Loại bỏ đường khỏi chế độ ăn uống, cuộc sống của tôi thay đổi đáng ngạc nhiên: Thật tiếc vì không ngăn chặn “kẻ thù” của sức khỏe này sớm hơn!
Cắt giảm đường khỏi chế độ ăn uống đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi. Thay đổi thói quen vì sức khỏe lâu dài, tại sao không?
Việc tiêu thụ quá nhiều đường mang lại rất nhiều rủi ro đối với sức khỏe của chúng ta. Nó là nguyên nhân gây béo phì, bệnh tim, tiểu đường loại 2 và ung thư. Đồng thời nó chứa một lượng lớn calo trong khi lợi ích dinh dưỡng bằng 0…
Tôi vốn là một người ưa đồ ngọt. Năm ngoái, theo ước tính, tôi đã tiêu thụ hơn 36 gram tương đương 9 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Hiện tại con số dừng lại ở mức 3-4 gram, khoảng một muỗng cà phê – và tôi đã duy trì nó trong bốn tháng qua.
Thật ra, quá trình thực hiện không quá khó khăn như tôi nghĩ.
Thay vào đó, tôi đã thay đổi một vài thói quen, tìm hiểu kỹ hơn về những gì tôi đang ăn và khám phá ra những lựa chọn thay thế ngon miệng hơn so với thực phẩm có đường.
Năm nay, mục tiêu lớn nhất của tôi là cải thiện sức khỏe. Cùng với việc tập thể dục thường xuyên và nuôi dưỡng một lối sống lành mạnh, tôi còn kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống của mình.
Dưới đây là những gì tôi đã làm để loại bỏ “kẻ thù” của sức khỏe này ra khỏi chế độ ăn uống:
Loại bỏ các “tín hiệu” khiến bạn tiêu thụ thực phẩm có đường
Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc nhìn thấy thức ăn, tín hiệu thức ăn theo ngữ cảnh, có thể khiến chúng ta cảm thấy đói ngay cả khi chúng ta không có cơn đói sinh lý.
Nếu tôi mở tủ lạnh lấy nước và thấy một thanh sô-cô-la bên cạnh cái bình, tôi sẽ bẻ vài miếng để nhai, mặc dù tôi không đói.
Căn hộ của tôi chứa đầy những “tín hiệu” như vậy. Vì vậy, tôi đã chuyển tất cả đồ ngọt ra khỏi bàn cà phê và kệ bếp của mình.
Nó thực sự có tác dụng. Tôi đã ngừng ăn đồ ngọt và đồ ăn nhẹ không cần thiết khi tôi đói bụng, giảm bớt lượng đường nạp vào cơ thể.
Việc theo dõi lượng đường đã thay đổi nhận thức về thực phẩm
Theo dõi mức tiêu thụ đường đã chỉ ra:
- Tôi đã tiêu thụ nhiều hơn so với dự đoán ban đầu. Lượng đường có trong thực phẩm làm tôi kinh ngạc.
Chẳng hạn, một thanh Snickers có lượng đường khổng lồ 27 gram – khuyến nghị giới hạn tối đa trong 1 ngày dành cho phụ nữ.
- Chúng có mặt trong chế độ ăn kiêng từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như gia vị, hạt bơ, thanh granola và bột yến mạch.
Thay đổi cách mua sắm thực phẩm
Video đang HOT
Tôi bắt đầu cẩn thận kiểm tra thành phần dinh dưỡng của thực phẩm và loại bỏ các mặt hàng có chứa đường trong thành phần khỏi danh sách mua hàng. Đường có mặt trong thực phẩm dưới nhiều tên gọi khác nhau: mật hoa agave, mật ong, nước trái cây cô đặc, mật đường, xi-rô,… và nhiều hơn nữa.
Đồng thời tôi tự đặt ra cam kết: lựa chọn trong hiện tại kiểm soát các hành động trong tương lai, ràng buộc bản thân với những thói quen tốt.
Tôi đã không mua bánh quy, sữa chua có đường hay bánh ngọt để giữ trong tủ lạnh, vì vậy tôi không còn còn bị cám dỗ bởi chúng nữa. Bạn buộc phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc kiểm soát lượng đường mình sẽ nạp vào vì một cơ thể khỏe mạnh hơn.
