Lấy thành công hạt hồng xiêm tại gốc phế quản phổi
Thông tin từ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, các bác sĩ khoa Tai mũi họng của bệnh viện đã tiến hành gắp dị vật thành công cho một trường hợp hóc hạt hồng xiêm tại vị trí gốc phế quản phổi.
Người bệnh cho biết, trong lúc ăn hồng xiêm người bệnh không may bị sặc và hóc hạt hồng xiêm. Người bệnh đến viện trong tình trạng ho sặc, thở khò khè. Dị vật được các bác sĩ xác định mắc tại vị trí gốc phế quản trái. Vị trí này rất nhỏ, hẹp, khó để đưa dụng cụ hỗ trợ gắp dị vật.
Một trường hợp khác cụ bà 86 tuổi (Thanh Sơn – Uông Bí) bị hóc xương cá. Được biết trước khi được đưa tới viện, cụ bà có ăn cá. Sau ăn cụ bà có biểu hiện đau cổ, nuốt đau. Khi tiến hành kiểm tra, các bác sĩ phát hiện dị vật đã xuyên từ thực quản sang khí quản vào hạ thanh môn của người bệnh.
Dị vật là hạt hồng xiêm sau khi được gắp ra ngoài.
Theo BSCKI Uông Hồng Hợp – Trưởng khoa Tai mũi họng cho biết, dị vật đâm xuyên thủng thực quản và khí quản nếu không được xử trí nhanh, chuẩn xác, người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng, áp xe, tổn thương các mạch máu lớn. Hơn nữa người bệnh cao tuổi, nhiều bệnh lý nền, thoái hóa đốt sống cổ gây khó khăn rất nhiều cho quá trình gây mê cũng như can thiệp lấy dị vật.
Video đang HOT
Các trường hợp trên đòi hỏi kíp can thiệp phải phối hợp rất cẩn trọng, chính xác từ bác sĩ gây mê đến phẫu thuật viên.
Với kinh nghiệm và khả năng làm chủ kĩ thuật, các trường hợp đều được gắp dị vật ra ngoài đảm bảo an toàn. Người bệnh sau can thiệp sức khỏe ổn định.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân: hãy cẩn trọng trong mọi hoạt động sinh hoạt, ăn uống. Nếu không may bị sặc, ho tím tái, cần nghĩ ngay đến hóc dị vật đường thở. Khi đó cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời. Rất nhiều người mắc sai lầm khi bị hóc dị vật là cố gắng lấy dị vật bằng tay hoặc bằng cách chữa mẹo khiến tình trạng không giải quyết được mà bệnh còn nặng hơn.
Vaccine và ly giải vi khuẩn giúp phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả
Nhiễm khuẩn tai mũi họng là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ em; có thể phòng nhiễm khuẩn tai mũi họng ở trẻ em cho trẻ bằng vaccine và ly giải vi khuẩn.
Trẻ nhập viện do các bệnh lý về hô hấp. Ảnh: TTXVN
Nhiễm khuẩn tai mũi họng là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp và các biến chứng như viêm phổi, viêm tim, viêm não, suy hô hấp...
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính là nguyên nhân gây ra gần 20% tổng số ca tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi tử vong.
BS. Lâm Hoàng Yến, Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết: Tai, mũi và họng là những cơ quan có cấu trúc và cơ chế hoạt động phức tạp và có liên quan đến nhau. Do vị trí cửa ngõ của đường hô hấp, tai mũi họng là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với không khí và thức ăn hàng ngày, đồng thời với cả các tác nhân gây bệnh như khói bụi, vi khuẩn, virus... Các bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng phổ biến thường gặp như viêm mũi họng cấp, viêm Amidan, viêm tai giữa, viêm mũi xoang...
Theo đó, nhiễm trùng tai mũi họng phổ biến ở đối tượng trẻ em và thường xuyên tái phát nhiều lần. Nếu không được điều trị dứt điểm, chúng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm cầu thận, viêm màng não, viêm xương chũm, biến chứng nội sọ...
Về nguyên nhân khiến trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng cao ở trẻ, theo BS Lâm Hoàng Yến là do những khiếm khuyết trong hệ thống miễn dịch gây ra. Theo các nghiên cứu, trẻ em trong độ tuổi dưới 12 tuổi có nguy cơ cao nhiễm trùng do sự chưa hoàn thiện hệ thống miễn dịch, các khiếm khuyết trong hệ thống miễn dịch có liên quan đến viêm đường hô hấp thường xuyên. Nghiên cứu đã được chứng minh rằng 57% trẻ em bị viêm đường hô hấp tái phát (ít nhất ba đợt một năm trong ít nhất 2 năm) bị thiếu một trong các kháng thể IgG và 17% bị thiếu IgA. Thiếu kháng thể IgG khá nổi bật ở trẻ nhỏ, cho thấy sự non nớt của hệ thống miễn dịch và là một trong những yếu tố có thể gây bệnh. Các khiếm khuyết trong hệ thống miễn dịch và thiếu hụt IgA được biết là có liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên do vi khuẩn và virus gây ra.
Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân ảnh hưởng của môi trường bên ngoài, do môi trường ô nhiễm, khí hậu thay đổi cộng thêm những tổn thương do COVID-19 làm suy giảm chức năng hô hấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng tai mũi họng.
Theo BS Lâm Hoàng Yến, hiện nay, biện pháp điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng phổ biến là điều trị triệu chứng và sử dụng kháng sinh nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn.
Đối với những nguyên nhân là virus, việc lựa chọn điều trị bằng kháng sinh hoàn toàn không có hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng sử kháng sinh không cần thiết (lạm dụng quá mức) và lạm dụng liều lượng, thời gian đều góp phần tạo sự đề kháng của vi khuẩn, gây độc tính có thể tránh được và tăng chi phí điều trị.
Đối với các bệnh lý nhiễm khuẩn tai mũi họng, nguyên nhân chủ yếu có thể là virus. Nếu viêm đường hô hấp do nguyên nhân là virus thì có thể phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vaccine cúm hàng năm để phòng ngừa. Còn đối với nguyên nhân là vi khuẩn hiện nay mới chỉ có phế cầu là có vaccine đặc hiệu, đây cũng là loại vi khuẩn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vaccine có vai trò quan trọng phòng ngừa nhiễm khuẩn tai mũi họng ở trẻ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tai mũi họng mà chưa có vaccine đặc hiệu như: Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogene. Đối với những chủng vi khuẩn này, ly giải vi khuẩn sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp cơ thể nâng cao khả năng phòng thủ.
Theo đó, ly giải vi khuẩn được tạo thành bởi một hỗn hợp các kháng nguyên vi khuẩn có nguồn gốc từ các loài vi khuẩn khác nhau thường gây ra bệnh lý tai mũi họng. Mỗi chiết xuất được chuẩn bị với hàng tỷ vi khuẩn này. Các kháng nguyên thu được sau khi nuôi cấy hàng loạt các chủng vi khuẩn này, sử dụng cách ly giải tế bào cơ học và đông khô. Các kháng nguyên khác nhau được trộn lẫn cùng các tá dược được thêm vào để bào chế thành dạng viên nén.
Ly giải vi khuẩn không còn khả năng gây bệnh và có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch đặc hiệu trong cơ thể để sản xuất kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh và cơ thể có khả năng ghi nhớ các tác nhân gây bệnh này. Từ đó, cho phép xây dựng cho cơ thể khả năng đề kháng kéo dài theo thời gian nhất định. Với cơ chế tương tự vaccine, có thể coi ly giải vi khuẩn là một dạng "vaccine hô hấp" đường uống.
Ly giải vi khuẩn được cho là có tác dụng cải thiện đáng kể nồng độ kháng thể IgG và IgA trong cơ thể trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác dụng kích thích miễn dịch của ly giải vi khuẩn, cả cải thiện nồng độ kháng thể Ig và giảm nhiễm trùng tái phát. Sử dụng ly giải vi khuẩn cũng dẫn đến tăng sản xuất các kháng thể IgA trong nước bọt nâng cao tác dụng tại chỗ của dạng viên ngậm.
Ly giải vi khuẩn vừa là tác nhân kích thích miễn dịch đặc hiệu vừa không đặc hiệu, được chỉ định để phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả di chứng của cảm lạnh thông thường và cúm. Đặc biệt nó rất hữu ích trong việc điều trị viêm phế quản cấp và mãn tính, đau thắt ngực, viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Ly giải vi khuẩn cũng có thể được sử dụng cho các trường hợp nhiễm trùng kháng lại các loại thuốc kháng sinh thông thường và các di chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút.
Cùng với ly giải vi khuẩn, vitamin C cũng được biết đến với tác dụng kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch. Một thử nghiệm liên quan đến việc bổ sung vitamin C đã được thực hiện trên đối tượng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (viêm phế quản và viêm phế quản phổi).Việc bổ sung vitamin C đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể bạch cầu ngay cả khi có nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Những bệnh nhân được bổ sung vitamin tốt hơn đáng kể so với những bệnh nhân dùng giả dược. Bổ sung ly giải vi khuẩn và vitamin C được cho là có tác dụng hiệp đồng đem lại lợi ích trong việc phòng ngừa bệnh lý đường hô hấp hiệu quả.
Sự nghi ngờ của nữ y tá cứu bệnh nhân tưởng chừng 'hết thuốc chữa' Bà Julie bị ho kéo dài một vài năm nhưng các bác sĩ không chẩn đoán được chính xác bệnh cho tới khi nữ bệnh nhân nói chuyện với một y tá. Năm 2018, Julie Silverman bị ho nặng. Bà đã đến gặp bác sĩ quen của gia đình để kiểm tra nhưng không chẩn đoán được lý do. Sau đó, vị bác...