Loại cây mọc hoang góc vườn nấu được nhiều món ngon, chứa hoạt chất quý
Lá lốt là cây mọc hoang nó được dùng làm rau thơm chế biến nhiều món ăn ngon nó còn chứa nhiều hoạt chất quý.
Đây cũng là vị thuốc trong Đông y giúp kháng viêm, giảm đau.
Theo bác sĩ chuyên khoa Huỳnh Tấn Vũ – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, lá lốt thường được con người sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn.
Theo y học hiện đại, trong 100g lá lốt sẽ có chứa 39 calo, 86,5g nước, 4,3g protein, 2,5g chất xơ, 260mg canxi, 980mg photpho, 4,1mg sắt và 34mg vitamin C. Phần rễ của lá lốt có chứa benzyl axetat và phần lá, thân có chứa còn alkaloid và beta-caryophylen.
Lá lốt chứa nhiều tinh dầu, Alcaloi, flavonoid. Tinh dầu lá lốt có mùi thơm đặc trưng, có chứa nhiều hợp chất hữu cơ như beta-caryophylen, benzylaxetat, piperolotin, piperolotidin, piperlolotinon… Tinh dầu lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, kích thích tiêu hóa và giảm đau.
Alcaloid là nhóm hợp chất có tính bazơ yếu, có khả năng gây ức chế hoặc kích thích hệ thần kinh trung ương. Lá lốt có chứa các loại alcaloid như piperin, piperidin, piplartin… Alcaloid lá lốt có tác dụng giãn mạch máu, làm ấm cơ thể và trừ phong hàn.
Flavonoid là nhóm hợp chất phenolic có khả năng chống oxy hóa và bắt gốc tự do. Lá lốt có chứa các loại flavonoid như quercetin, kaempferol, apigenin… Flavonoid lá lốt có tác dụng bảo vệ màng tế bào, ngăn ngừa viêm nhiễm và ung thư.
Lá lốt có nhiều tác dụng trong chữa bệnh. Ảnh: Thuocdantoc.
Còn trong y học cổ truyền, theo bác sĩ Vũ, lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, hạ khí, chỉ thống. Lá lốt được dùng chữa chứng phong, hàn, thấp, tê bại chân tay, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy, bệnh thận, chữa đau nhức xương khớp, đau đầu, đau răng, chảy mồ hôi, chữa đau răng. Lá lốt cũng có thể dùng phối hợp trong thuốc xông để giải cảm.
Video đang HOT
Lá lốt có nhiều tác dụng trong điều trị khá nhiều bệnh và giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng cũng cần thận trọng để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra. Để đảm bảo an toàn cần tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe dinh dưỡng trước khi sử dụng.
Loại gia vị xem là "thuốc" chống ung thư tự nhiên, giảm huyết áp cực tốt: Rất sẵn ở chợ Việt
Loại cây này rất quen thuộc với người dân Việt, lại có mức giá vô cùng rẻ.
Cây sả được biết đến là loại gia vị quen thuộc với hầu hết các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, loại cây này còn mang nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ.
Theo Web MD, trong 28g sả chứa: 30 Calo, 1g chất đạm, 0g chất béo, 7g carbohydrate, 0g chất xơ và 0g đường. Cùng với đó, sả cũng chứa một lượng sắt, canxi và vitamin C tốt cho sức khoẻ. Nếu sử dụng loại cây này thường xuyên, bạn sẽ được hưởng những lợi ích sau:
Ngăn ngừa ung thư
Hợp chất citral trong cây sả có khả năng sả giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Nhiều chuyên gia cũng khuyến khích chúng ta nên cho sả vào thức ăn hoặc giã sả vắt làm nước uống thay cho trà.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu từng công bố còn cho thấy sả có chứa beta-carotene-1 là loại chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư.
