Liên tục nấc cụt, phải đi khám ngay kẻo ung thư gan
Theo các bác sĩ, nấc liên tục, gây khó chịu ở ngực thì phải đi khám ngay, vì không thể loại trừ khả năng bị ung thư gan.
Theo các bác sĩ, nếu liên tục nấc cụt, phải đi khám ngay kẻo ung thư gan (Ảnh minh hoạ)
Ông Vương, ở thành phố Kim Hoa, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc đã ngoài 50 tuổi. Một hom, trên đường đi làm về, ông bị nấc cụt liên tục. Lúc đầu ông cho rằng, tình trạng này sẽ nhanh chóng khỏi. 1 tuần trôi qua, hiện tượng nấc cụt vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, cứ mấy hôm lại bị nấc một lần.
Ông cũng đã áp dụng rất nhiều mẹo dân gian để chữa nấc nhưng đều không có hiệu quả. Càng ngày tần suất nấc ngày càng nhiều. Đến nỗi, ông không thể ngủ ngon giấc.
Điều đáng nói, chỉ trong 2 tháng, ông đã sụt mất 5 kg. Sau đó, ông sờ thấy một cục to như nắm đấm bên phải bụng nên vội đi đến bệnh viện kiểm tra.
Bác sĩ Lịch Học Dân, trưởng khoa gan mật, tuyến tụy và tiêu hóa của Bệnh viện thành phố Kim Hoa chẩn đoán ông Vương bị ung thư trực tràng. Nhưng do không phát hiện và điều trị, bệnh đã di căn sang gan.
Những tế báo ung thư sau khi di chuyển, còn hình thành một khối u ác tính kích thước khoảng 25 cm x 16 cm ở bên phải của bụng, còn to hơn gan của người trưởng thành.
Tại sao nấc lại cảnh báo ung thư gan?
Bác sĩ Lịch cho biết, người bình thường bị nấc chủ yếu liên quan đến chế độ ăn uống như ăn quá nhanh, quá no, quá lạnh hoặc quá nóng, hay sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài như hút thuốc quá nhiều… Thông thường, những cơn nấc này không kéo dài.
Còn trong trường hợp bệnh nhân Vương, khối u ở gan quá lớn đã ảnh hưởng tới cơ hoành. Hơn nữa, u càng lớn thì sự kích thích đối với cơ hoành càng lớn, dẫn đến nấc nhiều lần, thậm chí vượt quá 24 giờ.
Video đang HOT
Phó giáo sư Lịch cảnh báo thi thoảng bị nấc thì không gặp nguy hiểm với sức khỏe. Nhưng nấc liên tục, gây khó chịu ở ngực thì phải đi khám ngay, vì không thể loại trừ khả năng bị ung thư gan.
Các bác sĩ cũng cho rằng cần quan sát kỹ những dấu hiệu bất thường của cơ thể, nếu thấy xuất hiện một số triệu chứng ung thư gan như: ăn uống không ngon miệng, có cảm giấc ngấy đồ ăn, người gầy đi, vàng da, nổi những nốt mẩn ngứa, một số trường hợp có thể bị xuất huyết chân răng, xuất huyết mũi… nên đi khám ngay lập tức.
Một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan: nguồn nước bị ô nhiễm, sử dụng nhiều thực phẩm bị nấm, mốc, các hóa chất độc hại, đặc biệt là những đối tượng sử dụng nhiều chất kích thích có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao.
Theo doisongvietnam
Những mẹo chữa nấc cụt thành công 100% chỉ trong vòng 1 phút
Tiến sĩ Anton Emmanuel, chuyên gia tư vấn dạ dày, ruột tại Bệnh viện trường ĐH London (Anh) cho biết: "Dù không nguy hiểm nhưng nấc cụt cũng thừa sức gây khó chịu, mệt mỏi và bất tiện cho khổ chủ". Đây là những cách chữa nấc cụt an toàn và hiệu quả, ghi nhớ ngay để áp dụng lúc cần nhé!
Nấc cụt là triệu chứng thông thường hay xảy ra do sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành nằm giữa ngực và bụng, giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc thở.
Khi cơ hoành bị co thắt, dây âm thanh của bạn sẽ bị đóng lại rất nhanh. Chưa đến một giây sau - chính xác là 35 miligiây - khoảng trống giữa 2 dây thanh âm của bạn đột ngột đóng lại, và từ đó phát âm ra tiếng "nấc cụt".
