Lầu Năm Góc tạo bước ngoặt khi cho phép nhà thầu quân sự Mỹ hiện diện tại Ukraine
Lầu Năm Góc xác nhận đã dỡ bỏ lệnh cấm hoạt động tại Ukraine đối với các nhà thầu quân sự Mỹ.
Binh sĩ Ukraine tham gia buổi huấn luyện ở ngoại ô Kiev ngày 21/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng TASS (Nga) trích lời đại diện của Lầu Năm Góc cho biết đang mời thầu một số nhà thầu để hỗ trợ Ukraine sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị quân sự do Mỹ và các đồng minh cung cấp. Bên cạnh đó, một số thiết bị mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine, hoặc sẽ cung cấp cho Ukraine trong những tháng tới, như tiêm kích F-16 và hệ thống phòng không Patriot, đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cụ thể để bảo dưỡng.
Đại diện Lầu Năm Góc cũng nhấn mạnh: “Những nhà thầu này sẽ ở xa tiền tuyến và không chiến đấu với quân đội Nga.
Các nhà thầu, tổ chức hoặc công ty Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm về an toàn và an ninh của nhân viên đồng thời sẽ trình bày kế hoạch giảm thiểu rủi ro vào hồ sơ dự thầu của họ”.
Lầu Năm Góc đưa ra quyết định này sau khi đánh giá rủi ro cẩn thận và phối hợp với các bên liên quan. Quyết định của Lầu Năm Góc đã giúp bật đèn xanh để lần đầu tiên các nhà thầu quốc phòng Mỹ hoạt động tại Ukraine kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát.
Đã có một số nhà thầu của chính phủ Mỹ làm việc tại Ukraine bởi Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) đã ký hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp Mỹ để giúp đỡ nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm giúp củng cố lưới điện của Ukraine và hỗ trợ kinh tế.
Trước đó, hãng thông tấn Reuters (Anh) dẫn các nguồn thạo tin cho biết Mỹ đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh vào Ukraine đối với các nhà thầu nước này.
Vào ngày 25/6, kênh CNN (Mỹ) từng đưa tin rằng Nhà Trắng đang nỗ lực dỡ bỏ lệnh cấm triển khai các nhà thầu quốc phòng Mỹ tại Ukraine. Ở thời điểm đó, Lầu Năm Góc đã bác bỏ thông tin và khẳng định rằng vẫn chưa có quyết định nào như vậy được đưa ra.
Chiến đấu cơ phương Tây cấp cho Ukraine: Bị cắt bớt tính năng quan trọng
Những chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 4 mà phương Tây viện trợ cho Ukraine đều bị cắt bớt những tính năng quan trọng, hoặc trở thành gánh nặng, có thể khiến Ukraine "dở khóc, dở cười".
Ukraine sắp được trang bị Mirage-2000-5F (hai chiếc ở phía xa) bên cạnh tiêm kích F-16 (Ảnh minh họa: Etat-Major de Arméés/ France).
Máy bay chiến đấu F-16 bị cắt Link 16
Video đang HOT
Khi Ukraine tiếp tục tăng cường phòng thủ, việc sở hữu các vũ khí tấn công tiên tiến như tên lửa hành trình AGM-158A JASSM là rất quan trọng. Để phát huy hiệu quả dòng vũ khí tối tân này, máy bay F-16 cần được trang bị các hệ thống liên lạc tiên tiến như Link 16.
Hệ thống này có vai trò rất quan trọng trong việc kết nối các hoạt động quân sự, được NATO sử dụng rộng rãi nhưng Mỹ vẫn do dự, chưa chia sẻ công nghệ này với Kiev, vì lo ngại nó có thể rơi vào tay Nga.
Tướng Christopher Cavoli, chỉ huy lực lượng NATO và Mỹ tại Châu Âu, nhấn mạnh tầm quan trọng của Link 16 trong việc đảm bảo thành công của các hoạt động phòng không, giúp trao đổi dữ liệu mục tiêu cũng như tình hình chiến đấu nhanh chóng và chính xác.
Hệ thống được thiết kế để chia sẻ thông tin quan trọng theo thời gian thực, như vị trí ta, bạn và thù; giữa máy bay, tàu chiến và lực lượng chiến đấu mặt đất... Đường truyền vô tuyến an toàn này, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, trong các hoạt động chung, kể cả trong các tình huống chiến đấu phức tạp.
Link 16 có thể sử dụng giao tiếp trên nhiều nền tảng khác nhau, đảm bảo hiệu quả và độ tin cậy ngay cả khi có nhiễu điện tử. Nó tích hợp liền mạch với các vũ khí tiến công và phòng thủ như máy bay chiến đấu F-16 và hệ thống phòng không Patriot, cung cấp toàn cảnh chiến trường để giảm thiểu sự cố trong phối hợp.
Tuy nhiên, việc thiếu Link 16 đã hạn chế đáng kể hiệu quả chiến đấu của máy bay F-16 mà Ukraine nhận được từ các đồng minh, bao gồm Đan Mạch, Hà Lan và Na Uy.
