Lớp học đặc biệt của những thầy giáo mang blouse trắng
Trong một căn phòng nhỏ ở Trung tâm Huyết học Truyền máu tỉnh có một lớp học đặc biệt – lớp học “Chắp cánh ước mơ” do các bác sĩ đứng lớp.
Lớp học “Chắp cánh ước mơ” được tổ chức tại Trung tâm Huyết học truyền máu Nghệ An gần 3 tháng nay. Lớp học có khoảng 20 học sinh, là những bệnh nhân đang điều trị tại đây. Ảnh: Thành Cường
Đứng lớp có thể là bác sĩ, điều dưỡng hay các giáo viên tình nguyện. Ảnh: Thành Cường
Lớp học được tổ chức từ tháng 12/2020. Ban đầu lớp chỉ hướng đến các em nhỏ có thời gian điều trị dài ngày ở trung tâm, về sau có nhiều người lớn tuổi chưa biết chữ cũng tham gia. Ảnh: Thành Cường
Bác sĩ Nguyễn Đình Khuê – Giám đốc Trung tâm Huyết học – Truyền máu tỉnh cho biết, tại trung tâm đang điều trị cho trên 100 bệnh nhân, trong đó có những bệnh nhân thường xuyên phải điều trị dài ngày, cuộc sống gắn chặt với tiêm truyền, nên hầu hết đều lỡ dở học hành. Ảnh: Thành Cường
Video đang HOT
Từ mong muốn cháy bỏng của nhiều bệnh nhi và học sinh, Trung tâm đã phối hợp các cô giáo trên địa bàn và một nhóm thiện nguyện mở lớp học “Chắp cánh ước mơ”, dạy cho các bé ngay tại khoa vào mỗi tối. Ảnh: Thành Cường
Mỗi tiết học diễn ra trong 2 tiếng đồng hồ khiến các bạn nhỏ vốn rụt rè trở nên vui vẻ. Đến với lớp học, các em được giao lưu, trò chuyện với giáo viên, được học hát, được tô màu hoặc học chữ… tùy thuộc vào sở thích và khả năng của từng bạn nhỏ. Ảnh: Thành Cường
Lớp học được trang bị đầy đủ bàn ghế, đồ dùng học tập, sách vở, loa máy… do các bác sĩ trong Trung tâm và các nhà hảo tâm hỗ trợ. Ảnh: Thành Cường
“Có lẽ điều thiệt thòi nhất của các con là không được đến trường, đến lớp. Chúng tôi mong muốn giúp tâm trạng của các con luôn được thoải mái, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả trong quá trình điều trị” – bác sĩ Phạm Quốc Hội – Khoa Bệnh máu tổng hợp 2 chia sẻ. Ảnh: Thành Cường
Lớp học không chỉ trang bị thêm kiến thức mà còn giúp các em lạc quan, tự tin hơn về bản thân để chiến thắng bệnh tật… Ảnh: Thành Cường
Nâng bước học sinh nghèo đến trường
Không chỉ làm tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới biển, lực lượng Bộ đội Biên phòng ở tỉnh Bình Thuận còn chung tay hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp bước đến trường
Trong căn nhà op ẹp rộng chưa đến 30 m2, em Nguyễn Thị Ánh Tuyến (học sinh lớp 11, Trường THPT Bùi Thị Xuân - phường Mũi Né, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) tất bật chuẩn bị sách vở cho một ngày đi học. Năm học trước, em đã định nghỉ giữa chừng vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn.
Thêm nguồn động viên
Cha làm nghề biển, thu nhập bấp bênh; mẹ chỉ đủ sức khỏe làm nội trợ nên nhiều lúc gia đình tính chuyện phải dừng việc học của Tuyến.
Nhận được thông tin về hoàn cảnh của Tuyến, Đồn Biên phòng Mũi Né - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận đã đến vận động gia đình tiếp tục cho em đến trường, đồng thời hỗ trợ chi phí học tập hằng tháng.
"Tôi rất xúc động khi con mình nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ các chú Bộ đội Biên phòng. Thu nhập của gia đình chỉ đủ chi tiêu qua ngày, nếu không có phần hỗ trợ này thì việc học của con tôi sẽ rất khó khăn" - bà Nguyễn Thị Thu Hương, mẹ Tuyến, bày tỏ.
Thực hiện chương trình "Nâng bước cho em đến trường" do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phát động và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận triển khai nhiều năm qua, Đồn Biên phòng Mũi Né đã đỡ đầu, hỗ trợ học bổng cho 2 học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Trong dó, riêng chi phí mỗi tháng cho từng em là 500.000 đồng. Khoản hỗ trợ tuy không nhiều nhưng đã giúp học sinh ở vùng biển này thêm nguồn động viên để viết tiếp ước mơ đến trường.
