Loại đồ ăn mùa hè lên cơn sốt, các cửa hàng thu lãi cả chục triệu đồng mỗi ngày
Đại diện nhiều thương hiệu sữa chua trân châu cho biết nhờ có giá thành hợp lý nên mỗi cửa hàng có thể bán được vài trăm đến cả nghìn cốc mỗi ngày, số tiền lãi cũng cực kỳ hấp dẫn.
Kể từ cuối năm 2019 đến nay, riêng tại Hà Nội đã có hàng trăm quán sữa chua trân châu mọc lên của nhiều thương hiệu khác nhau. Điểm chung các quán này là mức giá khá rẻ từ 20.000đ đến 25.000đ/cốc, bàn ghế đơn giản, không gian trẻ trung, nằm ở những vị trí thuận lợi. Hiện mỗi thương hiệu sữa chua trân châu có từ vài cơ sở đến hàng trăm cửa hàng nhượng quyền trên khắp cả nước.
Anh Tiến (đại diện 1 thương hiệu sữa chua trân châu có địa chỉ tại Hà Đông, Hà Nội) cho biết thương hiệu của mình được đăng ký cuối năm 2019, đến nay đã có gần chục cửa hàng kinh doanh nhượng quyền. Sữa chua là một sản phẩm truyền thống đã được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, kết hợp với những hạt trân châu giòn dai khiến nhiều người thích thú, đặc biệt là giới trẻ, nhân viên văn phòng nên số lượng khách hàng tới các cửa hàng ngày càng đông. Theo anh Tiến, sau thời gian dài ở nhà phòng chống dịch Covid-19, đến nay mọi người đã cởi mở hơn trong việc đến những nơi đông người nên những ngày cuối tuần và ngày lễ, các cơ sở bên anh nhân viên làm việc liên tục không có thời gian để nghỉ ngơi.
Sữa chua trân châu đang tạo nên cơn sốt tại nhiều địa phương
Đánh giá về nhu cầu thị trường, chủ chuỗi thương hiệu này cho rằng, kinh doanh sữa chua trân châu hoàn toàn không phải là trào lưu nhất thời. Sữa chua vốn là thức uống dinh dưỡng thiết yếu, có nhiều lợi ích cho sức khoẻ nên có thể phát triển dài hạn trong tương lai. Trong khi đó, đối tượng khách hàng mà các chủ chuỗi kinh doanh nhắm đến là dân văn phòng, những người có thu nhập ổn định.
Chị Hà Linh (một nhân viên văn phòng ở Đống Đa, Hà Nội) cho biết mình đã thưởng thức qua nhiều thương hiệu sữa chua trân châu và nhận thấy rằng mỗi thương hiệu đều có những điểm mạnh riêng. Theo chị Linh, thực đơn ở các quán khá phong phú, ngoài món chính là sữa chua trân châu với đủ các vị, các quán còn phục vụ đa dạng các loại đồ uống khác như sữa chua dẻo, sữa chua lắc, kem, cà phê,…
Theo chị, những quán sữa chua trân châu hiện nay có thể là điểm hẹn lý tưởng cho những chị em văn phòng, giới trẻ bởi nhiều quán có những góc “sống ảo” đẹp, món ăn này vừa tốt cho sức khỏe mà vẫn có thể ngồi vỉa hè tụ tập chém gió cùng đồng nghiệp, bạn bè.
Video đang HOT
Anh Đạt (đại diện một thương hiệu sữa chua trân châu với hơn chục cửa hàng nhượng quyền trên cả nước) cho biết mô hình kinh doanh này đang thu hút nhiều nhà đầu tư cũng như lượng khách hàng đa dạng đủ lứa tuổi. Anh cũng cho biết mức giá hợp lý và chất lượng sản phẩm là điểm mạnh của mô hình kinh doanh. Một cốc sữa chua trân châu giá chỉ từ 20.000 đồng rất dễ thu hút khách hàng.
Anh Đạt chia sẻ, nhờ kinh doanh theo hệ thống, chuỗi đã xây dựng được thương hiệu và niềm tin với người tiêu dùng nên mỗi ngày các cửa hàng bên anh có thể bán được từ 150 đến 250 cốc sữa chua trân châu các loại. Những ngày cuối tuần, nắng nóng, nhu cầu giải nhiệt của người dân tăng cao thì số lượng hàng bán được nhiều hơn. Chủ thương hiệu sữa chua trân châu này còn cho biết ngoài sản phẩm chính, mỗi quán còn bán được nhiều loại đồ uống và món ăn vặt khác như cà phê, trà, hướng dương, khô gà, bò khô, xúc xích, nem chua rán,… nên doanh thu từ vài triệu đến cả chục triệu đồng/ngày.