Nếu được Washington "bật đèn xanh", Kiev có thể dùng tên lửa JASSM để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, vì vậy vai trò của Link 16 trong việc phối hợp chiến trường là không thể thiếu. Nhưng do không có hệ thống tiên tiến này, Ukraine phải đối mặt với nguy cơ thương vong cao hơn vì thiếu thông tin liên lạc kịp thời và bảo mật.
Tầm quan trọng của Link 16 trở nên đặc biệt rõ ràng trong các tình huống chiến đấu. Ví dụ, việc thiếu hệ thống này sẽ làm giảm đáng kể khả năng hoạt động của F-16 Ukraine vì chúng không có quyền truy cập vào mạng lưới thông tin tình báo chiến thuật quan trọng, đóng vai trò then chốt trong thành công của các nhiệm vụ quân sự hiện đại.
Tuy vậy, Mỹ lo ngại Nga có thể phát hiện và xâm phạm công nghệ của mình bởi dù hệ thống sử dụng thông tin liên lạc được mã hóa nhưng không có gì an toàn tuyệt đối, đặc biệt là trong một số tình huống nhất định.
Một rủi ro đáng kể phát sinh trên chiến trường là nếu máy bay Ukraine bị bắn hạ trên các khu vực do Nga kiểm soát, Moscow hoàn toàn có khả năng truy cập vào các thành phần của hệ thống. Điều này sẽ giúp các chuyên gia tình báo điện tử và an ninh mạng của họ có cơ hội phân tích các giao thức truyền thông được sử dụng trong hệ thống.
Ngoài ra, Nga nổi tiếng về chiến tranh điện tử (EW), bao gồm khả năng đánh chặn và phân tích tín hiệu. Trong các tình huống chiến đấu thực tế, họ có thể sẽ cố gắng đánh chặn hoặc phá vỡ thông tin liên lạc, nhằm mục đích thu thập dữ liệu chi tiết về tần số, phương pháp mã hóa và cấu trúc mạng của hệ thống.
Bằng cách liên tục theo dõi dữ liệu này, các chuyên gia Nga có thể xác định các lỗ hổng, để phục vụ những cuộc tấn công mạng trong tương lai hoặc thậm chí phát triển các biện pháp đối phó điện tử.
Hơn nữa, với việc sử dụng Link 16 ngày càng tăng, đối thủ có thể cố gắng phá vỡ sự phối hợp của NATO bằng cách giả mạo các tín hiệu, có khả năng gây nguy hiểm tới an ninh chung của Liên minh.
Một mối lo ngại khác là ngay cả việc tiếp cận một phần hệ thống cũng có thể giúp Nga nâng cao công nghệ truyền thông của riêng mình. Họ có thể sử dụng dữ liệu này, để phát hiện ra điểm yếu hoặc tạo ra các biện pháp đối phó, khiến đối phương gặp nhiều khó khăn nếu xảy ra các cuộc xung đột trong tương lai.
Như vậy, việc cung cấp Link 16 cho Ukraine gây ra mối đe dọa kép, đó là vừa làm tổn hại đến công nghệ và có khả năng thúc đẩy năng lực tác chiến điện tử của Nga. Kịch bản này có thể gây ra mối đe dọa không chỉ đối với Ukraine mà còn đối với kiến trúc phòng thủ NATO nói chung.
Nếu Không quân Ukraine không có Link 16, họ sẽ gặp khó khăn trong việc phối hợp cả hoạt động trên không và trên bộ bởi hệ thống này rất quan trọng đối với việc trao đổi dữ liệu thời gian thực giữa máy bay, lực lượng mặt đất và các đơn vị phòng không.
Thiếu nó, các phi công Ukraine sẽ bỏ lỡ thông tin chiến đấu quan trọng. Về cơ bản, hiệu quả của F-16 có thể bị ảnh hưởng vì phải dựa vào các phương pháp liên lạc cũ hơn, chậm hơn, làm suy giảm khả năng phản ứng nhanh trước mối đe dọa và bỏ sót các mục tiêu quan trọng.
Tiêm kích F-16 Ukraine (Ảnh: TWZ).
Hơn nữa, việc thiếu Link 16 sẽ cản trở sự hợp tác với các lực lượng NATO, vì nó được áp dụng rộng rãi như một tiêu chuẩn của NATO. Không quân Ukraine sẽ thấy mình bị cô lập về mặt phối hợp chiến thuật và chia sẻ thông tin tình báo với Liên minh.
Bên cạnh đó, khả năng xảy ra lỗi phối hợp sẽ tăng lên, có thể dẫn đến các cuộc tấn công sai hướng và tổn thất lớn trên chiến trường. Cuối cùng, điều này có thể hạn chế khả năng của Ukraine trong việc tiến hành các hoạt động chuyên sâu chống lại Nga.
Pháp sẽ tặng Kiev Mirage 2000-5F: "Bỏ thì thương..."