Sách kỷ lục thế giới Guinness đã ghi nhận cho Charles Osborne (1892-1991) ở Anthon - khi bị nấc liên tục suốt 68 năm, từ năm 1922 đến 1990.
Nín thở để chữa nấc cụt có lẽ là phương pháp phổ biến mà ai cũng biết. Tuy nhiên, không phải lúc nào phương pháp này cũng có tác dụng bởi đôi khi sau đó, bạn lại bị nấc lại. Vậy còn những cách nào nữa để hô biến cơn nấc cụt này không?
1. Bịt tai 20 - 30 giây
Bạn dùng 2 đầu ngón tay bịt chặt 2 lỗ tai trong vòng 20 - 30 giây. Điều này sẽ gửi tín hiệu "thư giãn" thông qua dây thần kinh lên não, kích thích dây thần kinh phế vị, giúp đẩy lùi cơn nấc cụt.
2. Uống nước
Nếu bị nấc, bạn hãy tìm uống 1 ly nước. Tuy nhiên không phải bạn ngửa cổ dốc tu ực cái là xong đâu, mà bạn nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ liên tục đồng thời nín thở trong khi uống.
Nín thở trong lúc uống nước làm cho lượng carbon dioxide trong máu tăng lên, giúp đẩy lùi cơn nấc cụt.
3. Thở vào 1 túi giấy
Hãy đặt một túi giấy nhỏ gần miệng và bịt chặt xung quanh. Sau đó, bạn hít sâu vào rồi thở ra vào trong túi giấy.
Cách thở vào túi giấy này được thực hiện dăm - 7 lần sẽ làm tăng lượng carbon dioxide trong máu, buộc cơ hoành tiếp xúc sâu hơn để có thêm oxy, giúp cơn nấc cụt biến mất.
4. Nuốt trọn 1 thìa đường/ bơ đậu phộng
Boldsky bật mí, đường là một phương thuốc tự nhiên hiệu quả để chữa nấc cụt. Bạn nên cho 1 muỗng cà phê đường vào miệng rồi ngậm và nuốt dần.
Đường trong miệng có tác dụng giúp ổn định các xung động thần kinh, qua đó cơ hoành được ổn định, không còn co thắt liên tục do các xung kích thích, từ đó bạn không còn bị nấc nữa.
5. Lè lưỡi hết cỡ
Nghe có phần kì cục nhưng việc bạn đưa lưỡi ra ngoài có tác dụng lớn trong việc đánh bay nấc cụt.
Đó là bởi việc đưa lưỡi ra ngoài hết cỡ sẽ tác dụng kích thích các dây thần kinh phế vị, làm giảm sự co thắt của cơ hoành, giúp nhanh chóng hết nấc.
6. Hít vào thật sâu, thật đầy rồi thở ra từ từ
Để sử dụng phương pháp này, bạn cần hít thật nhiều không khí, càng nhiều càng tốt. Đây được gọi là phương pháp "hít vào cực đại" (supra-supramaximal inspiration).
Cụ thể, bạn hãy hít một hơi thật sâu, sau đó giữ trong 10 giây. Tiếp tục hít vào và giữ trong 5 giây mà không thở hơi cũ ra. Lần thứ ba, tiếp tục hít vào thêm nữa và giữ trong 5 giây mà không thở ra luồng hơi cũ. Lúc này, bạn sẽ từ từ thở ra trong khoảng 30 giây.
Việc bạn bị nấc cụt là do cơ hoành co lại, trong khi đây - lúc bạn thở sâu và giữ lâu sẽ làm căng cơ hoành và ngăn không cho nó co lại nữa. Khi cơ hoành ngừng hoạt động, nấc cụt cũng tự nhiên biến mất.
Theo www.phunutoday.vn
Chữa gan nhiễm mỡ bằng trái cây Gan nhiễm mỡ là một bệnh lý phổ biến, xảy ra khi chất béo tích tụ quá nhiều ở gan, ảnh hưởng đến các chức năng cơ bản của gan, đồng thời gây viêm. Quả me là thực phẩm giúp thanh lọc cơ thể rất tốt - SHUTTERSTOCK Bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới xơ gan, thậm chí...