Liệu pháp mới phòng ngừa, điều trị ung thư bằng vaccine
Nhiều người bệnh ung thư hiện đặc biệt quan tâm đến thông tin vaccine miễn dịch HITV giúp phòng ngừa và điều trị ung thư…
TS. Kenichiro Hamisu, Viện Điện toán và Ung thư Tokyo (Nhật Bản) giới thiệu liệu pháp mới vaccine hệ miễn dịch HITV ( vaccine Hamisu) phòng ngừa và điều trị ung thư tại TP HCM ngày 30/3
Phòng ngừa và điều trị ung thư bằng vaccine hệ miễn dịch
Ngày 30/3, TS Kenichiro Hamisu, Viện Điện toán và Ung thư Tokyo (Nhật Bản) cùng Bệnh viện Gia An 115 giới thiệu liệu pháp mới vaccine hệ miễn dịch HITV (vaccine Hamisu) phòng ngừa và điều trị ung thư.
Theo giới thiệu của ông Hamisu, đây là thành tựu đầu tiên trong việc phát triển phương pháp điều trị kết hợp giữa xạ trị và tế bào tua hay còn gọi là đuôi gai (tế bào tua là một loại tế bào quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể) của Nhật Bản từ năm 2005.
Hiện vaccine HITV đã có mặt tại 42 quốc gia trên thế giới và điều trị cho hơn 22.500 người với 28 chứng bệnh ung thư như: ung thư đại tràng, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày…
Vaccine Hamisu phát huy tối đa khả năng tự điều trị của cơ thể kết hợp với các phương pháp điều trị đang có sẵn như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị để đạt kết quả tối ưu nhất.
Theo giải thích của TS. Hamisu, để đạt được mục tiêu điều trị các khối u bằng phương pháp miễn dịch, các bác sĩ điều trị bắt đầu từ việc tạo cho cơ thể người bệnh các kháng nguyên ung thư, sau đó đưa các tế bào đuôi gai vào cơ thể và thúc đẩy việc sản xuất tế bào lympho T ở từng khối u.
Video đang HOT
Những tế bào lympho T này đi vào máu, làm sạch máu bằng cách loại bỏ các tế bào ung thư trong máu và người bệnh sẽ khỏi bệnh (về mặt lý thuyết, nếu trong máu không có các tế bào ung thư thì sẽ không có di căn mới xảy ra). Sau khi chỉ số biểu thị khối u trong máu đã trở lại bình thường và xác nhận khối u đã biến mất hoàn toàn, thì sẽ đến giai đoạn phòng ngừa tái phát thông qua các tế bào đuôi gai.
Ưu điểm của việc điều trị bằng vaccine Hamisu là ít tác dụng phụ, thông qua các tế bào miễn dịch giúp ngăn ngừa khả năng tái phát của u và kéo dài thời gian tái phát bằng cách giảm thiểu số lượng khối u di căn mới. Tại Nhật Bản, từ năm 2008 đến nay đã có hơn 1.200 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này và tỷ lệ khỏi bệnh là 70%. Tuy nhiên, kết quả trên các bệnh nhân là khác nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thời điểm điều trị, số lượng khối u, đường kính khối u…
Theo ông Hamisu, nếu có thể phát huy hết sức mạnh của hệ miễn dịch kết hợp với các phương pháp trị liệu hiện nay thì chúng ta có thể đối phó với những trường hợp khó khăn nhất như ung thư giai đoạn bốn và ung thư tái phát…
Tránh nhầm lẫn vaccine phòng ngừa và điều trị
Theo TS BS Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP HCM, vaccine trong ung thư được nghiên cứu rất nhiều trong thời gian gần đây, tuy nhiên, có không ít nhầm lẫn về vaccine: vaccine phòng ngừa hay điều trị, đáp ứng hay trị khỏi, còn đang nghiên cứu hay đã được cấp phép sử dụng trên lâm sàng của các cơ quan có thẩm quyền.
Trước ý tưởng về việc hợp tác, chuyển giao kỹ thuật liệu pháp điều trị ung thư bằng vaccine hệ miễn dịch HITV cho Việt Nam, TS. Kenichiro Hasumi cho biết có rất nhiều yêu cầu chuyên môn cần phải đáp ứng, như phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn, đội ngũ kỹ thuật viên giỏi. Đó là chưa kể các kỹ thuật khó trong việc đưa vaccine vào khối u trong cơ thể người bệnh, cần thời gian tập huấn… rất chi tiết.