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu, trong một cuộc phỏng vấn với báo SudOuest hôm 8/10 tuyên bố, Paris sẽ chuyển một số lượng nhỏ máy bay chiến đấu Mirage 2000-5F cho Ukraine, trong quý đầu tiên của năm 2025 để Kiev đối đầu Moscow.
Ông Lecornu làm rõ rằng, những chiếc máy bay đa chức năng này đang trong quá trình trang bị thêm vũ khí không đối đất và thiết bị tác chiến điện tử mới tại Trung tâm Huấn luyện Chiến đấu (CEAE) của Không quân Pháp, đặt tại Căn cứ 120 ở Gironde Cazeau.
Bộ trưởng nói thêm rằng, các phi công và nhân viên mặt đất Ukraine vẫn đang tiếp tục được chuyên gia Pháp đào tạo. Tuyên bố của ông được đưa ra sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, công khai hứa với người đồng cấp Volodymyr Zelensky rằng, Paris sẽ chuyển giao máy bay chiến đấu Mirage 2000-5F và giúp đào tạo đội ngũ vận hành cho Kiev vào cuối năm nay.
Điều này đã thu hút sự chú ý của giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga, Ruslan Pukhov, người đã bình luận về những gì đang xảy ra trên WarGonzo.
Chuyên gia Pukhov lưu ý, Paris không tiết lộ số lượng máy bay được chuyển giao, có khả năng sẽ từ 6-12 chiếc, vì mới chỉ có 10 phi công Ukraine đang được đào tạo. Tổng cộng, Không quân Pháp có 26 chiếc Mirage 2000-5F một chỗ ngồi, được sản xuất từ năm 1997-2000 và đang có ý định loại biên.
Tiêm kích Mirage-2000-5F (Ảnh: Armée de l'Air et de l'Espace).
Ông Pukhov làm rõ rằng, Pháp sử dụng những chiếc máy bay này cho nhiệm vụ phòng không, mặc dù chúng được coi là máy bay chiến đấu đa năng. Để có thể tấn công mục tiêu mặt đất, Pháp cần trang bị cho những chiếc Mirage 2000-5F những vũ khí không đối đất mới, như bom thông minh AASM Hammer và tên lửa hành trình SCALP-EG, cũng như hệ thống phòng không được nâng cấp.
Như vậy, Kiev sẽ nhận được nhiều loại máy bay chiến đấu nhưng điều này gây ra sự phức tạp và bất tiện trong việc đảm bảo kỹ thuật cũng như phối hợp tác chiến.
Ngoài số máy bay Liên Xô đang được sử dụng (MiG-29, Su-27, Su-25 và Su-24M), Không quân Ukraine sẽ được bổ sung bởi Mirage 2000-5F của Pháp, cũng như các máy bay chiến đấu F-16AM/BM của một số nước châu Âu khác.
Hơn nữa, toàn bộ phi đội máy bay Ukraine không phải là loại máy bay mới nhất, mà những máy bay đã hoạt động trong nhiều năm và có tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau.
Ngoài ra, Ukraine còn có kế hoạch tiếp nhận máy bay chiến đấu Saab JAS-39C/D Gripen từ Thụy Điển để tăng cường sức mạnh phòng thủ.
Tuy nhiên, những điều này sẽ trở thành "cơn ác mộng" về hậu cần cho Không quân Ukraine nói chung và với Mirage 2000-5F nói riêng, có thể gây mất ổn định về mặt bảo đảm hậu cần, kỹ thuật.
Cũng cần chỉ ra rằng, Mirage 2000-5F có thể không tương thích về mặt trang bị và vũ khí với F-16, loại chiến đấu cơ được Ukraine chọn làm máy bay chiến đấu chủ lực cho tương lai.
Dù sao thì cũng có một điểm sáng là tiêm kích Gripen sắp được Thụy Điển cung cấp có vũ khí phù hợp với tiêu chuẩn hóa của F-16.
Theo ông, những chiếc Mirage 2000-5F này sẽ không giúp tăng cường đáng kể tiềm lực của Ukraine mà sẽ giống như một chiếc vali không có tay cầm, khó mang theo, vứt đi thì không đành. Người Ukraine thực sự gặp khó khăn khi khai thác máy bay chiến đấu do Pháp cung cấp.
Nhưng khách quan mà nói, phía Nga sẽ không thể thoải mái trước sự xuất hiện thêm một đối thủ khác trên bầu trời, khi Mirage 2000-5F được cho là đủ năng lực để đối đầu với những máy bay chiến đấu tiên tiến của họ.
Mỹ nêu điều kiện cho Ukraine toàn quyền sử dụng vũ khí Mỹ sẽ dỡ bỏ hạn chế với Ukraine về việc sử dụng vũ khí viện trợ nếu Triều Tiên thực sự triển khai lực lượng quân sự đến hỗ trợ Nga, Lầu Năm Góc tuyên bố. Binh sĩ Ukraine khai hỏa gần Bakhmut (Ảnh: Reuters). Reuters ngày 28/10 đưa tin, Lầu Năm Góc ước tính, Triều Tiên đã đưa khoảng 10.000 quân nhân...