Lời khuyên giúp mẹ bầu khắc phục chứng đau dạ dày trong thai kỳ
Mang thai là một chuyện thiêng liêng nhưng cũng vô vàn vất vả. Trong đó có cả chứng đau dạ dày trong thai kỳ khiến nhiều mẹ lúng túng, khổ sở. Làm sao để hiểu đúng bệnh tình và khắc phục triệu chứng này?
Nguyên nhân khiến bà bầu thường bị đau dạ dày trong thai kỳ
Cơ thắt là chỗ nối tiếp giữa dạ dày với thực quản, tác dụng của nó là giúp thức ăn đi vào dạ dày một cách thuận lợi, không bị “trào ngược” trở lên. Nhưng đó là lúc bình thường, còn với phụ nữ sau khi mang thai, do sự thay đổi hóc môn khiến cho cơ thắt này bị “lỏng nhão” đi, thức ăn nuốt vào rất dễ “chạy ngược”, đồng thời kèm theo đó là các vật chất lẫn dịch tiết dạ dày cũng sẽ có hiện tượng trào ngược, gây kích thích niêm mạc dẫn đến dạ dày bị đau.
Khoảng thời gian cuối thai kỳ, tử cung dần dần to ra cũng gây chèn ép nhất định đến các cơ quan khác. Vì vậy, dạ dày cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng theo, tạo ra các cảm giác khó chịu ở bộ phận tiêu hóa này.
Ngoài ra, tốc độ HCK trong máu tăng lên ở giữa thai kỳ với có tác dụng bảo vệ thai nhi nhưng đồng thời, tác dụng phụ của nó chính là gây kích thích dạ dày của mẹ. Đây cũng là lý do nhiều mẹ bầu vẫn bị nôn ở giai đoạn này.
Bên cạnh đó, nếu trước khi mang thai, mẹ vốn đã có bệnh về dạ dày cộng thêm chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý trong thai kỳ cũng rất dễ gây ra chứng đau dạ dày. Các chuyên gia sức khỏe sinh sản khuyến cáo mẹ bầu nên đến bệnh viện để được kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân đau dạ dày do viêm trước đó hay là các ảnh hưởng từ chuyện mang thai để có hướng giải quyết hữu hiệu.
Bà bầu làm sao khắc phục chứng đau dạ dày trong thai kỳ?
Giảm thiểu lượng thức ăn ở mức phù hợp
Do các hóc môn thay đổi cùng với áp lực từ tử cung, chức năng dạ dày và cả đường ruột của mẹ bầu đều sẽ giảm xuống. Trong khi đó, mẹ lại thường có quan niệm phải bồi bổ thật nhiều để em bé phát triển tốt, thế nên mẹ không ngại cố gắng ăn thật nhiều món ngon, bổ dưỡng mà không biết rằng sẽ tạo gánh nặng lớn cho hệ tiêu hóa, gây đau dạ dày trong thai kỳ.
Vì vậy, nếu dạ dày có hiện tượng khó chịu, thường xuyên bị đau thì mẹ nên chú ý trước tiên là vấn đề ăn uống hằng ngày. Bạn nên sắp xếp chế độ ăn và lượng thực phẩm dung nạp mỗi bữa cơm cho phù hợp, đặc biệt là giảm thức ăn chứa nhiều đường hay chất béo.
Ngoài ra, mẹ bầu nên ăn nhiều bữa, tốt nhất là chia ra 4 đến 5 bữa ăn trong ngày, mỗi lần ăn chỉ nên giới hạn trong khoảng thời gian từ 30 đến 60 phút. Trong quá trình ăn, mẹ nên ăn chậm nhai kỹ, giữ tâm trạng và bầu không khí vui tươi, thoải mái để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Mẹ bầu có thể bổ sung món cháo ngô
Món cháo thanh đạm như cháo nấu với ngô hay cháo tiểu mạch vừa có thể giảm bớt tình trạng đau dạ dày mà vẫn đảm bảo cho mẹ bầu không bị đói. Ngoài ra, khi chế biến các món cháo, mẹ không nên nêm quá nhiều gia vị, cũng không cần thiết cho nhiều nguyên liệu khác, có thể thêm một ít táo tàu là được.
