Lần đầu tiên Việt Nam đưa vào sử dụng loại vắc xin phòng nhiều bệnh nguy hiểm
Lần đầu tiên nước ta đưa vào sử dụng loại vắc xin phế cầu khuẩn mới, được xem là “bửu bối” phòng nhiều thứ bệnh nhiễm nguy hiểm, cho cả trẻ em và người lớn như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết và viêm tai giữa…
Thông tin này được ông Ngô Chí Dũng – Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) cho hay sáng 21-11.
Theo đó, vắc xin phế cầu khuẩn mới này có khả năng phòng các bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết cho trẻ trên 5 tuổi và người lớn, bắt đầu được triển khai kể từ ngày 17-11 trên hệ thống tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn của VNVC trên toàn quốc.
Vắc xin phế cầu khuẩn (Prevenar 13) này đã sử dụng tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, do tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học Pfizer (Mỹ) nghiên cứu sản xuất.
Theo ThS-BS Bùi Ngọc An Pha, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng cho trẻ em và người lớn VNVC, trước đây Việt Nam chỉ có vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn cho trẻ dưới 5 tuổi, trong khi tỉ lệ trẻ trên 5 tuổi và người lớn có nhu cầu tiêm phòng các bệnh nguy hiểm này rất lớn.
Một người dân đến chích ngừa phòng bệnh với loại vắc xin mới
Nhiều trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh như lao phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính COPD, tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp… được chỉ định tiêm vắc xin phòng bệnh mà không có, thậm chí nhiều người phải ra nước ngoài chỉ để tiêm một loại vắc xin này.
Các chuyên gia bệnh nhiễm cho hay phế cầu khuẩn thường trú trong hầu họng người lớn và trẻ em. Loại vi khuẩn này có nhiều chủng phức tạp, dễ lây truyền qua đường hô hấp (ho, hắt hơi) và gây bệnh cho trẻ em, người lớn khi tiếp xúc với người bị bệnh hoặc người khỏe mạnh mang vi khuẩn trong người.
Video đang HOT
4 căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây nên là viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa và nhiễm trùng huyết với tỉ lệ tử vong từ 10 – 20%, đặc biệt ở nhóm đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già, tỉ lệ tử vong lên đến 50%.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới mỗi năm trên thế giới có hơn một triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì viêm phổi. Tại Việt Nam, ước tính hàng năm có khoảng 2,9 triệu trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh này. Bệnh không chỉ nguy hiểm với trẻ nhỏ mà còn là nguyên nhân gây tử vong nhanh ở người cao tuổi, đặc biệt là người đang mắc các bệnh mạn tính như COPD, lao phổi, tim mạch, tiểu đường…
Nguyễn Thạnh
Theo nld.com.vn
Dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn ăn thịt người
Nhiều bác sĩ cũng chẩn đoán nhầm bệnh Whitmore với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi...
Whitmore còn gọi bệnh melioidosis, là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. B. pseudomallei sống trong đất, vì thế đường lây nhiễm chính là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có vi khuẩn. Lây nhiễm qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có vi khuẩn trong những trận gió lốc xoáy trước cơn mưa.
Một số nghiên cứu cho thấy có thể nhiễm bệnh khi ăn thức ăn có vi khuẩn. Chưa có bằng chứng về lây bệnh giữa người với người hoặc lây từ động vật sang người qua đường không khí. Vì thế, các ca bệnh Whitmore thường lác đác, lẻ tẻ chứ không bùng phát thành dịch hoặc đại dịch.
Thời gian ủ bệnh từ một đến 21 ngày, trung bình 9 ngày. Các triệu chứng thường xuất hiện hai đến bốn tuần sau khi tiếp xúc vi khuẩn.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, dấu hiệu nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm bệnh Whitmore thường là sốt, viêm phổi và có ổ áp xe ở nhiều vị trí (đa áp xe), nhiễm trùng đường tiết niệu. Biểu hiện này xuất hiện nhiều ở bệnh nhân có tiền sử tiểu đường hoặc các bệnh mạn tính liên quan đến thận hoặc phổi, người nghiện rượu, người làm việc trực tiếp với đất thì bác sĩ hãy nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm bệnh Whitmore và cho chỉ định cấy máu, mủ, đờm hoặc nước tiểu ngay.
