Lần đầu tiên xây dựng được một lý thuyết hoàn chỉnh về triết lý giáo dục
Sáng nay 5/3 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc và Hội đồng khoa học cấp nhà nước (Bộ GD&ĐT) đã họp đánh giá kết quả thực hiện Đề tài “Triết lý giao duc Việt Nam – từ truyền thống đến hiện đại”.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại phiên họp.
Đề tài “Triết lý giao duc Việt Nam – từ truyền thống đến hiện đại” thuộc Chương trình Khoa học Giáo dục cấp quốc gia. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM, được giao chủ trì thực hiện, do GS.TSKH Trần Ngọc Thêm làm chủ nhiệm. Đến nay, Đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu theo đăng ký tại Thuyết minh đã được phê duyệt. Kết quả nghiên cứu của Đề tài được công bố ở các bài báo khoa học chuyên ngành có uy tín. Đề tài đã đào tạo thành công 4 thạc sĩ và hỗ trợ đào tạo 1 nghiên cứu sinh.
Theo đánh giá chung, Đề tài đã có những đóng góp khoa học, lần đầu tiên xây dựng được một lý thuyết hoàn chỉnh về triết lý giáo dục, bao gồm bộ máy khai niêm, bộ tiêu chí nhận diện cùng các đặc trưng phổ quát và đặc thù của triết lý giao duc, phân loại triết lý giáo dục, cấu trúc bên ngoài và bên trong của triết lý giáo dục, đề xuất mô hình vận động tổng hợp đa chiều kích của triết lý giáo dục, xác định phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu triết lý giáo dục.
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm – Chủ nhiệm đề tài trình bày tại phiên họp.
Đề tài vận dụng lý thuyết đã xây dựng để nghiên cứu và so sánh triết lý giao duc ở hai khu vực phương Tây (thuộc loại hình văn hóa thiên về dương tính) và Đông Bắc Á (thuộc loại hình văn hóa trung gian) về quá trình phát triển tư tưởng triết lý giáo dục, đối chiếu triết lý giáo dục kỳ vọng với triết lý giáo dục thực tế, xác định và lý giải những thành công và hạn chế.
Đồng thời nghiên cứu triết lý giáo dục Việt Nam trong truyền thống và giai đoạn hiện đại. So sánh triết lý giáo dục Việt Nam (thuộc khu vực Đông Nam Á và loại hình văn hóa thiên về âm tính) với triết lý giao duc ở hai khu vực phương Tây và Đông Bắc Á để lý giải những thành công và hạn chế của triết lý giáo dục Việt Nam và hiệu quả của nó qua các giai đoạn; đánh giá tác động của nó đối với xã hội và hoạt động giáo dục – đào tạo;
Đề tài đã đưa những đề xuất xây dựng hệ thống triết lý giáo dục Việt Nam mới, bao gồm triết lý giao duc tổng thể và các triết lý giao duc thành phần . Đề xuất hệ thống các giải pháp về chính sách giao duc, tổ chức giáo dục, văn hóa giáo dục, hạ tầng giáo dục tạo môi trường hiện thực hóa triết lý giáo dục, làm thay đổi nhận thức và hành động trong hoạt động giao duc, quản lý và phát triển giao duc.
Video đang HOT
Các nhà khoa học góp ý kiến phản biện.
Những kết quả nghiên cứu đã giúp lãnh đạo ngành có cơ sở lý luận giải đáp những vấn đề mà Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân đặt ra liên quan đến giáo dục và triết lý giao duc; đưa vào áp dụng trong việc thực hiện Nghị quyết 29-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, làm nền tảng cho việc hoạch định chính sách giao duc, xây dựng chương trình, sách giáo khoa, và hoàn thiện phương phap giáo dục.
Cung cấp một cơ sở khoa học khá toàn diện về triết lý giao duc để căn cứ vào đó, các cơ sở GD-ĐT có thể vận dụng để xây dựng những triết lý giao duc bộ phận phù hợp với điều kiện và nhu cầu giao duc cụ thể của đơn vị, địa phương mình; Mở ra những hướng đi mới trong việc nghiên cưu triết lý và triết học giao duc, góp phần xây dựng một nền triết học giao duc Việt Nam và đóng góp cho nghiên cưu triết học giao duc thế giới.
Một số sản phẩm của Đề tài đã được Ủy Ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh tiếp nhận, sử dụng (có xác nhận bằng văn bản về việc ứng dụng kết quả nghiên cứu). Đề tài đã tự đánh giá nghiệm thu ngày 23/12/2020 xếp loại “Xuất sắc” và được Hội đồng đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét, đánh giá nghiệm thu cấp nhà nước.
