Lý do Ukraine chưa điều F-16 thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm nhất
Tiêm kích F-16 ở Ukraine lần đầu tham chiến từ cuối tháng 8 nhưng cho đến nay, chúng vẫn chưa được điều động để thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm nhất.
Tướng James Hecker, chỉ huy Không quân Mỹ tại châu Âu và Bộ Tư lệnh Không quân Đồng minh NATO cho biết, Ukraine đến nay vẫn chưa sử dụng tiêm kích F-16 cho những nhiệm vụ nguy hiểm nhất vì các phi công lái chúng vẫn còn bỡ ngỡ với máy bay chiến đấu của phương Tây.
Tiêm kích F-16 thả pháo sáng. Ảnh: CC0
Máy bay F-16 của Ukraine đã thực hiện nhiệm vụ chiến đấu lần đầu tiên vào cuối tháng 8, khi đó chúng được điều động để đẩy lùi cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) quy mô lớn của Nga.
Do dễ trở thành mục tiêu trong quá trình làm nhiệm vụ tấ.n côn.g, nhiều người cho rằng Ukraine sẽ chỉ sử dụng F-16 cho vai trò phòng không.
Video đang HOT
“Các phi công vẫn còn bỡ ngõ với F-16, vì vậy họ sẽ không đưa chúng vào những nhiệm vụ nguy hiểm nhất. Quyết định cuối cùng là của Ukraine, nhưng tôi nghĩ đó là cách tiếp cận mà họ đang thực hiện”, Tạp chí Air & Space Forces dẫn lời ông Hecker cho biết.
Khi Ukraine công khai thông tin đã nhận được F-16 vào đầu tháng 8, hình ảnh về máy bay và tên lửa mang theo cho thấy Kiev sẽ sử dụng chúng trong vai trò không đối không và để phòng thủ, thay vì các nhiệm vụ như hỗ trợ trên không tầm gần, hoặc phá hủy hệ thống phòng không đối phương.
Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrskyi nói rằng ông không muốn những chiếc F-16 mới bay quá gần tiề.n tuyến, nơi chúng có thể dễ dàng lọt vào tầm ngắm của các hệ thống phòng không của Nga. Ông cũng khẳng định F-16 có thể giúp tăng cường khả năng phòng không của Ukraine.
Ukraine đã mất một chiếc F-16 trong lần đầu tiên triển khai tiêm kích phương Tây làm nhiệm vụ vào cuối tháng 8. Sự việc khiến 1 phi công hàng đầu của Ukraine thiệ.t mạn.g. Hiện chưa rõ nguyên nhân dẫn tới vụ ta.i nạ.n nhưng Ukraine đã sa thải chỉ huy lực lượng Không quân và khẳng định sẽ điều tra vụ việc.
Các cựu phi công quân sự Mỹ có kinh nghiệm lái máy bay F-16 nói rằng, mặc dù các nhiệm vụ phòng không của Ukraine có thể an toàn hơn so với các nhiệm vụ tấ.n côn.g, nhưng chúng vẫn nguy hiểm và có rủi ro cao. Ngoài môi trường hoạt động đầy thách thức khi làm nhiệm vụ phòng không, nơi có nhiều tên lửa và UAV bay xung quanh, các phi công Ukraine lái F-16 còn phải điều khiển một chiếc máy bay rất khác so với những chiếc máy bay chiến đấu có từ thời Liên Xô mà họ vốn đã rất quen thuộc.
Tác động với Nga khi phương Tây nới lỏng hạn chế tấ.n côn.g tầm xa cho Ukraine
Việc các đồng minh phương Tây dỡ bỏ hạn chế về việc sử dụng tên lửa tầm xa để tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga không chỉ giúp Ukraine tấ.n côn.g các căn cứ quân sự quan trọng của Moskva mà còn có thể buộc Moskva phải điều chỉnh chiến lược phòng thủ và kéo dài các tuyến tiếp tế.
Tên lửa được phóng thử từ Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS). Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Kiev Independent (Ukraine) ngày 15/9, trong những tuần gần đây, Ukraine ngày càng hy vọng rằng các đồng minh phương Tây cuối cùng sẽ cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa được họ viện trợ để tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga. Việc này không chỉ giúp Ukraine tấ.n côn.g các căn cứ quân sự của Nga mà còn có thể buộc Moskva phải điều chỉnh chiến lược phòng thủ và kéo dài các tuyến tiếp tế.
Từ khi xung đột nổ ra, Nga đã có lợi thế về vị trí địa lý khi thực hiện các cuộc tấ.n côn.g từ bên trong lãnh thổ nước mình mà không bị đáp trả tương xứng. Trong khi đó, Ukraine bị giới hạn về việc sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để tấ.n côn.g vào sâu trong lãnh thổ Nga, chủ yếu vì lo ngại về khả năng leo thang căng thẳng giữa các cường quốc.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy sự thay đổi đang diễn ra. Vương quốc Anh đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow để tấ.n côn.g Nga. Tờ Politico của Mỹ cũng đưa tin rằng Nhà Trắng đang thảo luận về việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấ.n côn.g các mục tiêu cụ thể. Dù quyết định chính thức vẫn chưa được công bố, cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York vài ngày tới có thể sẽ đán.h dấu bước ngoặt quan trọng.