Hỗ trợ giảm cân
Trà sả được sử dụng như một loại trà giải độc để tăng cường trao đổi chất, giúp hỗ trợ quá trình giảm cân. Theo một báo cáo năm 2013 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, sự hiện diện của các hợp chất polyphenol và hàm lượng caffeine trong sả làm tăng tiêu hao năng lượng và quá trình oxy hóa chất béo, do đó góp phần giảm cân.
Kháng viêm
Một nghiên cứu được công bố trên CNN vào năm 2010 cho thấy chiết xuất sả chính là phương pháp điều trị các bệnh viêm nhiễm vô cùng hiệu quả. Các nhà nghiên cứu khẳng định các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong sả giúp làm giảm sự căng thẳng.
Một nghiên cứu tương tự của các nhà khoa học Mỹ cho thấy sả chính là một liệu pháp điều trị bệnh viêm ruột vì có khả năng ức chế quá trình sản sinh leukocyte - một loại tế bào bạch cầu, từ đường ruột bị viêm nhiễm.
Giảm huyết áp
Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.
Thúc đẩy sự phát triển của tóc
Dùng sả là một phương pháp điều trị mọc tóc hiệu quả và làm tăng sự phát triển của tóc. Nó là một nguồn giàu vitamin A và C, đóng vai trò là chất dinh dưỡng cần thiết cho cả da và tóc. Uống trà sả thường xuyên có thể giúp tăng cường các nang tóc và ngăn ngừa rụng tóc. Theo Sức khoẻ & Đời sống, sả làm giảm đáng kể gàu trong vòng một tuần.
Ngoài ra, có thể sử dụng 1 nắm thân sả đem nấu với 1,5 lít nước. Sau khi nước sôi, chờ nước nguội hoặc pha thêm nước, dùng gội đầu. Thực hiện đều đặn 2 - 3 lần/ tuần giúp tóc mượt, chắc khỏe và hạn chế tình trạng rụng tóc.
Lưu ý khi sử dụng
Sả là loại cây mang nhiều tác dụng cho sức khoẻ của con người. Tuy nhiên không phải dùng càng nhiều là càng tốt. Theo các chuyên gia, việc sử dụng cây sả quá nhiều có thể gây ra các tác hại sau:
Gây nóng trong
Nóng trong người là biểu hiện rõ nhất khi sử dụng cây sả quá mức, trong sả có chứa nhiều tinh dầu và thành phần methyl eugenol. Gây nên tình trạng nóng trong, làm cho cơ thể cảm thấy cực kỳ khó chịu.
Vậy nên, trước khi quyết định sử dụng một lượng lớn sả đưa vào cơ thể thì bạn nên hỏi ý kiến của các chuyên gia để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.
Dị ứng
Trong sả có chứa nhiều chất tinh dầu, giúp kháng khuẩn và chống viêm cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều lượng cây sả sẽ phản tác dụng ngược lại gây nên tình trạng mụn nhọt, mẩn ngứa, thậm chí là dị ứng. Khiến cho cơ thể cảm thấy khó chịu và mệt mỏi nên cần phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng loại cây này.
Khó tiêu, táo bón
Theo các chuyên gia, tinh dầu sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chậm tiêu hay đầy bụng. Tuy nhiên, việc sử dụng với lượng lớn sẽ gây tác dụng phụ kích ứng đến thành dạ dày, nóng trong và co thắt ruột khiến cho việc tiêu hóa kém. Dẫn đến tình trạng táo bón, khó tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng.
Nhà nhà nhiễm cúm, thuốc Tamiflu lúc nào nên dùng? Hiện đang dần vào cao điểm của cúm A/B, tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo việc nhiều người bệnh tự điều trị bằng kháng sinh, Tamiflu... Cả nhà "rủ nhau" nhiễm cúm Sốt cao, đau cổ họng và mệt mỏi lại kèm ho, chị Trần Hương (Tây Hồ, Hà Nội) tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh, kháng viêm vì nghĩ chắc viêm...