Lợi thế từ sách giáo khoa mới
Lợi thế từ sách giáo khoa mới được nhiều thầy cô khẳng định với sự đổi mới cả về hình thức và nội dung.
Cô trong Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Cần Thơ) trong giờ dạy học.
Sách giáo khoa mới hấp dẫn học sinh hơn
Theo cô Lê Thị Nếp, giáo viên Trường Tiểu học và THCS Bắc Sơn, huyện Hưng Hà ( Thái Bình), sách giáo khoa trước đây là pháp lệnh thì bây giờ chỉ là tư liệu giảng dạy. Giáo viên có thể thay thế khi thấy từ liệu phù hợp hơn với địa phương của mình điều mà trước đây là không thể.
Một trong những ưu điểm của sách giáo khoa mới là được trình bày trên giấy đẹp hơn, tranh vẽ phong phú hơn, màu sắc cũng đẹp mắt. Sách được chia làm các phần rõ rệt: Khám phá – hình thành kiến thức mới – luyện tập và vận dụng. Các gợi ý đó rất có ý nghĩa đối với các giáo viên giúp giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với từng môn từng bài.
“Cùng với đó, nội dung thực hành trong sách giáo khoa mới đa dạng. Nếu sách cũ, bài thực hành được thiết kế sau mỗi chương, thì sách giáo khoa mới, bài thực hành được đặt ngay sau mỗi đơn vị kiến thức liên quan.”- cô Nguyễn Thị Yến Huệ nhận định thêm.
Cô Nguyễn Thị Yến Huệ, giáo viên sinh học, Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Cần Thơ) cũng ghi nhận nhiều ưu điểm của sách giáo khoa mới. Theo đó, với môn Sinh học, nội dung kiến thức sách giáo khoa mới cập nhật những thành tựu và tiến bộ công nghệ khoa học hiện đại. Đặc biệt, nội dung định hướng nghề nghiệp học sinh rất được chú trọng.
Xuyên suốt mạch kiến thức đều có sẵn hệ thống câu hỏi gợi ý cung cấp cho học sinh kênh thông tin tự tìm tòi trang bị kiến thức. Hình ảnh đẹp, sinh động, mang tính thực tế thu hút học sinh cũng là ưu điểm của sách giáo khoa mới.
Cô Trần Thị Mai Hương, giáo viên Ngữ văn Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) đánh giá sách giáo khoa và chương trình mới chú trọng dạy kĩ năng, hướng đến vận dụng thực tiễn. Điều này tốt cho người học vì không phải học nặng về kiến thức, có thể áp dụng kiến thức vào cuộc sống. Còn giáo viên được chủ động, sáng tạo hơn.
Video đang HOT
Cô Trần Thị Mai Hương nhấn mạnh thêm: Khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chương trình là pháp lệnh, sách giáo khoa là tài liệu tham khảo; nếu không có sách giáo khoa, thầy trò vẫn có tổ chức dạy học bình thường. Song giáo viên phải là người lựa chọn nội dung đáp ứng chương trình, lựa chọn hình thức phù hợp tổ chức.
Vai trò của giáo viên lúc này càng quan trọng, yêu cầu thầy cô phải là người có trình độ, nắm chắc chương trình tổng thể, tìm tòi các nguồn tài liệu khác nhau để có chọn lọc phù hợp. Đây chính là lúc thầy trò cần thay đổi để sử dụng sách giáo khoa đúng là một tài liệu tham khảo, không phải phụ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa như trước.
Cô Liễu Thị Long, giáo viên Trường THPT Lục Nam (huyện Lục Nam, Bắc Giang) trong giờ dạy.
Hỗ trợ giáo viên dạy học tích cực
Ấn tượng đầu tiên của cô Liễu Thị Long, giáo viên Trường THPT Lục Nam (huyện Lục Nam, Bắc Giang) là sách giáo khoa mới trình bày đẹp, nội dung dễ hiểu, có bố cục rõ ràng; có các đề mục cụ thể như mục tiêu, tư liệu tham khảo, hình ảnh minh họa rõ ràng, phù hợp. Đặc biệt, sách mới có thêm phần câu hỏi vận dụng rất gần gũi với thực tế cuộc sống của học sinh.