Hiện nay, mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ về hiểu biết sinh học ung thư nhưng qua những nghiên cứu cho thấy ứng dụng vaccine trên lâm sàng còn gặp rất nhiều khó khăn do việc đánh giá hiệu quả vẫn chưa rõ ràng. Các nghiên cứu vaccine hiện nay chỉ thực hiện ở bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến xa hoặc đã thất bại với các điều trị tiêu chuẩn. Vaccine điều trị, phòng ngừa tái phát có thể hiệu quả đối với ung thư này nhưng không hiệu quả với các loại ung thư khác. “Không có vaccine dùng cho tất cả các loại ung thư”, ông Dũng cho biết.
Đối với vaccine phòng ngừa, hiện nay chỉ có 2 loại vaccine ngừa ung thư cổ tử cung (ngừa virus HPV) và ngừa ung thư gan (ngừa virus viêm gan B) đã được cấp phép. Với vaccine điều trị dù rất nhiều vaccine đã được nghiên cứu nhưng đến hiện nay chỉ có duy nhất một loại vaccine được cấp phép trên toàn thế giới dùng cho ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn tiến xa kháng cắt tinh hoàn. “Việc sử dụng vaccine phòng ngừa ung thư tái phát vẫn chưa được chứng minh và còn đang tiếp tục nghiên cứu trong khi đó một số loại thuốc hóa trị, nhắm trúng đích… đã được chứng minh hiệu quả cho một số loại ung thư và đưa vào các hướng dẫn điều trị quốc tế”, BS. Dũng cho biết.
Ông Dũng cũng cho biết thêm: “Dù là một liệu pháp hứa hẹn nhưng tại thời điểm vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời về vaccine trong ung thư. Nhưng phải thật tỉnh táo dựa trên các chứng cứ khoa học, tránh nhầm lẫn giữa phòng ngừa và điều trị, giữa đáp ứng và trị khỏi, giữa còn đang nghiên cứu hay đã có kết luận và cấp phép”.
Thúy Vũ
Theo Báo giao thông
Vinmec triển khai liệu pháp miễn dịch tự thân và nhiệt trị kết hợp điều trị ung thư
Vinmec vừa trở thành bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam triển khai liệu pháp điều trị ung thư hiện đại là miễn dịch tự thân và nhiệt trị. Đây là phương pháp mới, có hiệu quả điều trị cao, chống tái phát tốt, đang được áp dụng thành công tại các quốc gia có nền y học phát triển như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu
Liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân là phương pháp sử dụng tế bào NK, tế bào lympho T được tách chiết từ máu, nuôi cấy và kích hoạt nhằm tăng cường khả năng chống lại tế bào ung thư, sau đó truyền lại cho người bệnh.
Khi kết hợp với các biện pháp điều trị truyền thống, miễn dịch tự thân sẽ tăng khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, giúp người bệnh đáp ứng với điều trị tốt hơn; được chỉ định áp dụng với nhiều loại ung thư phổ biến hiện nay như phổi, dạ dày, gan, mật, tụy, thực quản, đại tràng, cổ tử cung, buồng trứng vú, u não và u đặc vùng đầu cổ...
Với tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, liệu pháp còn giúp giảm mệt mỏi mạn tính ở người bệnh ung thư, giảm nguy cơ mắc các bệnh cúm, viêm phổi, viêm họng, nhiễm nấm... tăng chất lượng sống. Trong vòng hai thập kỷ trở lại đây, liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân đã được nghiên cứu ứng dụng trong lâm sàng ở Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ. Một nghiên cứu trên 10.0000 bệnh nhân ung thư tại Viện Liệu pháp sinh học Nhật Bản cho thấy khi kết hợp liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân với các biện pháp truyền thống như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật đã tăng hiệu quả điều trị lên 25 - 35%.
Cùng với liệu pháp miễn dịch tự thân, Vinmec đã áp dụng liệu pháp nhiệt trị bổ trợ điều trị ung thư. Phương pháp này dựa trên cơ chế tăng nhiệt độ tại vị trí khối u hay một vùng cơ thể đến 41 - 43oC. Nhiệt độ này có thể gây tổn thương và làm chết tế bào ung thư nhưng ít ảnh hưởng đến tế bào lành.