Do đó, đối với người nhiễm bệnh, nếu có bệnh cảnh và các triệu chứng kể như trên thì phải đến ngay các bệnh viện uy tín, có phòng xét nghiệm vi sinh để được khám và điều trị bệnh. Đối với người bình thường, hạn chế tiếp xúc với bùn đất sẽ tránh nguy cơ bị vi khuẩn tấn công. Số người mắc và nhập viện tăng nhiều vào mùa mưa.
Theo chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm, đây là căn bệnh không mới. Bệnh vẫn xuất hiện rải rác ở Việt Nam nhưng người dân còn chủ quan và không để ý đến dấu hiệu của bệnh.
Thậm chí nhiều bác sĩ cũng chẩn đoán nhầm bệnh whitmore với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu...
Trong số các ca mắc bệnh Whitmore, 90% bệnh nhân có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi, một nửa có nguy cơ biến chứng sốc nhiễm khuẩn và tử vong.
Có trường hợp tử vong sau vài ngày nhập viện nhưng cũng có trường hợp phải dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng.
Hơn nữa, vi khuẩn gây bệnh Whitmore dễ tái phát, sức khỏe của bệnh nhân rất dễ suy kiệt do bệnh tái đi tái lại hoặc nếu điều trị không đúng phác đồ.
"Vi khuẩn gây bệnh Whitmore có thể sống ở tất cả mọi nơi. Đặc biệt, trong đất ẩm, đất canh tác nông nghiệp như đất trồng lúa. Do vậy, kể cả những nơi tưởng như sạch sẽ, không ô nhiễm bẩn cũng có thể nhiễm", BS Cấp cảnh báo.
Đặc biệt, bệnh gặp trên mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh đến người già, người khỏe mạnh đến người mắc các bệnh nền như trên. Tùy thuộc vào từng vùng, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh 5-15% trên tổng số ca mắc bệnh.
Khoảng 35% trẻ nhiễm bệnh có biểu hiện viêm mủ tuyến nước bọt mang tai khiến nhiều người lầm tưởng là quai bị, 65% có các biểu hiện khác như viêm phổi, áp xe lách, thận... hoặc các vết mưng mủ ngoài da, đặc biệt là vùng đầu, mặt và cổ.
Ở người lớn, đa số bệnh nhân mắc bệnh có biểu hiện viêm phổi cùng với nhiễm khuẩn huyết, viêm bàng quang, có các vết mưng mủ trên da, một số trường hợp viêm cơ khớp hoặc viêm màng não.
Trong tháng 8/2019, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai đã tiếp nhận 12 ca mắc Whitmore (tên người tìm ra bệnh), trong đó có 4 ca đã tử vong.
Mới đây, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai lần đầu tiên tiếp nhận một bệnh nhân nữ mắc whitmore khá hy hữu, với trình trạng vi khuẩn whitmore ăn cánh mũi.
Trước khi đến bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán bị nhiễm trùng huyết do tụ cầu nhưng tại Trung tâm bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai, cấy máu và mủ ở vết thương cho kết quả dương tính với vi khuẩn whitmore.
Đến nay, bệnh Whitmore vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh. Bệnh có thể gây tử vong cao, với tỷ lệ tử vong có thể lên đến 40-60%. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân được chẩn đoán xét nghiệm sớm và điều trị kháng sinh phù hợp thì tỷ lệ tử vong sẽ giảm đi đáng kể.
Trang Ly
Theo baophapluat
Nguyên nhân bé 9 tháng tử vong sau khi tiêm kháng sinh Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa có báo cáo gửi Sở Y tế Nghệ An về trường hợp bệnh nhi 9 tháng tuổi tử vong vào sáng qua. Theo đó, cháu Nguyễn Đăng K. (9 tháng tuổi, trú tại xã Hoa Thành, huyện Yên Thành) nhập viện vào khoa cấp cứu ngày 7/11, trong tình trạng sốt cao liên tục 39,5 độ...