Bên cạnh đó, những đề mục mới như mục tiêu cần đạt giúp giáo viên và học sinh biết được nội dung cần phải học của bài; từ đó định hướng được phần nào là trọng tâm cần học trong bố cục của bài. Những hình ảnh in màu đẹp, gần với thực tế cuộc sống và các tư liệu mới được bổ sung trong phần tư liệu thầy, trò hiểu được các đơn vị kiến thức dễ dàng hơn, tiếp thu nhanh hơn, học sinh yêu thích môn học hơn…
Cô Liễu Thị Long khẳng định: Sách giáo khoa mới là một trong những nhân tố giúp giáo viên áp dụng những phương pháp dạy học mới. Mặc dù theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham khảo; nhưng những điểm tích cực của sách giáo khoa mới sẽ giúp giáo viên, học sinh định hình các kiến thức cốt lõi cần đạt. Từ đó, giáo viên xây dựng những phương pháp phù hợp với từng đơn vị kiến thức cụ thể. Bởi dù có áp dụng phương pháp gì thì mục tiêu cuối cùng hướng đến là học sinh phải nắm được kiến thức cần đạt của bài.
“Ngoài ra, giáo viên cũng có thể tham khảo sách giáo khoa để hiểu sâu hơn về đơn vị kiến thức cần đạt. Từ đó, thầy cô đề ra các phương pháp phù hợp như dạy học nhóm, dạy học dự án, hay phương pháp tranh biện lịch sử, tổ chức trò chơi…. góp phần đổi mới phương pháp dạy học.” – cô Liễu Thị Long chia sẻ.
'Lá lành đùm lá rách'
Để trường vùng khó đủ đầy hơn trong năm học mới, thầy cô khu vực thuận lợi kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ, sẻ chia sách giáo khoa, vở viết...
Những phần quà sẽ giúp học sinh vùng sâu, vùng xa bớt khó khăn hơn.
Chuyến đi nghĩa tình
5 giờ sáng, đoàn chúng tôi xuất phát từ TP Kon Tum vượt hơn 120km lên xã Pờ Ê (huyện Kon Plông, Kon Tum) để đem sách giáo khoa, vở và những phần quà ý nghĩa đến với học sinh vùng khó.
Cô Trần Thị Thu Thủy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (TP Kon Tum), chia sẻ: Xã Pờ Ê là một trong những khu vực xa xôi và khó khăn. Bên cạnh đó, nơi đây vừa đạt chuẩn Nông thôn mới nên nhiều chế độ của học sinh bị cắt giảm. Thấu hiểu sự thiếu thốn của các em nên dịp hè, các nhà hảo tâm đã hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết cho học sinh khi bước vào năm học mới. Còn hiện tại, chúng tôi chủ yếu kêu gọi hỗ trợ nhu yếu phẩm để giữ chân các em ở trường.
Chuyến đi này, cô Thủy cùng cô Bùi Thị Ngọc Thảo - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Huệ (TP Kon Tum) đã gửi tặng 265 thùng mì tôm, 110 lít nước mắm, 50 lít dầu ăn, 60 túi bột ngọt. Bên cạnh đó, còn có 10 bộ sách giáo khoa lớp 3 và 650 cuốn vở cùng 110 cái mũ cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS xã Pờ Ê.
"Trong những chuyến công tác bản thân tôi đã chứng kiến nhiều khu vực, trường học vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Tôi hy vọng những phần quà này sẽ động viên, giúp các em bớt đi phần nào khó khăn trên hành trình đến trường. Đồng thời giúp nhà trường duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng giáo dục. Tôi cũng mong sẽ có nhiều tấm lòng thiện nguyện đến với học sinh vùng khó, vùng dân tộc thiểu số để các em vững bước đến trường", cô Thủy chia sẻ.
Nhận được những phần quà thiết thực, ý nghĩa - thầy Lê Tấn Trường Anh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Pờ Ê rất vui mừng và xúc động. Thầy Trường Anh chia sẻ, học sinh nơi đây còn nhiều khó khăn. Năm học vừa qua xã đạt chuẩn Nông thôn mới, kéo theo học sinh mất nhiều chế độ nên lại càng thiếu thốn. Do đó, những phần quà sẽ tiếp thêm động lực và giúp bữa ăn của học sinh đủ đầy hơn.
Dịp hè năm nay, cô Nguyễn Thị Hoàn, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học - THCS Trần Hưng Đạo (TP Kon Tum) đã kêu gọi, hỗ trợ hơn 1.000 cuốn sách giáo khoa lớp 1, 2, 4, 5, 8 và 9 cùng quần áo cho học sinh dân tộc thiểu số.
"Không chỉ ở các huyện vùng sâu, vùng xa ngay tại TP Kon Tum cũng có nhiều trường khó khăn, đông học sinh dân tộc thiểu số. Do đó, tôi đã kêu gọi bạn bè chung tay hỗ trợ để học sinh có đủ sách giáo khoa và phấn khởi hơn khi bước vào năm học mới. Điều này cũng giúp phụ huynh bớt khó khăn trong việc mua sắm sách vở, quần áo cho con em vào đầu năm học", cô Hoàn bộc bạch.
Cô Trần Thị Thu Thủy (thứ 2 từ trái qua), Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ cùng mạnh thường quân tặng sách giáo khoa cho học sinh xã Pờ Ê.