Khi phối hợp với các liệu pháp hóa trị hoặc xạ trị, nhiệt trị còn làm tăng khả năng đáp ứng của tế bào ung thư với các liệu pháp trên, đồng thời thúc đẩy quá trình tự chết của các tế bào ung thư còn sót lại sau hóa trị hoặc xạ trị. Nhiệt trị cũng giúp tăng hiệu quả hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách kích hoạt các tế bào miễn dịch và khiến tế bào u trở nên dễ bị tấn công và tiêu diệt hơn.
Phương pháp nhiệt trị được coi là có hiệu quả ngay cả các trường hợp tái phát hoặc đã điều trị bằng các phương pháp khác không hiệu quả. Trên thế giới, phương pháp nhiệt trị đã được nhiều Trung tâm ung thư ở Mỹ, Nhật Bản, Đức áp dụng trong điều trị ung thư vú tái phát, ung thư cổ tử cung, ung thư đầu cổ, ung thư xương và mô mềm...
Là bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu liệu pháp miễn dịch tự thân hỗ trợ điều trị ung thư từ năm 2015, và áp dụng từ tháng 10/2018 như một phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư cùng liệu pháp nhiệt trị. Vinmec Times City đã xây dựng quy trình chuẩn, đảm bảo truyền tế bào miễn dịch an toàn, đạt hiệu quả tối ưu. Quy trình nuôi cấy tế bào miễn dịch tại Vinmec tuân thủ chặt chẽ tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới và cơ quan chuyển giao kỹ thuật BIJ (Nhật Bản) để các chế phẩm truyền cho người bệnh đảm bảo an toàn ở mức cao nhất.
"Kết quả bước đầu trên các bệnh nhân được điều trị tại Vinmec đã có sự cải thiện rõ rệt về kết quả điều trị và tình trạng sức khỏe. Ngoài ra liệu pháp điều trị này cho thấy chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được nâng lên. Cùng với việc áp dụng liệu pháp miễn dịch tự thân và nhiệt trị kết hợp với các phương pháp điều trị ung thư truyền thống, Vinmec đang tiếp tục hoàn thiện mô hình điều trị đa mô thức, đem lại hiệu quả chữa trị cao cho người bệnh ung thư" - PGS.TS Nguyễn Tuyết Mai, Trưởng khoa Nội Ung bướu, Bệnh viện Vinmec Times City chia sẻ.
Hệ thống y tế Vinmec luôn đi đầu trong áp dụng các phương pháp mới như Liệu pháp miễn dịch điều trị bằng thuốc (Thành tựu giải thưởng Nobel 2018) và phác đồ mới điều trị ung thư phổi, vú, phụ khoa, đường tiêu hóa... Với việc trở thành hệ thống y tế đầu tiên tại Việt triển khai hai liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư mới, Vinmec sẽ hoàn thiện và nâng cấp hơn nữa mô hình điều trị đa mô thức, mang tới cho các bệnh nhân cơ hội được phát hiện sớm, khám và điều trị trong điều kiện tốt nhất, với chi phí hợp lý mà không phải ra nước ngoài.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165.000 ca/96,5 triệu dân, trong đó gần 70% trường hợp tử vong, tương đương 115.000 ca. Ung thư đang ngày càng trở thành gánh nặng lớn đối với sức khỏe cộng đồng.
Nhằm cung cấp những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân thông qua đẩy mạnh ứng dụng các nghiên cứu trong điều trị lâm sàng, Vinmec đã thành lập các viện nghiên cứu chuyên sâu như Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ gen, Viện Ứng dụng y học tái tạo, Viện Nghiên cứu ung thư, Trung tâm công nghệ cao....
Đặc biệt, trong lĩnh vực tế bào gốc & công nghệ gen, Vinmec là đơn vị tiên phong tại Việt Nam nghiên cứu và áp dụng tế bào gốc trong điều trị các bệnh phức tạp như xơ phổi trẻ sinh non, bại não, tự kỷ, liệt do chấn thương cột sống và đạt được nhiều kết quả tích cực.
P.V
Theo Dân trí
Chưa xử lý được vấn đề lây nhiễm chéo, đừng bàn chuyện chữa ung thư Tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện vào khoảng 5-10% ở các nước đã phát triển và lên đến 15-20% ở các nước đang phát triển. Tại Hoa Kỳ, hàng năm ước tính có 2 triệu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bệnh viện, làm 90,000 người tử vong và tiêu tốn thêm 4,5 tỉ đô la viện phí. Riêng ở Việt Nam, lây nhiễm...