Lao động Việt Nam ít tự nhận trách nhiệm
Không chỉ hạn chế trong giao tiếp mà có việc gì thì lao động Việt Nam đều tránh trách nhiệm. Ông Masaki Yamashita – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam nhận xét như thế trong Hội thảo “Đối sánh chuẩn đầu ra theo nhu cầu xã hội”.
Tại hội thảo do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức sáng 8/12, ông Masaki Yamashita cho biết: “Ở công ty của tôi, khi có vấn đề gì xảy ra nếu tôi nói bằng tiếng Anh thì mọi người càng không hiểu nên tôi cho mọi người tự do trao đổi bằng tiếng Việt. Thế nhưng đa phần mọi người bảo không phải lỗi của mình nên cuối cùng không giải quyết được vấn đề”.
Ông Masaki Yamashita – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam bày tỏ “nói lên sự thật có thể khiến nhiều người không muốn nghe”.
Điểm giống nhau mà các công ty nước ngoài không hài lòng nhất ở lao động Việt Nam là kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc nhóm. Theo ông Misaki: “Về kiến thức, người học ĐH phải có kiến thức là đương nhiên vì các bạn đã học 4 năm do vậy sinh viên làm sao đó phải ứng dụng được kiến thức đã học vào công việc. Nhưng rất tiếc các bạn đã học rất nhiều ở trường nhưng để vận dụng vào công việc thì các bạn vẫn chưa làm được vì không thể giao tiếp với cấp trên”.
Ngoài ra, ông Misaki cũng nhận xét thêm rằng ở Việt Nam đây là một điểm tốt nhưng đôi khi trong công việc lại chưa hẳn là tốt, đó là những người trẻ thường không dám có ý kiến gì với người lớn tuổi cả. Với người Nhật, việc tôn trọng người lớn tuổi cũng là một chuẩn mực của xã hội nhưng mà trong công việc thì việc này không được khuyến khích.
Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) cũng có cùng ý kiến sinh viên ra trường kỹ năng va chạm thực tế. Trường ĐH chỉ có thể dạy kiến thức chung còn khi đi làm thì mỗi doanh nghiệp cũng phải đào tạo bổ sung theo nhu cầu của mình. Để có kỹ năng thì chủ yếu sinh viên phải tự trang bị cho bản thân.
Video đang HOT
Tham dự lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, các sinh viên cũng chia sẻ những nguyện vọng của mình. Đa phần các bạn mong muốn doanh nghiệp và nhà trường có thể ngồi lại với nhau để giới thiệu những hướng đi giúp sinh viên định hướng thêm trước khi ra trường.
Võ Trần Vy Khanh, sinh viên năm cuối ĐH Bách khoa TPHCM phát biểu ý kiến với vai trò người sắp tìm việc làm.
TS Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cho biết đây là lần thứ 3 tổ chức hội thảo lắng nghe ý kiến doanh nghiệp. Điều đáng mừng là bên phía doanh nghiệp và nhà trường đều nhận thức rõ hơn vai trò của mình. Mặc dù, trường ĐH không thể nào chạy theo nhu cầu của doanh nghiệp nhưng ý kiến của doanh nghiệp giúp trường xây dựng “chuẩn đầu ra”.
Lê Phương
Theo dân trí
Học nhiều, hành ít
"Có thể những phát biểu của tôi khiến nhiều người không muốn nghe nhưng tôi muốn nói lên sự thật" - ông M.Yamashita, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại VN, nói tại hội thảo "Đối sách chuẩn đầu ra với nhu cầu xã hội".
Hội thảo do ĐHQG TP.HCM tổ chức sáng 8/12 với sự tham gia của khoảng 100 đại biểu từ trường ĐH, doanh nghiệp, trung tâm dự báo nhân lực TP.HCM cùng đại diện sinh viên từ các trường thành viên ĐHQG TP.HCM.
Võ Trần Vy Khanh - sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM: "Tôi quan tâm đến việc doanh nghiệp cần gì, muốn gì và nhà trường trang bị gì cho sinh viên". (Ảnh: Hà Bình)
Yếu kỹ năng giao tiếp
Theo ông Masaki Yamashita, hầu hết công ty nước ngoài tại Việt Nam "mọi người đều nói giống nhau" về chất lượng sinh viên mới tốt nghiệp vào làm việc tại các công ty này.