Vũ khí tầm xa mà Ukraine mong muốn bao gồm tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất, có tầm bắ.n lên đến 300 km. Với loại vũ khí này, Ukraine có thể tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga, đặt các căn cứ quân sự, sân bay, kho đạn dược và nơi tập trung quân của Nga vào nguy cơ bị tấ.n côn.g. Một báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ đã chỉ ra rằng có ít nhất 245 địa điểm quân sự và bán quân sự của Nga nằm trong tầm bắ.n của ATACMS.
Các mục tiêu quan trọng đó bao gồm các căn cứ không quân lớn như Lipetsk, Shatalovo, Millerovo và Yeysk, nơi từng bị Ukraine tấ.n côn.g bằng thiết bị bay không người lái (UAV) trước đây.
Các trung tâm chỉ huy và hậu cần tại Rostov-on-Don, nơi đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tấ.n côn.g của Nga, cũng có thể trở thành mục tiêu tiềm năng.
Ngoài các mục tiêu quân sự, việc tấ.n côn.g vào các trung tâm dân số lớn của Nga như Rostov-on-Don, Voronezh và Krasnodar cũng có thể gây ra sự hỗn loạn và gián đoạn, buộc Nga phải điều chỉnh chiến lược và di dời các mục tiêu quan trọng xa hơn khỏi tầm bắ.n của Ukraine. Đây sẽ là bước đi chiến lược nhằm kéo dài các tuyến tiếp tế của Nga và giảm khả năng tiến hành các cuộc tấ.n côn.g quy mô lớn.
Mặc dù việc dỡ bỏ các hạn chế về sử dụng vũ khí tầm xa sẽ có những điều kiện nhất định, như chỉ tấ.n côn.g các mục tiêu quân sự nhằm đảm bảo mục đích phòng thủ, việc này vẫn mang lại một lợi thế lớn cho Ukraine. Từ mùa Hè năm 2022, Ukraine đã tận dụng hiệu quả hệ thống tên lửa HIMARS, giúp tăng cường khả năng tấ.n côn.g chính xác vào các lực lượng Nga gần biên giới.
Việc bổ sung tên lửa ATACMS và Storm Shadow vào kho vũ khí của Ukraine không chỉ mở rộng tầm bắ.n mà còn tăng khả năng tấ.n côn.g các mục tiêu chiến lược sâu trong lãnh thổ đối phương. Đặc biệt, những vũ khí này sẽ giúp Ukraine có cơ hội nhắm vào các sân bay và căn cứ quân sự, từ đó làm gián đoạn các cuộc tấ.n côn.g tên lửa của Nga vào các thành phố của Ukraine.
Tuy nhiên, vẫn có một số thách thức mà Ukraine phải đối mặt. Nga đã dự đoán trước khả năng này và đã di chuyển phần lớn các máy bay quân sự ra khỏi tầm bắ.n của ATACMS. Điều này khiến việc tấ.n côn.g các mục tiêu quân sự trở nên khó khăn hơn, nhưng ít nhất cũng làm giảm hiệu quả hoạt động không quân của Nga.
Việc sử dụng các vũ khí tầm xa cũng cần phải được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả tối đa. Theo Matthew Savill, Giám đốc khoa học quân sự tại Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng (RUSI) có trụ sở tại Anh, những vũ khí như Storm Shadow có thể rất hiệu quả khi nhắm vào các cơ sở hạ tầng quân sự quan trọng, như các boongke hoặc kho đạn dược được bảo vệ chặt chẽ. Nhưng việc tấ.n côn.g sân bay hoặc máy bay trên đường băng có thể không đạt được kết quả cao như mong đợi.
Dù có một số hạn chế, việc dỡ bỏ các hạn chế về sử dụng vũ khí tầm xa vẫn được coi là một bước tiến lớn đối với Ukraine trong cuộc chiến với Nga. Điều này không chỉ giúp bảo vệ các thành phố của Ukraine khỏi các cuộc tấ.n côn.g tên lửa liên tục mà còn tạo ra áp lực lớn đối với Nga trong việc duy trì các tuyến tiếp tế và bảo vệ các căn cứ quân sự quan trọng.
Lầu Năm Góc lên tiếng sau khi Ukraine tổn thất chiến đấu cơ F-16 đầu tiên Người phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh đã lên tiếng sau khi một chiếc F-16 của quân đội Ukraine bị phá hủy trong lúc đang đẩy lùi một cuộc tấ.n côn.g lớn của các lực lượng Liên bang Nga. Trả lời câu hỏi của phóng viên hôm 29/8 về việc Không quân Ukraine mất một chiếc chiến đấu cơ F-16, người phát...