Lo ngại chủng virus Ebola có khả năng lây sang người
Các nhà khoa học tìm thấy virus trên lợn và lo ngại nó có thể lây nhiễm sang con người, dù khả năng này trước đó từng được cho là khó xảy ra.
Reston virus là một trong 6 loại thuộc chi Ebolavirus. Reston viruss gây bệnh Ebola ở các loài linh trưởng, không phải người. Tuy nhiên, mới đây, các nhà nghiên cứu của Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Mỹ (NIAID) đã phát hiện chủng virus Ebola trên lợn, có khả năng lây nhiễm sang người. Kết quả này được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
Điều này khiến các chuyên gia của Viện Y tế Quốc gia cảnh báo y học cần xếp virus Reston Ebola (RESTV) vào nhóm mầm bệnh gia súc có khả năng lây truyền sang người.
Cụ thể, những con lợn trong phòng thí nghiệm bị nhiễm virus RESTV đã phát triển thành bệnh viêm đường hô hấp nặng. Cơ thể của lợn có tải lượng virus cao, thải ra ngoài môi trường qua đường hô hấp trên.
Nhóm tác giả cảnh báo RESTV có thể lây nhiễm sang người nhưng khó thành bệnh. Họ bày tỏ sự quan ngại lợn có thể là “vật chủ tạm thời hoặc ổ khuếch đại các Ebolavirus”.
Video đang HOT
Hình ảnh hiển vi điện tử phủ màu cho thấy các hạt virus Reston (màu xanh lam) trong phổi của một con lợn bị nhiễm bệnh. Ảnh: NIAID.
“Sự xuất hiện của Reston Ebola ở lợn là một lời cảnh tỉnh với nhân loại vì khả năng lây truyền sang người qua tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi hoặc ăn thịt của nó”, nhóm tác giả viết trong báo cáo. Nghiên cứu được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Rocky Mountain ở Hamilton, Montana.
Các nhà khoa học NIAID nghiên cứu nhằm trả lời 2 câu hỏi chính. Đó là liệu chúng có thể gây bệnh cho lợn con, tương tự vụ bùng phát năm 2008 hay không. Nếu có, những con lợn này có thải virus qua đường hô hấp của chúng không?
Nghiên cứu của họ xác nhận trên thực tế, nhưng con lợn bị viêm phổi nặng có xu hướng tiết virus ra từ đường hô hấp trên. Họ cũng xác định tuổi của lợn con ở thời điểm nhiễm bệnh là từ 3 đến 7 tuần. Reston Ebola không được tìm thấy ở thịt lợn đang bán trong các cửa hàng thực phẩm ở Mỹ.
Reston Ebola lần đầu tiên được xác định vào năm 1989 trong thí nghiệm nghiên cứu khỉ vận chuyển Philippines đến Reston, Virginia, Mỹ. Loại virus đã gây chú ý vào năm 2008 sau khi gây đợt bùng phát ổ dịch ở lợn tại Philippines.
Đây cũng là lần đầu tiên virus này gây lo ngại cho nhân loại vì nó có dấu vết lây truyền từ lợn sang người. Điều này khiến Tổ chức Y tế Thế giới đưa cảnh báo toàn cầu vào tháng 2/2009. Các chuỗi RESTV cũng đã được xác định trên lợn ở Trung Quốc. Các nhà khoa học đề nghị quan chức y tế thế giới theo dõi lợn để tìm bệnh khắp Philippines và Đông Nam Á.
Cô gái bị sưng biến dạng cả mặt chỉ vì... nặn mụn đầu đen trên mũi
Cô gái 17 tuổi thấy nốt mụn đầu đen xuất hiện trên mũi và đã nặn nó. Vài ngày sau, vết mụn trên mũi bắt đầu sưng tấy và lan ra gần hết mặt cô gái.
Cô Mary Ann Regacho ở Philippines đã bị sưng biến dạng cả mặt sau khi nặn mụn đầu đen trên mũi - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cô Mary Ann Regacho (17 tuổi) sống ở tỉnh Nueva Ecija (Philippines). Vào năm 2019, cô phát hiện trên mũi mình có một nốt mụn đầu đen, theo Daily Mail.
Vì đang ở tuổi dậy thì nên cô Regacho không lạ gì khi bị mụn. Cô nghĩ mụn đầu đen đơn giản chỉ là vấn đề về nội tiết. Tuy nhiên, sau nhiều tuần, vết mụn đầu đen vẫn không biến mất. Cuối cùng, cô gái trẻ đã nặn nó ra.
Nhưng chỉ vài ngày sau, vùng da xung quanh mụn đầu đen ở mũi bắt đầu sưng và đau. Vì gia đình kinh tế khó khăn nên cô Regacho không thể đến bác sĩ khám và điều trị.
Cô đã thử dùng thảo dược để giảm nhiễm trùng nhưng bất thành. Vết sưng bắt đầu lan đến má, trán và khắp khuôn mặt. Cô Regacho mô tả vết sưng "giống như một quả bóng đang phình lên".
Vết sưng lan đến vùng da quanh mắt, gây ảnh hưởng đến thị lực của cô Regacho. "Tôi ban đầu cứ tưởng đó chỉ là mụn đầu đen thông thường nhưng khi nặn, nó đã nhức đến mức không ngủ được vào ban đêm. Tôi đã thử mọi cách để chữa trị nhưng không có tác dụng gì", cô Regacho chia sẻ.
Sau gần 1 năm chống chọi với vết sưng tấy trên mặt, cô Regacho cuối cùng đã đến bệnh viện kiểm tra. Tuy nhiên, bệnh viện địa phương lại không có thiết bị phù hợp để chẩn đoán tình trạng của cô. Vì vậy, cô được chuyển đến bệnh viện khác lớn hơn.
Vì không đủ tiền để chi trả chi phí điều trị, gia đình đã kêu gọi sự quyên góp của mọi người, theo Daily Mail .
Nghiên cứu mới: Dầu dừa nguyên chất có thể tiêu diệt SARS-CoV-2 Dầu dừa nguyên chất (VCO) có thể tiêu diệt một lượng lớn SARS-CoV-2, mang đến triển vọng mới trong điều trị bệnh nhân. Dầu dừa nguyên chất có thể chống lại COVID-19 - ẢNH: REUTERS Nhật báo Inquirer hôm 19.10 cho hay nghiên cứu mới của Đại học Ateneo de Manila (Philippines) cho thấy dầu dừa nguyên chất có thể tiêu diệt một...