Ý kiến phản biện từ các nhà khoa học độc lập đều đánh giá tính thực tiễn của đề tài, đây là đề tài quốc gia, làm trong một thời gian ngắn, việc thực hiện, hoàn thiện các hạng mục đều đạt được, chỉ có một chút chưa hoàn hảo. Đó là các bài báo quốc tế, nhưng với đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn là điều khó. Kết quả đạt được của đề tài thật đáng trân trọng . Đề tài đã thể hiện tính nghiêm túc, chuyên nghiệp và khoa học, cái khó của đề tài là lĩnh vực khoa học xã hội có những yếu tố chủ quan, có những vấn đề gây tranh cãi.
Đồng quan điểm với các chuyên gia phản biện, Thứ trường Nguyễn Văn Phúc cũng đề nghị nhóm nghiên cứu làm rõ khái niệm và một số từ ngữ chuẩn hơn, liên quan đến khung tham chiều đã đủ và khoa học chưa, đặc biệt là việc gắn với cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 tác động thế nào. Phân loại nhóm sao cho hợp lý đối với Việt Nam, trong đó có việc chia các giai đoạn lịch sử. Nếu chúng ta chưa đủ bằng chứng khoa học thì kiến nghị là chủ quan. Cần phải có đủ lý luận khoa học.
Một nửa giảng viên nghỉ việc, lấy ai dạy sinh viên?
11 giảng viên khoa Hàn Quốc học, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP. HCM, làm đơn xin nghỉ việc nên trường này sử dụng lực lượng nhân sự tại chỗ, luân chuyển nhân sự từ các khoa có chuyên môn về Hàn Quốc học, các tiến sĩ học ở Hàn Quốc về và tuyển dụng mới để bù đắp được số giảng viên vừa nghỉ việc.
Vì sao 11 giảng viên nghỉ việc?
11 giảng viên khoa Hàn Quốc học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP. HCM vừa làm đơn xin nghỉ việc đều là giảng viên cơ hữu, trong đó có phó khoa và 3 quyền trưởng bộ môn, thâm niên làm việc từ 5-23 năm, đồng loạt xin nghỉ việc.
Đại diện nhóm giảng viên cho biết họ không thể làm việc trong môi trường giáo dục thiếu dân chủ và không đoàn kết như khoa Hàn Quốc học hiện nay. Những bức xúc về cách làm việc của trưởng khoa đã kéo dài, âm ỉ từ năm 2018. Các giảng viên trong khoa đã nhiều lần ý kiến với nhà trường nhưng không được giải quyết.
Theo những giảng viên này, từ khi trưởng khoa Hàn Quốc học hiện nay về làm việc năm 2016, bà xử lý công việc chuyên quyền, thiếu dân chủ, không đúng nguyên tắc, quy định cũng như thiếu năng lực trong quản lý, không lắng nghe ý kiến đóng góp, xây dựng của giảng viên. Trưởng khoa được bổ nhiệm thần tốc. Năm 2003, người này về làm việc tại khoa nhưng sau đó bà sang Hàn Quốc học tập, sinh sống, lấy quốc tịch Hàn Quốc đến năm 2016 mới trở lại khoa. Đến tháng 1/2018, bà được giao phụ trách khoa Hàn Quốc học. Tháng 6/2018, bà được bổ nhiệm làm trưởng khoa.
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, trưởng khoa tự đưa ra các quy định bình chọn, đánh giá giảng viên mà không thông báo trước như đi họp trễ 15 phút coi như vắng, vắng họp vài buổi bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ, đơn phương thay đổi lịch họp định kỳ của khoa.
Đại diện nhóm giảng viên cho biết nhà trường, khoa Hàn Quốc học và các giảng viên đã có 4 buổi gặp mặt để trao đổi. Nhưng vụ việc không được ban giám hiệu nhìn nhận đúng bản chất, không giải quyết thấu đáo nên họ buộc phải gửi đơn kiến nghị lên Thanh tra Chính phủ.
Trong đơn gửi Thanh tra Chính phủ, nhóm giảng viên phản ánh 23 vấn đề liên quan cá nhân trưởng khoa và khoa Hàn Quốc học. Theo kết quả xác minh của trường, 5 vấn đề giảng viên kiến nghị đúng, 7 vấn đề đúng một phần và 11 vấn đề không đúng.
11 giảng viên khoa Hàn Quốc học, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP. HCM, làm đơn xin nghỉ việc nên trường này sử dụng lực lượng nhân sự tại chỗ để dạy sinh viên.
Nhóm giảng viên cho rằng trường xác minh không đúng quy trình, kết luận phiến diện, ảnh hưởng danh dự của họ. Đến nay, nhóm giảng viên đã gửi đơn kiến nghị đến Thanh tra Chính phủ lần thứ hai, đang chờ được giải quyết.