Video đang HOT
Những bữa ăn nhẹ nhàng sẽ giúp dạ dày “dễ thở” hơn, chức năng tiêu hóa được hồi phục trở lại. Sau đó, mẹ có thể tăng dần những thực phẩm giàu dinh dưỡng khác. Đồng thời, mẹ bầu nên hạn chế các món chua cay vì càng kích thích dạ dày, khiến cơn đau nghiêm trọng hơn. Bình thường mẹ nên tăng cường thức ăn giàu vitamin, rau xanh và trái cây vì chúng rất có lợi để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Chọn tư thế thoải mái
Nếu mẹ bầu có cảm giác đau dạ dày dữ dội, có thể chuyển sang tư thế nửa nằm nửa ngồi để giảm bớt cơn đau. Thông thường, sau tháng thứ 3 của thai kỳ thì triệu chứng này sẽ dần dần biến mất (với điều kiện mẹ không bị viêm dạ dày trước đó và có chế độ dưỡng thai khoa học).
Vận động hỗ trợ
Trong 30 phút đầu sau bữa ăn, mẹ không nên nằm ngay mà nên ngồi thẳng trên chiếc ghế thoải mái để dịch vị dạ dày không trào ngược. Đồng thời, lúc thư giãn mẹ có thể tập bài tập như sau.
Hai chân đứng dang rộng bằng vai, hai tay đặt nhẹ lên đầu gối, người hơi cong về phía trước và hít một hơi thật sâu. Sau đó nhẹ nhàng thở ra nhưng cố gắng hơi thu cơ bụng lại vừa với sức mình, không nên cố dùng sức quá nhiều sẽ gây khó chịu. Song song đó là đẩy khí ở phổi ra ngoài và thả lỏng các cơ.
Lặp lại khoảng 4 đến 7 lần mỗi ngày. Động tác này vừa giảm chứng tiêu hóa không tốt và cả táo bón hữu hiệu cho mẹ bầu.
Thiên Khuê
Nguồn: Erbohui, Kknews
3 loại thực phẩm và 4 điều cấm khi ăn sáng nhiều người đang mắc phải
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, nhưng đối với những người vội đi làm và đi học, bữa sáng lại thường chuẩn bị rất sơ sài, qua quít.
Dưới đây là 3 loại thực phẩm không nên ăn vào bữa sáng:
1. Chuối
Trong chuối ngoài hàm lượng magie lớn, rất có lợi cho sức khỏe nhưng nếu ăn chuối trên một dạ dày trống rỗng sẽ khiến hàm lượng magiê trong máu tăng cao gây ảnh hưởng xấu đến chức năng tim.
Ngoài ra, trong quá trình tiêu hóa, lượng đường có trong loại quả này có thể biến thành axit và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vì vậy, khi dạ dày trống rỗng, chuối không phải là một ý tưởng tốt để lấp đầy cơn đói.
Chuối dù tốt đến đâu cũng không hợp cho bữa sáng
2. Dứa
Trong dứa chứa các enzym mạnh nếu khi đói sẽ dẫn đến tổn thương dạ dày. Thời gian thích hợp nhất để hấp thụ loại quả này là sau khi ăn no. Ngoài ra dứa còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
3. Uống đồ lạnh
Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, dạ dày đang ở trong trạng thái yếu ớt. Nếu bạn đột nhiên uống nước lạnh sẽ gây ra sự chênh lệch nhiệt độ, điều này kích thích đường tiêu hóa, dẫn đến đường ruột đột ngột co bóp.
Nên nhớ, cách tốt nhất để đánh thức dạ dày của bạn là uống một cốc nước ấm khoảng 200ml ngay sai khi rời giường.
Ngoài ra, bạn cũng "thuộc lòng" 4 điều cấm kỵ trong bữa ăn sáng:
1. Ăn sáng quá sớm
Rất nhiều người thức dậy sớm, sau khi vệ sinh cá nhân không cần để ý giờ giấc lập tức ăn sáng. Thực tế, ăn sáng quá sớm cũng không có lợi cho sức khỏe, còn vô tình gây tổn thương đường ruột.