Kiểm soát cơn đói
Đói giữa các bữa ăn luôn luôn dẫn đến ăn vặt – rất có thể là ăn vặt có đường.
Tôi ăn thức ăn đa dạng để no lâu hơn, kìm nén sự thôi thúc ăn vặt. Những thực phẩm này bao gồm rau quả tươi, protein từ thực vật và ngũ cốc.
Ngoài ra, tôi cũng thực hiện các thay đổi lối sống đơn giản, chẳng hạn như ăn uống chánh niệm.
Lựa chọn thực phẩm thay thế hấp dẫn hơn
Tôi đã lập một danh sách các thực phẩm chứa quá nhiều đường so với mức cho phép và khám phá ra các chất thay thế tự nhiên lành mạnh hơn.
Dưới đây là một số thay đổi chế độ ăn uống tôi đã thực hiện:
- Thay đổi bữa sáng bằng sữa chua có hương vị và granola khô mật ong: cho một bát sữa chua nguyên chất, rắc các loại hạt tùy thích và thêm quả chà là. Chà là và các loại hạt mang đến vị ngọt tự nhiên.
- Chọn thanh protein không có đường và chất làm ngọt nhân tạo, thưởng thức với cà phê và trà thay vì bánh quy.
- Thay thế trái cây được bảo quản, mứt ăn kèm bánh mì và sinh tố bằng các loại bơ hạt không đường, cung cấp protein và hương vị.
- Thay thế đồ ăn nhẹ có đường bằng toàn bộ trái cây. Trái cây chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa hữu ích cho sức khỏe.
Chấp nhận thay đổi để khỏe mạnh
Trong cuốn sách “Atomic Habits”, James Clear viết rằng chìa khóa để thay đổi hành vi lâu dài là biến thói quen mong muốn thành một phần bản sắc của bạn. Ông viết rằng con người bạn được xây dựng từ thói quen, và mọi hành động là minh chứng cho việc lựa chọn kiểu người mà bạn muốn trở thành.
Nói một cách đơn giản: Tôi muốn giảm mức tiêu thụ đường của mình, tôi muốn được khỏe mạnh. Vì vậy, tôi quyết tâm xây dựng thói quen hạn chế đường trong cuộc sống của mình.
Việc loại bỏ đường không còn khó khăn nữa – nó chỉ đơn thuần là một thói quen trong sinh hoạt hàng ngày của tôi.
Cắt giảm lượng đường giúp tôi cải thiện đáng kể sức khỏe và vóc dáng của mình sau một thời gian dài. Ngoài ra, nó còn có những lợi ích vượt xa sức khỏe thể chất bao gồm: giảm sự uể oải về tinh thần, làn da mịn màng hơn, củng cố sự tự tin trong việc đạt được các mục tiêu trong tương lai và sự thay đổi tích cực trong lối sống.
Tôi đã thay đổi theo hướng tích cực hơn. Sức khỏe của tôi được cải thiện rõ rệt. Cả hai đều là nguồn động lực mạnh mẽ, giúp tôi duy trì chế độ ăn uống hiện tại của mình. Thêm vào đó, tôi khám phá ra việc chế biến các món ăn tốt cho sức khỏe cũng là một niềm vui trong cuộc sống.
Bệnh nhân tuyến giáp nên tránh dùng 7 loại thực phẩm này
Bệnh tuyến giáp phần lớn là do di truyền, nhưng chế độ ăn uống cũng đóng góp một phần vì vậy nên biết những loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Tuyến giáp là một tuyến hình con bướm nằm ở dưới cổ và giải phóng các hormone có tác dụng trong việc điều chỉnh sự trao đổi chất, nhịp tim, tăng trưởng, nhiệt độ bên trong, và nhiều hơn nữa. Vì vậy, khi tuyến giáp không còn hoạt động, rất nhiều vấn đề có thể xảy ra trong cơ thể.
Có hai loại bệnh tuyến giáp chính là suy giáp và cường giáp. Đầu tiên, suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, do tuyến giáp tự trục trặc, được gọi là suy giáp nguyên phát.