Bổ nhiệm đúng
Trước những lùm xùm xảy ra tại khoa Hàn Quốc học, trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG TP. HCM đã thông tin về vụ việc.
Theo đó, quy định về tiêu chuẩn, quy trình bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của Hiệu trưởng quyết định năm 2018, trong đó có Trưởng khoa Hàn Quốc học, áp dụng các văn bản quy định của Nhà nước, của ĐHQG TP. HCM và nhà trường trong việc bổ nhiệm viên chức quản lý thuộc thẩm quyền của Hiệu trưởng.
Đó là Luật Viên chức; Nghị định số 29/2012 của Chính phủ, Quyết định số 70/2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Điều lệ trường đại học (thời điểm bổ nhiệm bà Mai còn hiệu lực); Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường đại học thành viên và khoa trực thuộc ĐHQG TP. HCM do ĐHQG TP. HCM ban hành; Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường và các văn bản có liên quan khác.
Theo đó, tiêu chuẩn của trưởng khoa được quy định phải có trình độ Tiến sĩ phù hợp với ngành, chuyên ngành đào tạo tại khoa, có đủ tiêu chuẩn giảng viên giảng dạy trình độ đại học, có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học và năng lực quản lý.
"Quy trình bổ nhiệm trưởng khoa được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục: Nhà trường dựa trên các quy định về việc bổ nhiệm viên chức quản lý thuộc thẩm quyền của hiệu trưởng, việc đáp ứng các tiêu chuẩn của cá nhân và tình hình thực tế của đơn vị và của Nhà trường.
Quy trình bổ nhiệm trưởng khoa được triển khai công khai, minh bạch tới toàn thể viên chức - người lao động của trường, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, giám sát của Công đoàn trường, đại diện Ban Chủ nhiệm Khoa đương nhiệm, đại diện Chi ủy, Chủ tịch Công đoàn bộ phận Khoa, đại diện Phòng Tổ chức - Cán bộ và sự tham gia của toàn thể viên chức - người lao động trong khoa", trường này khẳng định.
Đối với việc bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Phương Mai làm Trưởng khoa Hàn Quốc học, trường này thông tin, bên cạnh việc đáp ứng các tiêu chuẩn chung về phẩm chất đạo đức, năng lực, độ tuổi, sức khỏe... bà Nguyễn Thị Phương Mai hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để được bổ nhiệm trưởng khoa theo quy định như: Tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục tiếng Hàn và Thạc sĩ chuyên ngành Hàn Quốc học tại ĐHQG Seoul, Hàn Quốc.
Bà Nguyễn Thị Phương Mai cũng có đầy đủ các văn bằng chứng chỉ theo tiêu chuẩn của giảng viên giảng dạy trình độ đại học, như Chứng chỉ Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, Chứng chỉ Ngoại ngữ, Chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Bà Phương Mai có thâm niên giảng dạy và năng lực nghiên cứu khoa học. Từ năm 2003 đến nay, bà Nguyễn Thị Phương Mai đã tham gia giảng dạy tại khoa Hàn Quốc học, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia viết sách và có nhiều bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Phương Mai còn có kinh nghiệm quản lý ở vị trí Trưởng bộ môn và Phó Trưởng khoa, trước khi giữ chức vụ Trưởng khoa như hiện nay.
Sử dụng nhân sự tại chỗ
Theo ThS Trần Nam, Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP. HCM, trong bối cảnh hiện nay, nhà trường sử dụng lực lượng nhân sự tại chỗ, luân chuyển nhân sự từ các khoa có chuyên môn về Hàn Quốc học, các tiến sĩ học ở Hàn Quốc về và tuyển dụng mới (đã có sẵn hồ sơ tuyển dụng trước đây), bảo đảm bù đắp được số giảng viên vừa nghỉ việc.
Ông Nam cũng cho rằng, việc các giảng viên nghỉ việc là điều nhà trường hoàn toàn không mong muốn, vì họ đều là những người gắn bó lâu năm với trường. Nhà trường xử lý vụ việc này căn cứ trên các quy định và xác minh rất kỹ lưỡng. Các cấp lãnh đạo nhà trường cũng đã nhiều lần trao đổi, tiếp xúc với các giảng viên này. Các quyết định, kết luận về vụ việc này không phải của cá nhân hiệu trưởng mà của tập thể lãnh đạo nhà trường, gồm Đảng ủy, Công đoàn, ban giám hiệu... sau rất nhiều cuộc họp.
Ngành công nghệ thông tin tiếp tục 'khát' nhân lực Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, năm 2021 được các chuyên gia dự báo nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin sẽ tăng cao, trong khi việc tuyển dụng sẽ rất khó khăn. Dự báo năm 2021, VN thiếu hụt khoảng 190.000 nhân lực CNTT - GIA KHIÊM Cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp Trong...