Loại trà có giá 5 triệu/kg, chưa đến Tết đã “cháy” hàng
Dù có giá đắt đỏ, loại trà này vẫn được nhiều người ưa chuộng và tìm mua về làm quà biếu và thưởng thức dịp Tết.
Loại trà được nhắc đến ở đây là trà đinh Thái Nguyên. Theo chị Kiều Loan (La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên), loại trà này được làm từ những búp trà non, lá còn chưa mở hết, chỉ hái một chút ngọn trên đầu búp trà nên người dân thu hoạch được rất ít.
“Ví dụ, một vườn chè sẽ cho ra khoảng 30kg trà búp loại 350 – 500 nghìn đồng/kg. Nhưng thu hoạch làm trà đinh, người dân chỉ có thể bán ra được khoảng hơn 10kg mà thôi”, chị cho hay.
Vì sản lượng thu hoạch thấp nên giá thành của trà đinh luôn ở mức cao. Ngay cả khi nhà chị làm ra, loại trà này cũng chỉ dành để đãi khách quý, bình thường sẽ không sử dụng.
Giống chè Long Vân thường sử dụng để làm trà đinh.
Theo chị Loan, trà đinh có nhiều mức giá, tùy thuộc vào loại trà và chất lượng sản phẩm. Trà đinh thượng hạng nhất của nhà chị làm ra được làm từ giống chè Long Vân, có giá bán 3-5 triệu đồng/kg. Khi uống loại trà này, người dùng sẽ thấy được vị chát nhẹ, ngọt hậu và thơm, nước có màu xanh hơi sánh vàng, cánh trà rất đẹp.
Để vị trà được ngon nhất, chị Loan cho hay phải dùng nước giếng để pha trà, còn không thì phải sử dụng nước lọc đóng chai. Nếu sử dụng nước máy, vị ngon của trà sẽ bị giảm đi rất nhiều.
Nói về quá trình làm trà, chị cho biết để làm ra được trà đinh bán ra thị trường không hề đơn giản, người làm phải có kỹ thuật. “Ngay từ khâu hái trà, người dân phải chọn thời điểm là sáng sớm khi sương còn đọng, dùng tay hái cẩn thận từng búp trà. Sau đó, quá trình làm cũng hoàn toàn thủ công mà không được phép sử dụng máy móc như cách làm loại trà khác”, chị nói.
Đặc biệt, không phải giống chè nào cũng làm được trà đinh. Nếu không biết cách lựa chọn, trà đinh sẽ không ngon. Giống chè hay được sử dụng nhất là chè Long Vân, còn vào mùa lạnh có thể sử dụng thêm giống chè lai 1. Ngoài ra, các giống chè như: bát tiên, lai 2, chè ta… làm thành phẩm sẽ không đạt chất lượng.
Dù có giá cao, trà đinh vẫn được nhiều người đặt mua.
Vì công đoạn chế biến mất nhiều thời gian, cộng thêm cận Tết khách hàng có nhu cầu rất cao nên ai muốn mua đều phải đặt trước ít nhất là một tuần.
Video đang HOT
Mỗi năm vào tháng cận Tết, nhà chị Loan làm khoảng 30-40kg trà đinh để bán ra thị trường. Nhưng năm nào cũng vậy, chưa đến Tết, số lượng trà đinh này đều bán hết, chưa năm nào có đủ để bán cho khách vào những ngày cận Tết.
Chị Thanh Quyên (Phú Thọ) – một người thường sử dụng trà đinh nhận định đây là loại trà đỉnh cao về hình, hương, vị và khí. Chị là người được dùng trà đinh từ ngày bé nên biết rõ về loại trà này.
“Trà đinh giá cao vì không phải ai cũng làm được, nếu không có kỹ thuật sẽ khó làm được. Tôi đã tìm được cơ sở uy tín làm loại trà này nên năm nào cũng đặt mua về uống trong những ngày Tết”, chị Quyên nói.
Trà đinh được nhận xét là đỉnh cao về hương, vị, hình và khí.
Chị Quyên kể có lần chị thấy rao bán 18 triệu đồng/kg trà đinh, chị cứ nghĩ là thượng hạng nên đặt mua về uống thử. Không ngờ chất lượng vẫn vậy, không có gì khác biệt, chị mới biết mình bị lừa.
Theo chị, không phải cứ giá cao là loại trà tốt. Người tiêu dùng phải biết lựa chọn cơ sở uy tín đặt mua. Trên thị trường, trà đinh còn có những loại không đảm bảo chất lượng, ví dụ như dùng máy để sấy chè, cho hương liệu để thơm ngon, cây chè không được kiểm soát tốt về lượng thuốc sâu và phân bón… Những thứ này chỉ người “sành” uống mới có thể phân biệt được, còn mới uống vài lần thì khó nhận biết.
Chị Quyên khuyên mọi người nên tìm cơ sở uy tín đặt mua để tránh mất tiền oan hoặc mua phải hàng chất lượng không ra gì.
Theo Dân Việt
Đi chợ ngày Tết cái gì cũng tăng chóng mặt, hội các bà nội trợ phải thuộc lòng 6 mẹo chi tiêu để tiết kiệm triệt để
Mỗi năm cứ đến thời điểm này, nhiều bà nội trợ lại kêu trời vì cầm tiền đi chợ ngày Tết chẳng khác gì cầm cục đá trên tay khiến việc chi tiêu luôn quá tay.