Trong khi đó, đại diện một chuỗi sữa chua trân châu với hơn 30 cửa hàng trên khắp cả nước cho biết doanh thu các cửa hàng trong hệ thống dao động từ 8 đến 15 triệu đồng. Lợi nhuận kinh doanh loại hình này khá hấp dẫn từ 20 đến 50%, thậm chí có hệ thống tiết lộ tiền lãi có thể lên tới 70% doanh thu trong khi chi phí đầu tư ban đầu vừa phải. Trung bình, mức đầu tư một cửa hàng dao động 200 – 300 triệu đồng tùy vào quy mô và vị trí thuê mặt bằng. Do đó, các cửa hàng kinh doanh nhượng quyền có thể thu hồi vốn chỉ sau 3-5 tháng.
Món lạ tỉnh lẻ đổ bộ, 'tấn công' khắp vỉa hè Hà Thành
Từ vỉa hè, những đồ uống công thức "made in Việt Nam" nhanh chóng chuyên nghiệp hóa, hình thành chuỗi cửa hàng không thua kém gì các thương hiệu ngoại.
Cơn sốt đồ uống lạ
Trà chanh Hải Dương, sữa chua trân châu Hạ Long, dừa dầm Hải Phòng, chè sầu Đà Nẵng,... những món xuất phát từ tỉnh lẻ đã trở thành trào lưu, hình thành chuỗi cạnh tranh với các đại gia quốc tế trong lĩnh vực đồ ăn và thức uống cho giới trẻ tại Hà Nội và TP.HCM.
Gần đây, thị trường F&B rộ lên mô hình kinh doanh quán trà chanh kiểu mới sau 10 năm nguội lạnh trào lưu trà chanh "chém gió" vỉa hè. Mặc dù xuất phát điểm là Hà Nội nhưng một số thương hiệu lại hình thành từ Hải Dương, hình thành các chuỗi cửa hàng mở rộng ra khắp các tỉnh thành. Các chuỗi đều có thiết kế riêng về logo nhận diện thương hiệu, nội thất quán. Chi phí cho việc chuyển nhượng thương hiệu của những chuỗi này dao động từ 40-50 triệu đồng.
Tại các quán trà chanh phiên bản nâng cấp, thực đơn đồ uống đa dạng vì được biến tấu với nhiều nguyên liệu mới như trân châu, nha đam hoặc đào giòn thay vì công thức đơn giản gồm nước trà, chanh tươi, đường và đá lạnh như trước đây.
Nhiều đồ uống trở thành thương hiệu
Theo ghi nhận trên thị trường Hà Nội và địa bàn các tỉnh, thành cả nước, hiện có khoảng 15 chuỗi thương hiệu trà chanh đang hoạt động. Trong đó "top 5" chuỗi lớn nhất gồm: Trà Chanh Bụi Phố (hơn 400 cơ sở), Tmore (170 cơ sở), Layla (hơn 150 cơ sở), Chill (hơn 100 cơ sở), Tiệm trà chanh 1975 (khoảng 60 cơ sở)...
Sữa chua trân châu vốn là đặc sản ở Hạ Long (Quảng Ninh), nổi tiếng đến độ chỉ xếp sau món bánh cuốn chả mực. Món sữa chua có cách biến tấu mới lạ cùng trân châu tạo nên "cơn sốt" với các tín đồ ẩm thực. Một điều đặc biệt, sữa chua trân châu được người Hạ Long ăn quanh năm, kể cả trong thời tiết lạnh.
Nhận được sự đón nhận tích cực, đồ ăn mới này đã hình thành nên nhiều thương hiệu với chuỗi cửa hàng nhượng quyền tại Hà Nội và TP.HCM. Bên cạnh những hương vị quen thuộc, sữa chua trân châu, một phiên bản mới lạ đã nhanh chóng được giới trẻ yêu thích.
Nếu là một tín đồ ăn uống, không thể nào không biết đến món dừa dầm Hải Phòng gây sốt cộng đồng mạng suốt thời gian qua. Với nguyên liệu đơn giản là dừa, nước cốt dừa và trân châu, món chè "toàn dừa là dừa" này đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt cho những người mê ăn vặt, giá dao động từ 20.000-30.000 đồng/cốc tùy vị.