Rối loạn cũng có thể xảy ra khi tuyến yên trong não không gửi được các thông điệp quan trọng đến tuyến giáp cần thiết để kích hoạt giải phóng hormone tuyến giáp. Đó gọi là suy giáp thứ phát. Trong cả hai trường hợp, các triệu chứng bao gồm tăng cân, mệt mỏi, trầm cảm và nhạy cảm với cái lạnh.
Mặt khác, khi tuyến giáp tiết ra quá nhiều hoóc môn, nó được gọi là cường giáp. Các triệu chứng phần lớn trái ngược với những gì xảy ra khi không có đủ hormone tuyến giáp. Bệnh nhân có thể bị giảm cân, hồi hộp, khó chịu, nhạy cảm với nhiệt và nhịp tim không đều.
Bệnh tuyến giáp phần lớn là do di truyền, nhưng căng thẳng, độc tố môi trường và chế độ ăn uống cũng đóng góp một phần. Sau đây là những loại thực phẩm được biết là làm trầm trọng thêm bệnh tuyến giáp vì đó là một yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của mọi người.
Thức ăn nhanh
Tuyến giáp sử dụng iốt từ chế độ ăn uống để tạo ra các hormone T3 và T4. Trên thực tế, tuyến giáp là cơ quan duy nhất sử dụng iốt. Có rất nhiều lý do để tránh dùng thức ăn nhanh, nhưng khi nói đến bệnh tuyến giáp, loại thực phẩm này chứa rất nhiều muối nhưng iốt hầu như không có.
Ở nhà mọi người nhận được rất nhiều iốt hàng ngày từ muối ăn iốt, nhưng không có nhiều nhà hàng thức ăn nhanh sử dụng muối iốt trong sản phẩm của họ. Các nghiên cứu xác nhận rằng bữa ăn nhanh có rất ít iốt hữu ích cho tất cả lượng natri được tiêu thụ.
Thực phẩm chế biến
Cũng giống như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến và đóng gói cũng chứa rất nhiều natri nhưng hiếm khi sử dụng muối iốt. Hãy bắt đầu kiểm tra nhãn của sản phẩm. Nhiều sản phẩm trong số này, thậm chí là những món ngọt, cũng chứa hơn 20% lượng natri cho phép hàng ngày.
Một chế độ ăn uống có quá nhiều natri khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tim và huyết áp cao, và việc bổ sung natri từ thực phẩm chế biến sẽ thêm rất ít iốt quan trọng. Đó là lý do tại sao tốt nhất là luôn chuẩn bị bữa ăn tươi ở nhà và nêm nếm bằng muối ăn iốt.
Lúa mì
Bệnh celiac là một rối loạn khi cơ thể không thể xử lý gluten trong các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Lý do hoàn toàn rõ ràng, những người mắc bệnh celiac cũng có nguy cơ rối loạn tuyến giáp cao hơn. Vì vậy, nếu đã được chẩn đoán bị celiac, việc tránh sử dụng gluten sẽ rất quan trọng vì nhiều lý do. Nó không chỉ hỗ trợ hệ tiêu hóa lành mạnh, mà còn làm giảm nguy cơ phát triển rối loạn tuyến giáp.
Mặt khác, nếu không mắc chứng celiac hoặc bất kỳ yếu tố nguy cơ nào đối với bệnh này (tiền sử gia đình hoặc rối loạn tự miễn nhất định), thì người dùng có thể không được phục vụ tốt nhất bằng cách tránh bánh mì. Hầu hết các giống hiện nay được yêu cầu phải có muối iốt.
Đậu nành
Có một vài tranh cãi về đậu nành. Từng được coi là một sự thay thế lành mạnh cho các sản phẩm thịt, tuy nhiên trong những năm gần đây đã xuất hiện bằng chứng cho thấy đậu nành có thể tác động tiêu cực đến chức năng tuyến giáp. Đậu nành có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ iốt của tuyến giáp, vì vậy nếu đã bị thiếu chất này, nó có thể làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển bệnh suy giáp.