Để chi tiêu ngày Tết không quá tay khi mua sắm và kiểm soát được mọi thứ trong kế hoạch, ngay từ giờ bà nội trợ hãy dắt túi những bí quyết đơn giản mà thiết thực sau:
1. Lập danh sách các thứ cần mua sắm
Ngày Tết có trăm thứ cần phải mua. Tuy nhiên bạn cần phải lập danh sách tất cả những thứ gia đình bạn cần mua Tết này. Danh sách này ưu tiên các khoản thiết yếu trước. Sau đó mới đến các khoản chưa cần ưu tiên. Chẳng hạn như ăn uống, quà biếu, lì xì, tiền xe cộ về quê, du lịch...
Ngày Tết có trăm thứ cần phải mua.
Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được 1 khoản đáng kể khi đi siêu thị hay đi chợ. Tránh được tình trạng nhìn thích cái gì là mua để khi về tính tiền bạn mới thấy xót ruột.
2. Đi mua sắm ngày Tết chỉ mang khoản tiền vừa đủ
Dù đã dự trù từng khoản chi tiêu Tết, khi đi mua sắm, bạn vẫn nên mang khoản tiền vừa đủ. Tuyệt đối tránh mang khoản tiền quá dư dả đi. Bởi vì tâm lý người mua hàng, mang bao nhiêu tiền cũng không đủ, thấy cái gì hay lại nổi hứng mua liền, đồ gì cũng muốn mua thôi.
Việc làm này giúp bạn tránh được bị phá vỡ kế hoạch. Vì rõ ràng vạch ngay kế hoạch ban đầu về chi tiêu nhưng đến khi tính lại vẫn bị hao hụt khá nhiều vì các khoản chi tiêu không tên.
Chỉ nên mang khoản tiền vừa đủ khi mua sắm Tết
3. Nên đưa tiền mặt cho ông bà nội ngoại mua sắm
Năm hết Tết đến, để vừa không mất thời gian mua sắm vừa không có cơ hội chi tiêu quá tay, bà nội trợ nên đưa tiền mặt cho bà nội bà ngoại để họ thích gì sắm đó. Bởi nhiều khi đi ra ngoài, nhiều bà nội trợ thấy đồ gì hay mắt và rẻ lại khuân về mà thực sự chưa dùng đến. Và như vậy, bạn lại mất 1 khoản. Vì thế với những người ham sắm sửa nên làm theo mẹo này để khống chế được các khoản phát sinh .
4. Nên mua thực phẩm ở chợ đầu mối vừa tươi vừa rẻ
Dip têt cung la dip nhiều bà nội trợ cam thây lo lăng. Bơi đăng sau no la phai chi tiêu rât nhiêu khoan ma không thê cương lai đươc. Trong đó khoản chi tiêu cho thực phẩm Tết chiếm đến 70% chi tiêu cho gia đình.
Cách khôn ngoan nhất là nên ra tận chợ đầu mối mua cho rẻ, thực phẩm lại tươi ngon
Tại các chợ Tết gần nhà, ngày Tết cái gì cũng tăng giá chóng mặt. Bởi thế, cách khôn ngoan nhất là nên ra tận chợ đầu mối mua cho rẻ, thực phẩm lại tươi ngon...
5. Không mua các sản phẩm chỉ để diện tức thì dịp Tết
Với nhiều gia đình Việt, Tết là dịp để gia đình quây quần, sum họp chứ không phải là dịp để diện, "ăn chơi thả ga". Chính bởi thế, họ dần đơn giản cái Tết và chỉ mua sắm vừa đủ, đúng nhu cầu. Tuyệt đối Tết không phải là dịp họ sẵn sàng chi bất cứ giá nào để có sản phẩm đó.
Cụ thể như nhiều gia đình Tết đến là sắm mới đồ gia dụng, đồ bếp. Song thực tế, điều này lại không cần thiết. Bởi vì bạn có thể mua vào thời điểm trước hoặc sau Tết vừa không cập rập lại được hưởng nhiều khuyến mãi khủng.
6. Chỉ nên mua thực phẩm Tết ăn trong 2-3 ngày
Trước đây, nhiều bà nội trợ Việt có thói quen mua nhiều đồ Tết tích trữ nhằm đề phòng khách đến chơi khi chợ và siêu thị chưa mở cửa. Song hiện nay, bạn nên từ bỏ thói quen này.
Chỉ nên mua thực phẩm vừa đủ cho tối đa 2-3 ngày.
Lý do vì việc tích trữ dài ngày trong tủ lạnh quá nhiều thực phẩm, đặc biệt là các loại rau xanh, trái cây... sẽ khiến chúng bị khô héo, thối, hỏng, biến chất.
Chưa kể chợ và các siêu thị hiện nay đều thường mở hàng từ ngày mùng 2-3 Tết. Vì thế chỉ nên mua thực phẩm vừa đủ cho tối đa 2-3 ngày.
Theo Helino
Mai anh đào khoe sắc rực hồng phố núi Đà Lạt Khí trời ấm áp sau Noel đã khiến hàng ngàn cội mai anh đào bừng thức sau kỳ nghỉ đông lạnh giá, bung hoa rực rỡ khắp mọi nẻo đường ở phố núi Đà Lạt. Thắm sắc Mai anh đào Chẳng phải lễ tết cũng không chờ đến kỳ nghỉ cuối tuần, những ngày gần đây, du khách từ nhiều tỉnh thành tấp...