Loại rau thường có trong mâm cơm mỗi nhà nhưng không phải ai cũng nên ăn
Rau đay có rất nhiều chất dinh dưỡng, có công dụng chữa bệnh, không kỵ với thực phẩm khác. Tuy nhiên, một số đối tượng nếu ăn quá nhiều rau đay sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Ở Việt Nam, có hai loại rau đay trắng và đỏ, rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, do rau đay có đặc trưng nhờn nhờn khi nấu nên một số người không thích ăn. Loại rau này được trồng và thu hoạch quanh năm.
Trong Đông y, rau đay có tác dụng tẩm bổ, giải nhiệt, lợi tiêu hóa, nhuận tràng, lợi tiểu, lợi hô hấp, tiêu đờm, kháng viêm, cầm máu, lợi sữa và an thai. Theo các sách cổ phương đông, loại rau này còn có làm thuốc chữa trúng nắng, phòng ngừa say nắng, trị táo bón, bí tiểu, tiểu buốt, giúp lợi sữa…
Theo bác sĩ Thuỷ, rau đay tương đối giàu chất dinh dưỡng. Cứ 100g rau sẽ chứa các dưỡng chất sau: sắt 3140mg, leucine 306mg, threonine và lysine 144mg, methionine 51mg, vitamin C 33mg và một số vi chất khác
Video đang HOT
Với những chất dinh dưỡng như vậy, rau đay rất tốt cho trẻ em, phụ nữ mang thai và sau sinh, người thiếu máu do thiếu sắt. Về tiêu hoá, rau đay giúp nhuận tràng, phòng ngừa táo bón do có chất nhớt rất nhiều, làm kích thích nhu động ruột và bôi trơn đường ruột.
Mặc dù nhiều tác dụng nhưng không có tài liệu nào nói về việc ăn rau này giúp kéo dài tuổi thọ. Cho đến hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu hay báo cáo nào cho thấy rau đay kỵ với thực phẩm nào. Tuy nhiên, cần lưu ý những đối tượng không nên ăn rau đay. Bao gồm:
- Người dễ bị tiêu chảy, dễ lạnh bụng không nên nhiều và liên tục. Khi rửa rau đay, không nên làm dập rau, hạn chế vò rửa quá kỹ làm mất chất nhầy.
- Người khỏe mạnh khi ăn một lượng rau đay vừa phải, khoảng 2-5 lần/tuần giúp thúc đẩy nhu động đường ruột nhưng nếu ăn nhiều lại gây khó tiêu. Vì thế, người bị bệnh đường tiêu hóa không nên ăn quá nhiều.
- Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không nên ăn nhiều rau đay vì gây cản trở sự hấp thu canxi và kẽm trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển xương và trí não.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Trần Như Thuỷ
Bác sĩ cảnh báo: Nếu bạn mắc lỗi này khi đi tiểu, hãy bỏ ngay!
Một bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu tinh tế cho thấy bạn chưa làm trống bàng quang hoàn toàn khi đi tiểu, và những tác dụng phụ nguy hiểm từ việc này.
Nếu nước tiểu vẫn còn trong bàng quang sau khi đi tiểu, nó có thể dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát và gây ra một số dạng tiểu không tự chủ. Một chuyên gia đã đưa ra các bước giúp bạn cải thiện việc làm trống bàng quang và giảm thiểu những rủi ro này.
Bạn có thể không biết rằng mình chưa đi tiểu hết hoàn toàn vì các triệu chứng bí tiểu không rõ ràng. Ảnh Pexels
Bác sĩ Mary Garthwaite, Mary Garthwaite, chuyên về tư vấn phẫu thuật tiết niệu, Chủ tịch Hiệp hội tiết niệu The Urology Foundation (Anh), cho biết bàng quang thường được đánh giá thấp nhất trong cơ thể. Nhưng đó là cơ quan rất phức tạp, đảm nhận chức năng quan trọng là lưu trữ an toàn rồi bài tiết hiệu quả các chất thải ra khỏi cơ thể, dưới dạng nước tiểu.
Mọi người ít xem trọng bàng quang, nhưng khi nó không hoạt động bình thường, có thể gây ra những tác động đáng kể về thể chất, xã hội và tâm lý.
Dấu hiệu để nhận biết bàng quang chưa trống hoàn toàn
Không có nhiều triệu chứng rõ ràng cho thấy bàng quang vẫn còn nước tiểu, nhưng có một số dấu hiệu tinh tế sau:
Đi vệ sinh thường xuyên hơn bình thường. Điều này có thể là bạn đã không đi hết nước tiểu.
Cảm thấy như thể cần đi tiểu lại ngay. Sau khi vừa mới đi tiểu đã cảm thấy muốn đi tiếp hoặc rỉ nước tiểu sau khi đi vệ sinh.
Nhiễm trùng tiểu thường xuyên, theo chuyên gia, bệnh này khá phổ biến, gần một nửa phụ nữ từng mắc phải bệnh này. Nam giới ít gặp hơn.
Phải cắt thận sau một ngày bị đau mỏi lưng, tiểu buốt Sau triệu chứng đau mỏi lưng, tiểu buốt, bệnh nhân 51 tuổi đến viện khám, nhận thông báo một quả thận đã hỏng. Ngày 16/10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang thông tin về ca phẫu thuật nội soi cắt một bên thận. Bệnh nhân là ông N.B.T. (51 tuổi, trú tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang). Ông T. vào viện...