Có thể giải thích được một phần lý do khiến món ăn này bỗng được yêu thích là do rất nhiều người thích ăn dừa. Bên cạnh đó, loại đồ ăn mới gây tò mò giới trẻ nên được tìm kiếm và ăn thử nhiều hơn.
Chè sầu - món ăn từ Đà Nẵng - cũng tràn ngập Hà Nội. Được gọi với cái tên "chè sầu" vì chè có hương vị sầu riêng thơm lừng cùng nét đặc trưng của chè Thái. Nếu chè khúc bạch - mốt ẩm thực của mấy vụ chè trước - ngọt thanh, vị nhã thì điểm nhấn chủ yếu khiến món chè sầu nổi tiếng là vị sầu riêng tan chảy và nước cốt đậm đà.
Lên đời quán vỉa hè
Sự nở rộ của các mô hình kinh doanh đồ uống theo chuỗi là xu hướng tất yếu khi thị trường trà sữa dần bão hòa, người trẻ lại có xu hướng quay về với những quán xá thuần Việt. Khác với trà đá vỉa hè, thực khách của những quán kiểu mới này được thoải mái check-in trong một không gian mở, được thiết kế đẹp mắt hơn, chất lượng phục vụ chuyên nghiệp như quán cà phê đắt tiền nhưng mức giá chỉ nhỉnh hơn quán vỉa hè một chút.
Mô hình kinh doanh hiện đại kết hợp truyền thống này là lựa chọn lý tưởng cho những nhà đầu tư có số vốn hạn chế. Với chi phí đầu tư ban đầu chỉ từ 100 triệu đồng, doanh thu có thể đạt tới 17 triệu đồng/ngày vào những ngày cao điểm.
Đồ uống tỉnh lẻ lên đời, cạnh tranh đại gia ngoại
Chủ 4 cửa hàng trà chanh ở Hà Nội cho hay, các quán trà chanh đều có diện tích từ 80-150m2. Chi phí để mở quán dao động từ 200-300 triệu đồng, tùy vào quy mô và vị trí thuê mặt bằng.
Theo đánh giá của các chuyên gia, tiềm năng của thị trường này rất lớn bởi giới trẻ là đối tượng khách hàng chính. Họ có xu hướng thích ăn hàng và sẵn sàng dành 30-40% chi phí sinh hoạt mỗi tháng riêng cho việc ăn vặt/ăn hàng. Bởi vậy, lĩnh vực kinh doanh chuỗi cửa hàng ẩm thực (F&B) luôn hứa hẹn tiềm năng thị trường cực lớn mà các thương hiệu đều khao khát.
Dù đang phát triển "nóng", lĩnh vực kinh doanh này chưa bao giờ là dễ dàng. Người Việt rất thích, sẵn sàng trải nghiệm những dịch vụ ăn uống mới, tuy nhiên lại chóng chán và hiệu ứng đám đông rất mạnh cùng với sự phát triển của mạng xã hội và công nghệ.
Trà sữa đã trở thành một phần văn hóa của giới trẻ Việt Nam, nhưng lựa chọn sản phẩm trà sữa vào thời điểm này để khởi nghiệp không phải một quyết định an toàn. Hay như chè khúc bạch rộ lên nhanh nhưng bây giờ không mấy người ăn nữa. Có thể thấy nó là món ăn theo mốt.
Theo bà Thanh Thảo - chuyên gia tư vấn F&B, những chuỗi thành công là những chuỗi kiểm soát được yếu tố con người một cách tốt nhất, giúp dịch vụ luôn giữ được ở tiêu chuẩn nhất định. Đó là 2 yếu tố cơ bản nhất để một mô hình F&B có thể bắt đầu thử sức và mở rộng. Khi càng mở rộng, sẽ càng có nhiều vấn đề phát sinh, tuy nhiên nếu hai vấn đề cốt lõi trên được kiểm soát thì việc mở rộng có thể thành công.
Dân văn phòng cũng "chóng mặt" với giá thịt lợn, hàng quán đồng loạt treo biển thông báo: "Chúng tôi đã cố gắng, nhưng..." Trước sức ép giá thịt lợn tăng phi mã và không có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều cửa hàng kinh doanh đồ ăn ở Hà Nội, như cơm bình dân, bánh mỳ, bún chả nướng, bánh cuốn,... đồng loạt treo biển tăng giá bán. Trung bình mỗi suất ăn tăng lên khoảng 5.000 - 10.000 đồng. Vừa bước vào một quán bánh tráng...