Do con người trong quá trình ngủ vào ban đêm, các cơ qua trong cơ thể đều được nghỉ ngơi, nhưng cơ quan tiêu hóa vẫn phải hấp thu các thực phẩm từ tối hôm trước, thông thường đến sáng sớm mới được "thư giãn". Nếu ăn sáng quá sớm, không chỉ ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi mà còn có thể làm hỏng chức năng tiêu hóa.
Bữa sáng lý tưởng nên được diễn ra từ 7 - 9h sáng
2. Ăn sáng bằng các thực phẩm quá nhiều dầu mỡ
Nhiều người ý thức bữa sáng quan trọng, do đó lựa chọn thực phẩm ăn sáng phong phú, giàu protein, nhiều chất béo, chẳng hạn như bánh mỳ kẹp thịt, cánh gà chiên,... thậm chí phô mai, đồ rán,... Nhưng lại không biết rằng, thực phẩm quá nhiều "dinh dưỡng" ăn vào buổi sáng sẽ tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, dẫn đến tổn thương cơ thể.
Vào buổi sáng sớm, lá lách của cơ thể con người mệt mỏi, yếu ớt, chất dinh dưỡng dư thừa trong chế độ ăn sẽ vượt quá khả năng hấp thu, gây khó tiêu. Theo thời gian dài, chức năng tiêu hóa suy giảm, gây nhiều bệnh nghiêm trọng và béo phì.
3. Ăn sáng sữa trứng thay vì thực phẩm chủ lực
Rất nhiều người coi sữa và trứng như một sự kết hợp hoàn hảo cho buổi sáng vì nhiều protein và chất béo nhưng lại không biết rằng carbohydrate cũng rất cần thiết để bổ sung năng lượng.
Vì vậy, srứng, sữa kết hợp thêm một vài lát bánh mỳ sẽ là bữa sáng hoàn hảo và đủ năng lượng nhất mà lại vẫn tiết kiện tối đa thời gian chuẩn bị.
4. Thường xuyên ăn sáng bằng quẩy chiên sữa đậu nành
Quẩy chiên là thực phẩm hại nhiều hơn lợi
Giống như các loại thực phẩm chiên khác, bánh quẩy trong quá trình chiên có hàm lượng calo cao và dầu mỡ cao, không dễ tiêu hóa vào buổi sáng. Quẩy sữa đậu nành tuy tiện lợi nhưng có lượng chất béo vượt mức cho phép, gây khó tiêu. Ngoài ra đã có chứng minh, việc ăn nhiều quẩy chiên nhiều còn tạo áp lực cho thận, gây suy thận.
Bữa sáng hoàn hảo cần những gì?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn sáng cùng với các loại ngũ cốc, rau quả có nhiều chất xơ, các thực phẩm giàu protein, hạn chế các món ăn có hàm lượng đường và chất béo cao.
Các loại thực phẩm đặc trưng:
- Carbohydrate: Có nhiều trong ngũ cốc, gạo cẩm, bánh mỳ, bánh xốp, trái cây và rau xanh.
- Protein: Hãy lựa chọn loại thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp hoặc không chứa chất béo, như thịt nạc, trứng, lạc, các loại hạt.
- Chất xơ: Bánh mỳ, ngũ cốc, gạo cẩm, rau, củ, quả, đậu Hà Lan, là những thực phẩm cung cấp lượng chất xơ chủ yếu.
Hà Vũ
Theo Aboluowang
Chuẩn bị gì khi bạn phải nội soi? Bạn sẽ bị đau, khó chịu, nôn ói khi nội soi tầm soát bệnh, do đó phải nhịn ăn trước ít nhất 6 giờ, không uống các loại nước có màu. Bác sĩ thường chỉ định nội soi với bệnh nhân cần kiểm tra các vấn đề dạ dày, đại tràng. Người có triệu chứng đau vùng ngực hoặc thượng vị, ói, ợ...