Lãnh đạo Ấn Độ, Trung Quốc nhất trí nỗ lực giảm leo thang ở Đông Ladakh
Phóng viên TTXVN tại New Dehli dẫn truyền thông tại địa bàn cho biết bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở thành phố Johannesburg của Nam Phi, ngày 24/8, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong đó ông nhấn mạnh quan ngại về những vấn đề còn tồn đọng tại Đông Ladakh, dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC).
Binh sĩ Ấn Độ tuần tra gần đèo Zojila, nối Srinagar với Ladakh, giáp giới với Trung Quốc ngày 28/2/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo tờ The Tribune của Ấn Độ, Bí thư Đối ngoại nước này Vinay Mohan Kwatra cho biết Thủ tướng Modi đã nhấn mạnh trong cuộc gặp rằng việc duy trì hòa bình ở khu vực biên giới và tôn trọng LAC là điều cần thiết để bình thường hóa quan hệ New Dehli – Bắc Kinh.
Về vấn đề tranh chấp ở Đông Ladakh, ông Kwatra cho biết hai nhà lãnh đạo đã đồng ý chỉ đạo các quan chức liên quan tăng cường nỗ lực nhanh chóng rút lui, giảm căng thẳng.
Trước đó, Thủ tướng Narendra Modi và Chủ tịch Tập Cận Bình đã có những cuộc trao đổi ngắn trước thềm cuộc họp báo của các lãnh đạo BRICS ở Johannesburg.
Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đang rơi vào tình trạng bế tắc kéo dài hơn 3 năm tại một số điểm xung đột nhất định ở Đông Ladakh ngay cả khi hai bên đã hoàn tất việc rút quân khỏi một số khu vực sau các cuộc đàm phán ngoại giao và quân sự sâu rộng.
Hai bên đã tổ chức vòng đàm phán cấp Tư lệnh Quân đoàn lần thứ 19 vào các ngày 13, 14/8 với trọng tâm là giải quyết những vấn đề còn tồn đọng tại các khu vực bế tắc Depsang và Demchok ở Đông Ladakh. Một tuyên bố chung mô tả cuộc đàm phán đã diễn ra “tích cực, mang tính xây dựng và sâu rộng” và cả hai bên đều đồng ý giải quyết các vấn đề còn tồn đọng một cách nhanh chóng.
Tòa nhà Quốc hội - Điểm nhấn bản sắc Ấn Độ ở thủ đô New Delhi
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Ấn Độ sẽ tổ chức lễ khánh thành tòa nhà Quốc hội của nước này vào ngày 28/5 tới, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Narendra Modi.
Công tác chuẩn bị đang diễn ra khẩn trương với quy mô hoành tráng.
Tòa nhà Quốc hội mới được xây dựng tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ ngày 26/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Công trình mới này là trọng điểm của dự án trị giá 2,4 tỷ USD nhằm thay thế các tòa nhà thời thuộc địa Anh ở trung tâm thủ đô New Delhi và tạo cho nơi đây có bản sắc Ấn Độ riêng biệt. Thủ tướng Modi đã đặt viên gạch khởi công dự án xây tòa nhà Quốc hội vào ngày 10/12/2020. Phát biểu tại lễ động thổ, ông khẳng định rằng công trình này "sẽ trở thành nhân chứng cho việc tạo ra một Ấn Độ tự lực".
Nằm trong dự án phức hợp có diện tích 65.000 m2, tòa nhà Quốc hội mới có thiết kế hình tam giác nổi bật, đồng thời duy trì sự tích hợp hài hòa với tòa nhà Quốc hội cũ. Theo nguồn tin từ Chính phủ Ấn Độ, tòa nhà Quốc hội cũ sẽ được chuyển đổi thành bảo tàng.
Trang web chính thức của Chính phủ Ấn Độ cho biết quyết định xây dựng tòa nhà Quốc hội mới bắt nguồn từ việc tòa nhà cũ tồn tại một số vấn đề như: sức chứa hạn chế, cơ sở hạ tầng xuống cấp, tài nguyên truyền thông lỗi thời và không gian làm việc không đầy đủ, an toàn. Công trình mới không những giải quyết được những thiếu sót này, mà còn cung cấp một môi trường hiện đại và hiệu quả cho hoạt động của cơ quan lập pháp quốc gia. Bên cạnh công nghệ hiện đại, tòa nhà Quốc hội mới có tổng cộng 1.272 ghế trong hai viện, nhiều hơn gần 500 ghế và lớn hơn gấp 3 lần so với tòa nhà cũ.
Một kiến trúc sư trực tiếp tham gia dự án cho biết công trình có 4 tầng và các hội trường được thiết kế theo chủ đề biểu tượng quốc gia là chim công, hoa sen và cây đa, cùng các bức bích họa, tác phẩm điêu khắc và nghệ thuật từ khắp đất nước ghi lại 5.000 năm nền văn minh Ấn Độ.
Trung Quốc sẵn sàng "hạ nhiệt" tình hình dọc biên giới với Ấn Độ Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho biết hai nước láng giềng phải bắt đầu một con đường mới cùng tồn tại hài hòa, phát triển hòa bình và phục hồi chung. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương và người đồng cấp Ấn Độ S Jaishankar. (Nguồn: PTI) Trong một dấu hiệu đầu tiên cho thấy khả năng cân...