Loài lạ con đực và con cái không chịu rời nhau, máu đắt đỏ gần nửa tỷ đồng
Chúng là hải sản rất bổ dưỡng được nhiều người tìm mua thưởng thức.
Loài này sống ở khu vực vùng nước nông ven bờ trên đáy cát mềm hoặc bùn, đặc điểm lạ lùng là con đực và cái đi theo đôi không tách rời.
Toàn bộ cơ thể của con sam được bọc trong lớp mai cứng bên ngoài.
Mắt của chúng nhạy cảm vào ban đêm hơn là ban ngày.
Chúng có tới 5 cặp chân để di chuyển nhưng bơi chậm.
Video đang HOT
Chúng là loại hải sản bổ dưỡng được nhiều người tìm mua.
Mỗi cặp sam thường đẻ rất nhiều trứng do đó người ta thường bắt sam để lấy trứng ăn là chính.
Sam trưởng thành nặng 1,5-2 kg, con cái nhẹ hơn con đực.
Ngoài việc dùng làm hải sản thì máu của sam là loại chất lỏng đắt nhất thế giới.
Mức giá của máu sam gần 20.000 USD/lít (~460 triệu đồng).
Điểm đặc biệt là máu của chúng có màu xanh chứ không phải màu đỏ như nhiều loài khác.
Nhiều người từng mua phải một loài có dáng giống con sam là con so. Con so rất độc vì vậy tuyệt đối không ăn.
Người mua cần nhận biết con so không đi theo cặp và đuôi không có gờ mặt lưng, tiết diện cắt ngang của đuôi có dạng hình trứng hay tròn.
Nghi Dung
Phát hiện ong 'nửa đực, nửa cái' cực hiếm
Các nhà khoa học vừa tìm thấy con ong 'nửa đực, nửa cái' và cho rằng nó không giống bất cứ sinh nào từng quan sát được trước đây.
Con ong đặc biệt này có phần thân mình dày 4 mm, thuộc giống ong megachile amoena, sống chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ.
"Đây là sinh vật đáng chú ý, không giống bất cứ sinh vật nào tôi từng quan sát trước đây", nhà côn trùng học Erin Krichilsky tới từ Đại học Cornell nói. Ông cũng là người tìm thấy con ong trong cánh rừng trên đảo Barro Colorado, Panama.
Điểm kỳ lạ mà Krichilsky nói đến nằm ở chỗ con ong này mang các đặc điểm của giống cái ở bên phải và đặc điểm giống đực ở bên trái. Nó giống như thể một con ong đực và một con ong cái bị chia đôi sau đó hợp nhất. Phần vòi của nó nhô ra ở nửa thân phải.
Con ong "nửa đực, nửa cái" thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. (Ảnh: Scienec Alert)
Các nhà khoa theo dõi con ong này trong 4 ngày và phát hiện nó dậy sớm hơn một chút so với đồng loại. Tuy nhiên, thời gian nó hoạt động năng nổ nhất trong ngày gần giống với hành vi của con cái. Điều này cho thấy các hành vi kiếm ăn của ong megachile amoena có liên quan mật thiết tới phần bên phải của não.
"Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để hiểu rõ hơn về sự khác biệt nhịp sinh học dựa trên giới tính ở loài này. Bên cạnh đó cũng cần tìm hiểu mô hình hoạt động không bình thường của con ong nửa đực, nửa cái này tới từ đâu", ông Krichilsky cho hay.
Cách đây 20 năm, các nhà khoa học từng phát hiện con megachile amoena "nửa đực, nửa cái".
Thông thường, một trứng ong sẽ biến thành con cái nếu được thụ tinh, các trứng không được thụ tinh sẽ tạo ra con đực. Nhưng nghiên cứu năm 2018 chỉ ra rằng nếu tinh trùng từ cá thể thứ 2 hoặc thậm chí thứ 3 xâm nhập vào trứng đã được thụ tinh, nó có thể phân chia tạo ra mô đực dẫn tới một cá thể "nửa đực, nửa cái" như trên.
Giải mã bí ẩn: Lí do nào khiến nhện cái "xơi tái" bạn tình trước khi giao phối Những con nhện cái hung dữ cắn chết con đực bất kể khỏe hay yếu, thậm chí trước cả khi giao phối. Điều đó chứng tỏ chúng không có khả năng phân biệt con đực là nguồn tinh trùng hoặc thức ăn. Một số loài nhện cái nổi tiếng là ăn thịt bạn tình sau khi quan hệ sắc dục, nhưng một số...