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho biết, miễn là người dùng không ăn quá nhiều cũng như không bị thiếu iốt từ trước thì sẽ không tăng nguy cơ phát triển bệnh tuyến giáp kém hoạt động. Mức độ vừa phải rất quan trọng khi sử dụng đậu nành, đặc biệt là đàn ông, vì đậu nành cũng có thể bắt chước estrogen trong cơ thể.
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật như gan, thận và tim đã không còn được ưa chuộng trong những năm gần đây, nhưng nó có thể khá tốt cho cơ thể. Loại thực phẩm ít phổ biến này cung cấp nhiều axit lipoic, được biết đến với tác dụng giảm viêm và hỗ trợ chức năng nhận thức.
Thật không may, axit lipoic có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp nếu sử dụng quá nhiều. Axit lipoic cũng được khuyến cáo cho những người đã dùng thuốc tuyến giáp, vì nó có thể làm thay đổi chức năng của thuốc.
Các loại rau họ cải
Các loại rau họ cải bao gồm bông cải xanh, cải bắp, súp lơ và cải xoăn, rất tốt cho sức khỏe vì chúng cung cấp nhiều chất xơ và các vitamin và khoáng chất quan trọng. Các loại rau họ cải là tuyệt vời nhất vì chúng có chứa các hợp chất lưu huỳnh gọi là glucosinolates và nghiên cứu chỉ ra rằng glucosinolates có khả năng chống ung thư.
Tuy nhiên, nếu bị thiếu iốt, tốt nhất nên tránh xa các loại rau họ cải. Quá trình tiêu hóa cho loại sản phẩm đặc biệt này được cho là ngăn chặn khả năng hấp thu iốt của tuyến giáp. Không nên lo lắng quá nhiều nếu yêu thích loại rau này, bởi vì mọi người có thể dùng khoảng 140gram một cách an toàn mà không gặp vấn đề gì, và nấu chúng lên có thể làm giảm ảnh hưởng đến tuyến giáp.
Thực phẩm có đường
Đường chế biến là kẻ thù số một của sức khỏe. Hầu hết mọi người đều ăn quá nhiều, thường xuyên mà không nhận ra. Đường không chỉ gây tăng cân, nó gây viêm khắp cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề như tiểu đường, bệnh tim và sâu răng.
Tuyến giáp hoạt động kém làm chậm quá trình trao đổi chất và điều này có thể dẫn đến tăng cân ngay cả khi bạn không tiêu thụ nhiều đường. Giảm lượng đường tiêu thụ là điều nên làm số mọt để cải thiện sức khỏe và giảm tác hại của rối loạn tuyến giáp.
Tin tốt là bệnh tuyến giáp không cần phải can thiệp vào chế độ ăn uống bình thường quá nhiều. Tầm quan trọng của việc tránh thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến cũng như lượng đường dư thừa không phải là mới và áp dụng cho tất cả những người mong muốn có sức khỏe tốt. Lúa mì chỉ nên tránh nếu đã bị chẩn đoán mắc bệnh celiac, và xét nghiệm máu đơn giản có thể xác định điều đó. Ngay cả đậu nành và rau họ cải vẫn rất tốt, nhưng nên ăn trong chừng mực.
Miễn là chuẩn bị hầu hết các bữa ăn tại nhà với toàn bộ nguyên liệu thì có thể yên tâm rằng mọi người đang làm tốt nhất có thể cho tuyến giáp, ít nhất là đối với chế độ ăn uống. May mắn thay, tuyến giáp dễ dàng được điều trị bằng thuốc và một khi đã ổn định, tất cả các triệu chứng đáng lo ngại đó sẽ biến mất.
Phòng chống dịch Covid-19: Cách ăn uống lành mạnh trong thời gian hạn chế tối đa đi ra ngoài đường Trong mùa dịch Covid-19, chúng ta phải hạn chế tối đa việc đi ra ngoài đường, thậm chí nhiều người còn trong chế độ tự cách ly tại nhà. Vậy ăn uống lành mạnh cần duy trì thế nào trong quãng thời gian mệt mỏi này? Thói quen ăn uống hàng ngày nói rất nhiều về sức khỏe của bạn. Chìa khóa cho...