Phát huy tinh thần tương thân, tương ái
Vào dịp hè, thầy Phạm Văn Tung, Hiệu trưởng Trường Tiểu học - THCS Đăk Ui (xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, Kon Tum) chủ động kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh. Đồng thời kết nối với các trường vùng thuận lợi ở trong và ngoài tỉnh sẻ chia, đảm bảo đủ sách cho học sinh khi đến trường.
"Nhận được sách giáo khoa từ những trường vùng thuận lợi hỗ trợ đơn vị thấy rất ấm lòng. Những cuốn sách này sẽ tiếp bước, khích lệ và mang lại niềm vui cho học sinh khi đến trường. Nhà trường rất cảm ơn các mạnh thường quân, trường học vùng thuận lợi đã quan tâm hỗ trợ, giúp các em bớt khó khăn. Sau này nếu học sinh của trường có điều kiện hơn thì đơn vị sẽ huy động để hỗ trợ, giúp đỡ lại những khu vực khó khăn", thầy Tung tâm sự.
Những năm qua, Phòng GD&ĐT huyện Đăk Hà cũng thường xuyên tuyên truyền, khuyến khích các trường thuận lợi sẻ chia sách giáo khoa cho trường khu vực khó khăn. Theo cô Y Sương, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đăk Hà vừa qua, một số trường ở trung tâm đã vận động học sinh, phụ huynh tập hợp sách giáo khoa cũ hỗ trợ cho trường khó khăn tại địa phương. Ngoài ra, các trường cũng chủ động kết nối với những đơn vị ở thành phố để nhận hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết... Nhờ vậy, học sinh đủ sách, dụng cụ học tập khi đến trường.
"Tôi rất mừng khi nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm, đảm bảo sách vở cho học sinh. Thông qua đây, các trường cũng giáo dục học sinh phải biết sẻ chia với những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Qua việc san sẻ thì các em sẽ cùng nhau học tập, vươn lên trong cuộc sống", cô Y Sương nói.
Để đảm bảo đủ sách giáo khoa, ngay từ khi kết thúc năm học 2021 - 2022, Phòng GD&ĐT TP Kon Tum đã tuyên truyền đến các trường tiếp tục duy trì, bổ sung tủ sách dùng chung tạo điều kiện cho học sinh khó khăn mượn học tập. Bên cạnh đó, các trường phối hợp cùng ban, ngành, đoàn thể địa phương, tăng cường thực hiện vận động các tổ chức, cá nhân tài trợ, quyên góp sách. Đồng thời vận dụng nguồn kinh phí tiết kiệm từ ngân sách để bảo đảm đủ sách giáo khoa, vở và đồ dùng học tập cho học sinh trong năm học mới.
Theo thầy Thái Khắc Hòa, Trưởng phòng GD&ĐT TP Kon Tum, trong dịp hè 2022, toàn ngành vận động được 3.811 bộ sách giáo khoa. Trong đó, cấp tiểu học 2.736 bộ, cấp THCS 1.075 bộ. Do đó, tất cả các trường học trực thuộc đều đảm bảo đủ sách giáo khoa, vở và đồ dùng học tập cho học sinh trước khi bước vào năm học mới. Thầy Hòa cho hay, sau khi ngành Giáo dục thành phố đảm bảo đủ sách giáo khoa, đơn vị đã sẻ chia cho các trường, học sinh ở vùng khó khăn.
Y Niêng, học sinh lớp 9 - Trường THCS xã Pờ Ê, cho biết, nhà em có 4 anh chị em. Tuy nhiên, do không có điều kiện nên anh chị phải nghỉ học để đỡ đần cha mẹ. "Nhận được những món quà, sách giáo khoa em thấy rất vui và xúc động. Em sẽ cố gắng học giỏi, trở thành giáo viên để quay về quê nhà giúp đỡ cho những em nhỏ khó khăn", Y Niêng bộc bạch.
Việc kêu gọi, huy động sách giáo khoa được đơn vị tổ chức thường niên để đảm bảo tất cả học sinh đều có sách, vở và đồ dùng học tập khi đến trường. Đặc biệt là những em khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số. Qua đó, phát huy tinh thần tương thân, tương ái và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như cuộc sống. Nhờ vậy, học sinh vùng thuận lợi có điều kiện giúp đỡ các bạn khó khăn, vùng ven đủ đầy hơn khi bước vào năm học mới. - Thầy Thái Khắc Hòa
Giám sát việc biên soạn sách giáo khoa, kinh phí đổi mới chương trình giáo dục Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung giám sát việc biên soạn, phê duyệt sách giáo khoa và hiệu quả sử dụng kinh phí đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (24/9) cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát chi tiết và đề cương các báo cáo của...