"Đầu tiên, nhiều công ty, xí nghiệp nước ngoài không hài lòng về kỹ năng giao tiếp của nhân viên Việt Nam và kỹ năng làm việc nhóm của họ - ông Masaki nói - Về mặt kiến thức, theo tôi, người tốt nghiệp ĐH đương nhiên có kiến thức vì các bạn đã học bốn năm ở trường. Do vậy, làm việc tại các công ty là phải làm sao chuyển hóa, ứng dụng những kiến thức đó vào công việc. Tiếc là các bạn học được nhiều nhưng việc chuyển giao, ứng dụng đó các bạn chưa làm được vì không biết cách giao tiếp tốt với cấp trên của mình".
Ông Masaki nói thêm: "Trong công việc chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều vấn đề và không có khả năng làm việc nhóm thì không thể giải quyết được. Ở công ty của tôi, có vấn đề khi thảo luận bằng tiếng Anh thì các bạn không hiểu. Tôi để các bạn trao đổi với nhau bằng tiếng Việt thì nhiều bạn nói việc đó không phải lỗi do tôi. Cuối cùng không giải quyết được gì".
Tương tự, ông Trần Thanh Liêm - Tổng công ty Điện lực TP.HCM - cũng cho rằng sinh viên về làm việc tại tổng công ty ông còn thiếu một số kỹ năng như diễn thuyết, trình bày và đặc biệt là yếu ngoại ngữ. Ông Liêm nói: "Các bạn có thể đọc được, viết được nhưng không nói được. Do đó chúng tôi khó tìm được người để cử đi dự hội thảo, hội nghị và học tập ở nước ngoài. Một kỹ năng nữa là làm việc nhóm. Các bạn làm việc cá nhân rất tốt nhưng khi làm việc nhóm có những bất đồng không giải quyết được. Các bạn cũng yếu về kỹ năng nghiên cứu, viết luận, nhìn nhận vấn đề khó khăn của cơ quan để giải quyết".
Sinh viên băn khoăn
Đây là lần thứ ba ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức chương trình lắng nghe ý kiến doanh nghiệp nhưng là lần đầu tiên có sự tham dự của sinh viên. Đến từ Trường ĐH Bách khoa, nữ sinh viên Võ Trần Vy Khanh cho biết bạn sắp ra trường nên quan tâm nhiều đến việc doanh nghiệp muốn gì, cần gì và trường trang bị gì cho sinh viên.
"Nhiều hoạt động, kỹ năng, các chương trình giao lưu với doanh nghiệp nhắm đến sinh viên năm cuối là nhiều. Còn những sinh viên năm nhất, năm hai ở giai đoạn đại cương rất bỡ ngỡ. Tôi mong rằng nhà trường nên tổ chức các buổi định hướng nghề nghiệp cho sinh viên năm nhất, năm hai để khi lên năm ba, năm tư các bạn không bỡ ngỡ nữa" - Khanh đề xuất.
Trong khi đó bạn Lâm Thái Thành - Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM - nói bạn đã ra trường và đi làm. Thành băn khoăn hiện nhiều doanh nghiệp không tạo điều kiện cho nhân viên vừa làm vừa học để nâng cao nghiệp vụ. "Đi học thì gia đình không chu cấp nữa, mà đi làm suốt thì bị cuốn vào dòng đời. Không vừa học vừa làm thì nhân viên không thể nâng cao trình độ, kỹ năng để phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp" - Thành băn khoăn.
TS Lê Thị Thanh Mai - trưởng ban công tác sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM - nhìn nhận thực tế nhiều chương trình, hoạt động nghề nghiệp thường nhắm đến cụm từ "sinh viên năm cuối". "Rõ ràng như vậy hơi muộn cho các em - TS Mai nói - Chúng tôi sẽ mở rộng các chương trình, hoạt động nghề nghiệp cho sinh viên năm nhất, năm hai để các em định hướng rõ hơn, sớm hơn về nghề nghiệp của mình".
TS Mai cũng đưa ra số liệu cho thấy tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau một năm ở các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM trung bình chiếm 86,9%. Trong khi đó, số sinh viên tốt nghiệp mà doanh nghiệp có thể sử dụng được ngay "không cần đào tạo gì hết" là 53,6% .
Theo Hà Bình
Tuổi Trẻ
Rào cản khi đào tạo theo hướng thực hành nghề nghiệp Có nhiều trở ngại trong định hướng đào tạo ĐH hiện nay khi nhiều trường được định hướng theo đào tạo nghề nghiệp lại đặt mục tiêu phát triển thành trường nghiên cứu. Từ năm 2005 - 2009, Bộ GD-ĐT thí điểm đào tạo theo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng (gọi tắt POHE) ở 8 trường ĐH, gồm: Nông nghiệp Hà...