng bài giảng.
Theo cô Phương Anh, khi sắp xếp giáo viên dạy học tích hợp, nhà trường đảm bảo đủ giáo viên, không xảy ra tình trạng thừa giáo viên. Vì một số thầy cô còn kiêm nhiệm các công tác khác như chủ nhiệm, tổ trưởng chuyên môn, công đoàn, thanh tra.
Ngoài ra có nội dung mới như hoạt động trải nghiệm, chương trình giáo dục địa phương, nên nhà trường đã bố trí giáo viên để đảm bảo chương trình.
Formosa nhận đào tạo 50 sinh viên Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh Ngày 6/10, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh phối hợp với Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh tổ chức lễ khai giảng chương trình 'Hợp tác đào tạo sinh viên'. Lễ khai giảng chương trình "Hợp tác đào tạo sinh viên". Theo đó, tham gia khóa "Hợp tác đào tạo sinh viên" lần này Trường Trung cấp nghề Hà...