Lầu Năm Góc lên tiếng sau khi Ukraine tổn thất chiến đấu cơ F-16 đầu tiên
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh đã lên tiếng sau khi một chiếc F-16 của quân đội Ukraine bị phá hủy trong lúc đang đẩy lùi một cuộc tấ.n côn.g lớn của các lực lượng Liên bang Nga.
Trả lời câu hỏi của phóng viên hôm 29/8 về việc Không quân Ukraine mất một chiếc chiến đấu cơ F-16, người phát ngôn Lầu Năm Góc, bà Sabrina Singh cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ không biết Ukraine tìm kiếm sự hỗ trợ sau khi một chiếc F-16 bị rơi khi đang đẩy lùi một cuộc tấ.n côn.g lớn của Nga vào ngày 26/8.
Tại buổi họp báo, bà Singh không tiết lộ có bao nhiêu chiếc máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất hiện đang ở Ukraine, nhưng bà cho biết Mỹ đã đào tạo một số phi công Ukraine lái máy bay phản lực và họ đang “bảo vệ bầu trời và đất nước của họ”.
Video đang HOT
Trong một diễn biến liên quan, hãng tin Reuters dẫn tiết lộ của một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết vụ ta.i nạ.n của chiếc F-16 nêu trên dường như không phải do hỏa lực của Liên bang Nga và người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra sự cố là do lỗi của phi công hay lỗi cơ học.
Trước đó cùng ngày, Bộ Tổng tham mưu Ukraine báo cáo rằng chiếc F-16 đã bị rơi khi đang tiếp cận mục tiêu của Liên bang Nga, khiến phi công tử nạn. Mặc dù vậy, các máy bay chiến đấy F-16 đã “thể hiện hiệu quả cao”, bắ.n hạ bốn tên lửa hành trình của Liên bang Nga.
Ukraine cũng lưu ý rằng các lực lượng của Liên bang Nga đã phóng hơn 200 tên lửa và thiết bị bay không người lái vào ngày 26/8, chủ yếu nhắm vào lĩnh vực năng lượng.
Vào hôm 4/8, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky tuyên bố những chiếc F-16 mà nước này nhận được bắt đầu hoạt động ở trong nước, chính thức xác nhận sự xuất hiện được mong đợi từ lâu của những chiếc chiến đấu cơ tiên tiên do Mỹ sản xuất sau khi xung đột Nga-Ukraine diễn ra được gần 2 năm rưỡi.
Ukraine thừa nhận thách thức khi vận hành chiến đấu cơ F-16
Không quân Ukraine thừa nhận sẽ gặp khó khăn trong việc vận hành cả máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất và máy bay chiến đấu thời Liên Xô.
Máy bay chiến đấu F-16 của Đan Mạch tại Căn cứ Không quân Fighter Wing Skrydstrup gần Vojens, Đan Mạch tháng 5/2023. Ảnh: AFP
Theo kênh truyền hình RT, người phát ngôn Lực lượng Không quân Ukraine Yury Ignat thừa nhận Ukraine sẽ gặp khó khăn trong việc bảo trì và vận hành các máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất dự kiến giao cho nước này vào cuối năm nay.
Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia ngày 13/1, ông Yury Ignat cho biết ông đảm bảo cuối cùng Kiev sẽ chuyển hoàn toàn từ các phương tiện thời Liên Xô sang máy bay chiến đấu của phương Tây, bao gồm F-16 của Mỹ và Gripen của Thụy Điển. Trước đó, Stockholm thông báo nước này có thể giao máy bay cho Ukraine nhưng trước tiên phải được NATO thông qua.
Tuy nhiên, cho đến khi quân đội Ukraine chuyển sang sử dụng máy bay mới, họ sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng do cơ sở hạ tầng cho máy bay NATO phải được chuẩn hóa.
"Tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi có 4 loại máy bay thời Liên Xô. Chúng tôi muốn tiếp nhận thêm những chiếc F-16 và các loại máy bay khác của phương Tây. Việc bảo trì và vận hành các loại máy bay khác nhau sẽ vô cùng khó khăn", người phát ngôn Ignat lý giải.
Các nước phương Tây đã tuyên bố thành lập một liên minh để giúp Ukraine mua máy bay chiến đấu F-16 và đào tạo phi công lái những máy bay chiến đấu tiên tiến đó vào năm ngoái. Các quan chức Kiev dự kiến đợt giao hàng đầu tiên sẽ diễn ra vào năm 2024. Hà Lan và Đan Mạch là hai nước dẫn đầu nỗ lực này, cam kết sẽ chuyển giao 61 chiếc.
Tuy nhiên, hồi đầu tháng, báo Berlingske của Đan Mạch đưa tin việc bàn giao F-16 của Copenhagen sẽ bị trì hoãn tới 6 tháng. Vào thời điểm đó, ông Ignat kêu gọi công chúng tin tưởng vào các tuyên bố chính thức, phớt lờ những tin đồn trên phương tiện truyền thông.
Nhiều lần lên án các đợt bàn giao vũ khí của phương Tây tới Ukraine, Nga cảnh báo việc cung cấp F-16 sẽ không giúp Kiev thay đổi tình hình ở tiề.n tuyến, đồng thời tuyên bố sẽ tiê.u diệ.t F-16 cùng các thiết bị khác do nước ngoài cung cấp.
Hồi tháng 7/2023, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã gọi đợt giao máy bay sắp tới là diễn biến nguy hiểm, đồng thời nhấn mạnh rằng một số sửa đổi của F-16 có thể khiến phương tiện này mang theo vũ khí hạt nhân.
Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tấ.n côn.g lãnh thổ Nga Phó phát ngôn viên Lầu Năm Góc xác nhận thông tin Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tấ.n côn.g lãnh thổ Nga, nhấn mạnh đây là một phần trong quyền tự vệ của Ukraine trước các cuộc tấ.n côn.g của Nga. Tên lửa được phóng thử từ Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) của Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN) Mỹ...