Linh chi – Vị thuốc quý
Nấm linh chi là một trong những vị thuốc quý của y học cổ truyền. Ở nước ta, trong những năm gần đây, linh chi đã được người ta biết đến và sử dụng ngày càng nhiều. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh có dùng linh chi.
Bổ khí hoạt huyết dùng ở trường hợp đau tim do khí hư, huyết tụ: Linh chi 60g, nhân sâm 30g, đan sâm 90g. Tất cả tán bột. Mỗi lần 3g. Ngày 2 lần hoà nước nóng hoặc sữa, nước cơm (đau ê ẩm vùng ngực trước tim, hồi hộp, tim khó thở).
Nấm linh chi.
Dưỡng khí bổ âm hoạt huyết, trị bệnh đau tim do khí âm hư và tụ máu:
Video đang HOT
tây dương sâm 30g, linh chi 60-90g, tam thất 30g, đan sâm 45. Đem 4 vị thuốc trên rửa sạch, sao khô, nghiền thành bột, bỏ vào lọ đậy kín để dùng dần. Mỗi lần uống với nước ấm.
Bệnh viêm gan do can thận đều hư: Linh chi 10-12g, nữ trinh tử 15g, màng mề gà 9g. Cho nước vào sắc, nước sôi 60 phút, gạn lấy nước uống. Ngày 1 thang chia 2 lần (sáng, chiều), uống nóng.
Viêm gan cấp, mạn: Nấm linh chi rang sấy khô tán bột. Mỗi lần uống 3g, chiêu với nước trà hoa cúc.
Suy nhược thần kinh, ăn ngủ kém: Linh chi 100g thái nhỏ ngâm vào 500ml rượu trắng sau 7 ngày uống được. Ngày uống vào 2 bữa cơm, mỗi lần 15-20ml.
Viêm khí phế quản, ho gà, hen suyễn: Linh chi 10g, bách hợp 10g, trần bì 8g. Sắc kỹ uống thay nước trong ngày.
Bổ khí huyết tỳ vị, tiêu viêm giảm đau, chữa ung bướu: Linh chi 30g, tây dương sâm 30g, thạch hộc 30g, hoài sơn 30g, mộc nhĩ trắng 30g, nấm hương 30g. Tất cả tán thành bột. Mỗi lần uống 2 – 3g. Ngày uống 1-2 lần hoà với nước nóng, hoặc sữa, hoặc nước cơm đủ nhuyễn để dễ nuốt.
Theo SK&ĐS
Bớt phản ứng phụ khi tiêm phòng
Bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ... là những căn bệnh nguy hiểm, dễ gây tử vong và để lại các di chứng hàng đầu đối với trẻ em. Việc phòng ngừa những căn bệnh này cho trẻ đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn thế giới.
Phương pháp hiệu quả nhất giúp trẻ phòng ngừa những bệnh nguy hiểm nói trên chính là tiêm phòng vắc-xin. Tuy ý thức được hiệu quả và lợi ích của việc tiêm phòng nhưng thực tế, không ít bà mẹ vẫn ngần ngại do sau những lần chích ngừa, đôi lúc trẻ gặp những phản ứng phụ không mong muốn. Lịch tiêm chủng dày đặc cũng khiến cho nhiều người ái ngại.
Tâm lý chung của các bà mẹ là làm thế nào vừa giúp con phòng được nhiều bệnh mà lại ít bị các phản ứng phụ và số lần tiêm càng ít càng tốt.Điều này bây giờ đã không phải lo lắng nữa bởi đã có các vắc-xin phối hợp được sử dụng rộng rãi, là phương pháp tiên tiến trong việc giúp trẻ phòng ngừa các bệnh nguy hiểm thường gặp vì vừa giảm số mũi tiêm đáng kể so với tiêm từng vắc-xin riêng lẻ vừa giúp trẻ ít đau hơn, giảm chi phí và lịch tiêm được rút ngắn nêndễ nhớ.
Chẳng hạn như với vắc-xin phòng ho gà, trước đây, người ta sử dụng toàn bộ tế bào vi khuẩn ho gà để sản xuất, gọi là vắc-xin phối hợp ho gà toàn tế bào. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, vắc-xin phối hợp mới ho gà vô bào đã ra đời, không sử dụng toàn bộ tế bào mà chỉ chọn lọc một vài thành phần ho gà nên hiệu quả phòng bệnh cao hơn và giảm đáng kể các phản ứng phụ sau tiêm cho trẻ (ít sốt, bớt sưng đau...).Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, vắc-xin phối hợp có chứa thành phần ho gà vô bào đang là vắc-xin mà muốn tiêm thì phải trả phí.
Nhưng dù cho các vắc-xin có tiến bộ đến đâu thì cũng rất cần các bậc cha mẹ phải nâng cao hiểu biết để chủ động hạn chế các phản ứng phụ đáng tiếc xảy ra khi tiêm phòng cho trẻ. Cụ thể như:
- Chích ngừa cho trẻ đúng độ tuổi quy định cho từng loại vắc-xin, theo khuyến cáo của các tổ chức y tế.
- Không chích ngừa khi trẻ đang bệnh hoặc sức khỏe không đủ tốt.
- Lựa chọn những vắc-xin phối hợp chứa các thành phần kháng nguyên có lợi, làm giảm các tác dụng phụ sau tiêm (như sốt, đau, sưng chỗ tiêm...).
Theo NLĐ
Quế - Vị thuốc quý chữa bách bệnh Có rất nhiều lợi ích từ vỏ quế với sức khỏe đa chiều của bạn mà vẫn chưa khám phá hết! Quế còn gọi là quế quỳ, quế thanh, nhục quế, quế tâm. Bộ phận dùng chủ yếu là vỏ. Vỏ quế có chứa nhiều tinh dầu, tinh bột, chất nhầy, tanin và chất mầu. Theo Đông y, quế có vị cay ngọt,...