Libya tuyên bố dỡ bỏ lệnh phong tỏa các mỏ dầu
Ngày 15/7, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (NOC) của Libya đã thông báo nối lại hoàn toàn hoạt động của tất cả các mỏ dầu và cảng ở nước này, sau khoảng ba tháng đóng cửa, trong bối cảnh làn sóng phản đối tăng lên.
Một cơ sở khai thác dầu ở thị trấn Ras Lanuf, Libya. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một cuộc họp báo ở phía Đông thành phố Benghazi, Chủ tịch mới được bổ nhiệm của NOC, ông Farhat Gdora cho biết: “Sau khi nối lại sản lượng dầu ở tất cả các địa điểm khai thác, chúng tôi sẽ phối hợp với Bộ Dầu khí để nâng sản lượng hàng ngày lên mức cao nhất có thể”.
Vào giữa tháng 4, nhiều mỏ dầu và cảng ở Libya đã bị đóng cửa bởi những người biểu tình địa phương yêu cầu Thủ tướng Abdul-Hamed Dbeibah giao lại quyền lực cho chính phủ do quốc hội chỉ định vào tháng 2.
Tuy nhiên, ông Dbeibah đã khước từ đề nghị và nói rằng ông sẽ chỉ bàn giao quyền lực cho một chính phủ được bầu cử.
Libya đã không thể tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 12/2021, do bất đồng về luật bầu cử giữa các bên.
Quốc gia Bắc Phi đã phải hứng chịu bạo lực và bất ổn leo thang kể từ khi chế độ của cố lãnh đạo Muammar Gaddafi sụp đổ vào năm 2011.
Mỹ phản đối các bên đối địch tại Libya sử dụng dầu mỏ làm 'vũ khí'
Ngày 29/6, Đại sứ Mỹ tại Libya Richard Norland cảnh báo các bên đối địch tại Libya không nên sử dụng dầu mỏ như một "vũ khí" chính trị, trong bối cảnh bế tắc nội bộ đã làm giảm sản lượng dầu khai thác của Libya kể từ tháng 4.
Toàn cảnh một mỏ dầu ở Libya. Ảnh: AA/TTXVN
Trong tuyên bố, Đại sứ Norland nêu rõ mặc dù lệnh ngừng bắn và đối thoại vẫn đang được duy trì, song một số bên đã lợi dụng dầu mỏ làm vũ khí hoặc đưa ra quyết định đơn phương ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn thu dầu mỏ của Libya. Ông khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân Libya, đồng thời đề nghị các bên quản lý dầu mỏ một cách có trách nhiệm. Nhà ngoại giao này nhấn mạnh Washington ủng hộ các bước đi cụ thể nhằm chấm dứt việc lạm dụng các công cụ kinh tế trong mâu thuẫn chính trị bởi bất kỳ bên nào.
Libya, quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất châu Phi, đã lâm vào cuộc xung đột kéo dài 11 năm kể từ sau cuộc nổi dậy lật đổ nhà lãnh đạo M.Gaddafi năm 2011. Mâu thuẫn về quyền kiểm soát chính phủ và nguồn thu nhà nước, cũng như về một giải pháp chính trị để chấm dứt cuộc xung đột bạo lực kéo dài đang tiếp tục đe dọa đẩy Libya trở lại tình trạng chia rẽ chính quyền và nội chiến. Xung đột chính trị khiến các đường ống dẫn dầu thô, nhà máy lọc dầu và cảng xuất khẩu của Libya thường xuyên trong tình trạng bị phong tỏa.
Libya: Tướng Khalifa Haftar tuyên bố ra tranh cử tổng thống Ngày 16/11, Tướng Khalifa Haftar, người đứng đầu lực lượng quân đội miền Đông Libya, tuyên bố sẽ ra tranh cử Tổng thống Libya dự kiến diễn ra vào tháng tới. Tướng Khalifa Haftar - người đứng đầu lực lượng kiểm soát miền Đông Libya. Ảnh: AFP/TTXVN Trong thông báo phát trên truyền hình, Tướng Haftar khẳng định bầu cử là cách duy...