Loại quả ở quê rụng đầy gốc không ai thèm nhặt, lên thành phố thành đặc sản đắt đỏ
Mận Tam Hoa là một giống mận độc đáo ở Trung Quốc. Chúng chỉ được trồng ở các vùng nông thôn tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, các tỉnh thành khác ở Trung Quốc đều không có loại mận này.
Hình dáng bên ngoài của mận Tam Hoa không khác gì các loại mận khác, điều đặc biệt ở loại mận này đó là nếu như các loại mận khác có vỏ màu đỏ, nhưng thịt lại có màu vàng, thì thịt của mận Tam Hoa lại giống như màu của vỏ ngoài của chúng, cũng là màu đỏ. Mận Tam Hoa được xếp vào loại đặc sản địa phương, cũng chính vì vậy mà mận Tam Hoa ở nông thôn có giá rất rẻ.
Mận Tam Hoa là đặc sản của Quảng Tây, Trung Quốc
Ngay cả khi người nông dân trồng cây mận Tam Hoa trông thấy cây nặng trĩu quả, họ cũng không muốn hái, bởi nếu muốn hái, họ sẽ phải trả một lượng chi phí nhân công nhất định, nhưng họ lại chẳng kiếm lại được bao nhiêu.
Video đang HOT
Tại các khu vực trồng mận Tam Hoa xảy ra một hiện tượng, đó là, nhiều quả mận chín vì không được thu hoạch nên rụng rất nhiều, nhiều khi còn rụng đầy cả mặt đất nhưng cũng chẳng ai buồn nhặt, bởi nhà nào cũng đều có mận, chẳng ai cảm thấy tiếc rẻ chúng cả.
Nửa cân mận Tam Hoa trong thành phố được bán với giá 30 tệ
Trái ngược đó là ở trong khu vực thành phố, mận Tam Hoa này là hàng hiếm, thuộc loại trái cây cao cấp vì hương vị thơm ngon. Nửa cân mận Tam Hoa thậm chí còn được bán với giá 30 nhân dân tệ (khoảng 100 nghìn đồng), trong khi mận thông thường chỉ có giá khoảng từ 3-8 tệ nửa cân (khoảng 10-27 nghìn đồng), có những loại đắt lắm cũng chỉ dao động trong khoảng 18-20 tệ nửa cân (khoảng 60-67 nghìn đồng).
Quả “ ngọc trai” vừa đẹp vừa ngon giá hơn 400.000đ/kg vẫn đắt khách
Loại quả này có hình dáng bề ngoài giống với ngọc trai và đang rất được ưa chuộng trên thị trường.
Như Nguyễn
Theo 24h.com.vn
Rau rừng giá cao vẫn khan hàng
Đang vào thời điểm giao mùa khi rau vụ đông đã cuối vụ, rau vụ hè chưa được gieo trồng, thế nhưng mùa Xuân với những cơn mưa phùn lại khiến các loại rau rừng đặc sản địa phương trở nên đắt khách mặc dù giá bán không rẻ.
Ảnh minh họa
Không bày bán ra chợ hay ngoài vỉa hè như nhiều nông sản thông thường, các loại rau đặc sản này chỉ được một số người cung cấp theo đơn đặt hàng hoặc bán qua các gian hàng online hay các đại lý, cửa hàng bán rau - thực phẩm sạch. Khảo sát một số cửa hàng chuyên kinh doanh rau rừng Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai... cho thấy, các loại rau rừng như rau dớn, bò khai, tầm bóp, măng đắng... mặc dù đang được rao bán với mức giá khá cao nhưng lại trong tình trạng "cháy hàng". Hiện rau bò khai (còn có tên gọi rau da hiến) có giá khoảng 80.000 - 120.000 đồng/kg, rau tầm bóp 40.000 đồng/kg, rau pắc khỉ 60.000 đồng/kg, măng sặt có giá 80.000 đồng/kg, măng đắng 60.000 đồng/kg, rau tập tàng rừng 200.000 đồng/kg, hoa chuối rừng 150.000 đồng/cái, rau sắng (rau ngót rừng) chùa Hương có giá 85.000 - 100.000 đồng/kg, đặc biệt hoa rau sắng giá bán lên đến 250.000 - 300.000 đồng/kg.
Lý giải nguyên nhân giá bán các loại rau này cao như vậy, các chủ kinh doanh rau rừng có chung ý kiến: Đây là loại rau tự nhiên nên số lượng thu hoạch không nhiều, trong khi thời gian thu hái, vận chuyển về đến thành thị mất nhiều ngày, thậm chí một số loại rau miền Tây Nam Bộ như rau đắng, kèo nèo... phải chuyển trực tiếp bằng đường hàng không từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Do mất nhiều thời gian thu hoạch, vận chuyển nên rau rừng chỉ bán trong vòng 1 - 2 ngày, không bán hết thì phải đổ bỏ, chi phí hao hụt được cộng vào giá bán nên giá thành bị đội lên cao ngất ngưởng. Tuy giá bán đặc sản rau rừng đắt hơn thịt, thế nhưng sức tiêu thụ mặt hàng này khá mạnh. Anh Nguyễn Huy Chung, một người chuyên cung cấp rau rừng tại chợ Thanh Xuân cho biết: Trung bình một ngày cửa hàng tiêu thụ được 50 - 60kg rau rừng, một số loại rau đặc sản như hoa rau sắng khách hàng phải đặt trước cả tuần mới có hàng để giao.
Nhiều người tiêu dùng cho biết, họ chấp nhận mua rau rừng giá cao là vì loại rau này mọc hoang dại là rau sạch không tồn dư thuốc trừ sâu, không hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, ngoài ra đây là đặc sản địa phương ăn lạ miệng và chỉ có theo mùa nên đắt mấy cũng mua. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngành nông, lâm nghiệp một số loại rau rừng nhất là măng có thể sẽ chứa độc tố. Do đó, người mua khi sử dụng cần tìm hiểu kỹ các phương pháp chế biến để đảm bảo an toàn cho bữa cơm hàng ngày. Hơn nữa, có nhiều loại rau rừng có thể gây hiện tượng dị ứng khi sử dụng với một số người. Nếu xuất hiện các dấu hiệu dị ứng như nổi mẩn, ngứa, mề đay... thì không nên ăn.
Theo kinhtedothi.vn
Lạng Sơn: La liệt sản vật núi rừng, cà chua to, củ đậu khủng Rất nhiều các món đặc sản, sản vật núi rừng đặc trưng của 11 huyện, thành phố tỉnh Lạng Sơn cùng nhiều sản phẩm của các tỉnh bạn đã được trưng bày tại các gian hàng trong Hội thi Hương sắc ẩm thực xứ Lạng, thu hút đông đảo khách tham quan thưởng thức và mua sắm. Tham dự hội thi có gần...