Loại cây gia vị vứt đâu cũng sống được, chữa được đến 17 căn bệnh khác nhau
Có lẽ chị em không quá xa lạ với cây ngò gai ( rau mùi tàu). Loại cây này nổi tiếng không chỉ là gia vị có mùi thơm mà còn là một loại dược liệu rất phổ biến trong đông y.
Cây ngò gai là loài cây phát triển mạnh ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, dù là đất khô cằn ít nước nhưng nó vẫn sinh trưởng tốt. Đặc biệt, nếu được trồng ở nơi có bóng râm, lá của nó thường sẽ xanh và có mùi thơm nồng hơn. Mùi ngò gai rất dễ sống, chỉ cần trồng ở trong vườn, chậu, hay bất kỳ chỗ nào nó cũng đều sống được. Tương tự như hành, ngò gai có đặc tính thơm nồng nên khi cho vào món ăn sẽ rất kích thích khứu giác.
Ngoài đặc tính là loại cây gia vị, mùi ngò gai còn là dược liệu và nó có rất nhiều lợi ích sức khỏe như sau:
1. Điều trị các bệnh truyền nhiễm
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Dược phẩm DARU, mùi ngò gai có đặc tính kháng khuẩn, có thể giúp chống nhiều chủng virus, nấm men khác nhau. Các chất phytochemical có trong mùi ngò gai điều trị được nhiều bệnh truyền nhiễm ở người.
2. Cân bằng lượng đường huyết
Các loại tinh dầu được chiết xuất từ lá của cây mùi ngò gai được chứng minh là có chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Loại thảo mộc có mùi thơm này chứa một lượng lớn axit ascorbic (vitamin C) hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp làm sạch các gốc tự do. Với đặc tính như vậy, mùi ngò gai rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh tiểu đường và các rối loạn khác gây ra do căng thẳng oxy hóa trong cơ thể.
3. Loại bỏ mùi hôi miệng
Mùi hương tươi mát của mùi ngò gai rất hiệu quả trong việc điều trị hôi miệng. Hàm lượng chất diệp lục trong lá có tác dụng khử mùi hôi hiệu quả. Khi nhai lá tươi, nó sẽ loại bỏ các hợp chất lưu huỳnh được tạo ra trong quá trình nhai thức ăn và vi khuẩn trong miệng.
4. Điều trị bệnh tim
Mùi ngò gai chứa saponin, flavonoid, coumarin, steroid và axit caffeic, các hợp chất này hoạt động như một chất chống viêm. Trong một nghiên cứu cho thấy mùi ngò gai làm giảm viêm trong giai đoạn cấp tính của bệnh mạch máu và tim.
Mùi ngò gai làm giảm viêm trong giai đoạn cấp tính của bệnh mạch máu và tim.
5. Điều trị rối loạn thận
Theo các loại thuốc thảo dược châu Âu, mùi ngò gai thúc đẩy lợi tiểu và giúp điều trị các rối loạn thận như viêm tuyến tiền liệt mãn tính, viêm bàng quang, tiểu rát và viêm niệu đạo.
6. Ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Đặc tính chống viêm của mùi ngò gai rất hữu ích trong việc ngăn ngừa các bệnh thoái hóa như Alzheimer và Parkinson. Saponin và flavonoid là 2 hợp chất chống viêm có thể giúp giảm viêm trong các tế bào não. Ngoài ra, vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào não do stress oxy hóa.
Video đang HOT
7. Phòng ngừa hen suyễn
Một số nghiên cứu nói rằng những người sống ở vùng Caribbean sử dụng mùi ngò gai như là một loại thảo dược dùng với trà để phòng ngừa bệnh hen suyễn.
8. Điều trị sốt
Stigmasterol là một steroid có nguồn gốc từ thực vật, nó có trong cây mùi ngò gai rất nhiều. Chất này có đặc tính chống viêm, hạ sốt, điều trị cảm cúm, cảm lạnh và nhiều triệu chứng liên quan.
9. Ngăn ngừa các vấn đề về đường tiêu hóa
Lá của mùi ngò gai có hàm lượng carotenoids, lutein và phenolic, những hợp chất này giúp làm giảm các vấn đề về đường tiêu hóa, do đó duy trì sức khỏe đường ruột tốt hơn.
10. Điều trị sốt rét
Flavonoid, tannin và triterpenoids có trong mùi ngò gai là các hợp chất được chứng minh có tính kháng khuẩn, chống viêm, có hiệu quả chống lại ký sinh trùng sốt rét và các vi khuẩn khác như nấm.
Mùi ngò gai có thể tiêu diệt vi khuẩn và nấm mốc.
11. Tẩy giun
Tính cay nồng của mùi ngò gai được xem là một loại thảo mộc truyền thống phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dược học Ấn Độ cho biết mùi ngò gai sở hữu những đặc tính có thể giúp tiêu diệt giun có trong đường ruột.