"Hai học sinh mà đơn vị đang đỡ đầu đều có hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn. Tuy nhiên, những em này đều hiếu học, có ý chí vượt khó nên hy vọng những phần học bổng sẽ phần nào giúp đỡ thiết thực cho các em" - trung tá Nguyễn Hữu Phan, Chính trị viên Đồn Biên phòng Mũi Né, kỳ vọng.
Chương trình "Nâng bước cho em đến trường" được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận triển khai từ đầu năm học 2015-2016 và nay đang được tiếp tục đẩy mạnh. Khi mới triển khai, đơn vị nhận đỡ đầu cho 46 học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Đến cuối năm học 2019, có 4 em trong số này đã hoàn thành chương trình THPT.
Hiện tại, ngoài Đồn Biên phòng Mũi Né, ở tỉnh Bình Thuận còn 8 đồn biên phòng khác cũng nhận đỡ đầu cho tổng cộng 19 học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận còn trực tiếp nhận đỡ đầu thêm 23 trường hợp khác.
Ngoài việc được các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng gần gũi động viên, tất cả 42 học sinh này còn được hỗ trợ 500.000 đồng/tháng cho thời gian 9 tháng thực học trong năm. Toàn bộ chi phí hỗ trợ học tập hằng năm 189 triệu đồng là từ sự tự nguyện tham gia đóng góp của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Đồn Biên phòng Mũi Né trao học bổng đầu năm học cho em Nguyễn Thị Ánh Tuyến
Cán bộ, chiến sĩ biên phòng trực tiếp đến nhà dân vận động phụ huynh tiếp tục quan tâm đến việc học của con em
Trách nhiệm và sẻ chia
Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận, để chương trình thực sự hiệu quả, Đảng ủy Bộ Chỉ huy đã chỉ đạo cấp ủy các đồn biên phòng phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, đoàn thể, trường học rà soát và bình xét từng trường hợp cần hỗ trợ. Công tác hỗ trợ chi phí học tập được duy trì từ lớp 1 đến khi học xong lớp 12 để các em có thêm điều kiện được đến trường.
Bên cạnh việc trợ cấp hằng tháng, các cán bộ, chiến sĩ mang quân hàm xanh còn trực tiếp tham gia cùng địa phương, đoàn thể làm công tác vận động ở những vùng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nguy cơ bỏ học cao. Nhờ đó, những em được đỡ đầu đã có thêm nghị lực để phấn đấu, phần lớn đều có kết quả học tập tốt.
"Hình ảnh thầy giáo, thầy thuốc mang quân hàm xanh đã gắn liền với truyền thống của lực lượng Bộ đội Biên phòng. "Nâng bước cho em đến trường" là một trong rất nhiều nội dung mà Đảng ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận đã và đang triển khai, bên cạnh các chương trình như: Con nuôi đồn biên phòng; xây tặng nhà tình thương, nhà tình nghĩa; tặng sách vở, đồ dùng học tập, sửa chữa bàn ghế... Những chương trình này có giá trị vật chất không lớn song đó là tình cảm, trách nhiệm và sự sẻ chia, giúp đỡ để các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp bước đến trường, thắp sáng ước mơ" - đại tá Đinh Văn Sáu - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận - nhìn nhận.
Những năm qua, bên cạnh nhiệm vụ trọng yếu là bảo đảm an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới vùng biển đảo của tỉnh, các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Bình Thuận thông qua chương trình "Nâng bước cho em đến trường" đã chắp cánh ước mơ đến trường cho nhiều học sinh có nguy cơ dở dang việc học. Nhiều học sinh trong số đó đã bước tiếp vào cánh cửa trường đại học hoặc trang bị cho mình con đường học tập vững chãi để mở ra tương lai tươi sáng hơn.
Ông Phan Đoàn Thái, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận: Hỗ trợ rất tích cực
Hằng năm, tỉnh Bình Thuận tổ chức chương trình "Tiếp bước cho em đến trường" trước mỗi năm học để chung tay, góp sức giúp đỡ các học sinh khó khăn có cơ hội tiếp tục đi học. Ngoài những doanh nghiệp lớn thì Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận là một trong những cơ quan nhà nước hỗ trợ rất tích cực cho các em. Tấm lòng từ những cán bộ, chiến sĩ của các đồn biên phòng đã lan tỏa, tạo động lực để nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó vươn lên.
Trường MN lấy trẻ làm trung tâm: "Cú hích" tổng thể cho giáo dục mầm non Sau 5 năm triển khai chuyên đề "Xây dựng trường mầm non (MN) lấy trẻ làm trung tâm" tại Lào Cai, chất lượng giáo dục có bước chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện. Tăng cường cơ sở vật chất trường lớp trong quá trình triển khai "xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm". Cô và trò HS Trường...