Dưa lê mát, bổ, chữa nhiều bệnh nhưng lưu ý những “đại kỵ” khi ăn
12. Điều trị phù nề
Phù nề là tình trạng sưng một phần hoặc toàn bộ cơ thể do chấn thương hoặc viêm. Ngoài ra có thể là do các yếu tố khác như mang thai, nhiễm trùng và tác dụng phụ của thuốc. Trong một nghiên cứu, mùi ngò gai làm giảm phù nề do sự hiện diện của stigmasterol, beta sitosterol, brassicasterol và các hợp chất terpenic có trong lá.
13. Điều trị vô sinh
Từ thời cổ đại, phụ nữ đã biết cách sử dụng thảo mộc để tăng cường khả năng sinh sản. Trong đó, mùi ngò gai được đề cập là rất hữu ích trong việc điều trị các vấn đề liên quan tới sinh nở, vô sinh, đau bụng kinh. Thảo mộc này cũng hoạt động như một chất kích thích ham muốn tình dục.
Thảo mộc này cũng hoạt động như một chất kích thích ham muốn tình dục.
14. Điều trị chứng tăng tiết mồ hôi
Mùi ngò gai có thể điều trị chứng tăng tiết mồ hôi và các bệnh do ẩm ướt do khí hậu nóng ẩm ở các vùng ven biển. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất sắt, protein, canxi, vitamin (A, B và C) và carotene. Các hợp chất này giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.
16. Ngăn ngừa động kinh
Các chất eryngial, flavonoid và tannin trong mùi ngò gai được chứng minh là có thể ngăn ngừa co giật, động kinh.
17. Giảm đau
Chất Trimethylbenzaldehydes trong lá mùi ngò gai hoạt động như một loại thuốc giảm đau mạnh mẽ. Chúng làm dịu tất cả các cơn đau cấp tính bao gồm đau tai, đau đầu, đau vùng chậu, đau khớp và đau cơ.
Canh mướp đắng nhồi thịt giải nhiệt ngày nắng nóng
Mướp đắng nhồi thịt hay còn gọi là khổ qua nhồi thịt là món ăn rất quen thuộc đối với ẩm thực gia đình. Với một chút biến tấu món ăn con hấp dẫn hơn, dùng giải nhiệt trong những ngày nắng nóng.
Canh mướp đắng nhồi thịt giải nhiệt ngày nắng nóng
Nguyên liệu:
- Thịt heo xay: 200g
- Mướp đắng: 2-3 quả to
- Nấm hương: 7-10 cánh
- Nước dùng xương heo hớt sạch váng mỡ: 500ml
- Hành hoa, rau mùi tàu
- Gia vị, dấm, đường.
Cách nấu canh mướp đắng nhồi thịt ngon mát
- Nấm hương ngâm nước cho nở, thái nhỏ.
- Hành hoa, rau mùi tàu sơ chế sạch thái nhỏ.
- Ướp thịt heo xay với nấm hương thái nhỏ và 1 thìa hạt nêm hoặc gia vị, đảo đều để thịt ngấm gia vị.
- Mướp đắng chọn quả không quá già, thẳng đều, tươi ngon. Cắt mướp đắng thành các khúc đều nhau dài khoảng 4cm. Bỏ toàn bộ phần ruột mướp đắng. Rửa sạch và để ráo nước.
- Nhồi phần thịt băm ướp với nấm hương vào đầy trong ruột các miếng mướp đắng đã chuẩn bị.
- Đun sôi nước dùng heo, nêm vào nước dùng gia vị, dấm, đường sao cho nước dùng có vị chua ngọt nhẹ.
- Thả phần mướp đắng nhồi thịt vào nước dùng nấu chín, nêm nếm lại cho vừa miệng sao cho nước canh có vị chua ngọt thanh nhẹ. Cuối cùng cho phần hành hoa, mùi tàu cắt nhỏ vào.
- Trình bày canh mướp đắng nhồi thịt hay canh khổ qua nhồi thịt ra bát to, dùng nóng hay nguội với cơm trắng đều rất ngon.
Canh mướp đắng nhồi thịt nấu theo kiểu này sẽ có vị đắng nhẹ nhưng hậu chua ngọt rất dễ ăn. Mùi vị canh thanh mát, nhẹ nhàng lại ngọt đậm đà chứ không gây ngán.
Tùy sở thích gia đình, các bạn có thể hầm kỹ cho mướp đắng chín mềm hoặc chỉ nấu vừa chín tới để mướp đắng vẫn giữ được màu xanh non, vị giòn khi thưởng thức.
Chúc các bạn ngon miệng với món canh mướp đắng nhồi thịt thanh mát này!
Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của ngò gai Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lá ngò gai tươi chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như chất đạm, chất béo, chất bột-đường, phốt-pho, sắt, cùng nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Không chỉ vậy, loại rau thơm quen thuộc này còn là "bài thuốc" chữa trị nhiều bệnh. 1. Trị nhiều bệnh truyền nhiễm. Theo một nghiên cứu...