Làm thế nào nếu bị rắn hổ mang phun nọc vào mắt? Nếu làm sai cách có thể bị mù!
Đây là một kỹ năng sơ cứu bạn cần biết để có thể xử lý kịp thời và đúng cách khi bị nọc rắn hổ mang phun vào mắt.
Có rất nhiều loài rắn hổ mang phun nọc trên thế giới và Việt Nam chúng ta cũng có những loài rắn hổ mang phun nọc nguy hiểm như rắn hổ mèo hay còn gọi là rắn hổ mang phun nọc Đông Dương, rắn hổ mang phun nọc đen trắng (tên khoa học Naja siamensis).
Hổ mang phun nọc thường phun vào mắt kẻ thù với độ chính xác cao, khi nọc độc bắn vào mắt người thì nạn nhân sẽ bị đau ngay lập tức và nghiêm trọng tới mức bị mù tạm thời hay thậm chí nặng hơn là gây mù vĩnh viễn.
Vậy nếu không may bị một con rắn hổ mang phun nọc vào mắt thì cần phải xử lý như thế nào?
Đầu tiên cần phải sơ cứu cho nạn nhân bằng cách rửa nước suối hay bất cứ nguồn nước sạch nào gần nhất (cố gắng mở to mắt nạn nhân để rửa), tốt nhất là nước muối sinh lý ( NaCl 0,9 %, Efticol 0,9 %…) nếu có thể để làm trôi nọc rắn, sau đó đưa tới cơ sở Y tế gần nhất.
Hổ mang phun nọc rất xa. Ảnh minh họa: Pinterest
Nếu không có bất cứ nguồn nước sạch nào thì bia, sữa hay thậm chí cả nước tiểu cũng là những lựa chọn tốt để rửa trôi nọc độc khỏi bề mặt mắt.
Việc này cần được làm càng nhanh càng tốt vì nếu để lâu hay chậm trễ sẽ khiến nọc độc ngấm vào giác mạc gây tổn thương mắt gây mù lòa, thậm chí còn ngộ độc toàn thân.
Đối với việc sơ cứu khi nọc độc dính vào mắt, cần tuyệt đối tránh dụi mắt hay sử dụng các biện pháp dân gian như nhỏ chanh vào mắt, đắp các loại lá cây hay xác trà lên mắt hay các loại thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid…
Xem video:
Làm thế nào để sơ cứu khi bị rắn hổ mang phun nọc vào mắt
12 câu hỏi thường gặp về bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp và dễ lây nhiễm. Tuy là bệnh lành tính, không đe dọa tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc.
Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng làm suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.
1. Đau mắt đỏ là bệnh gì?
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, là tình trạng kết mạc và lớp màng trong suốt trên bề mặt của nhãn cầu bị viêm nhiễm, tấy đỏ.
2. Tác nhân nào gây bệnh đau mắt đỏ?
- Virus: Tác nhân gây đau mắt đỏ phổ biến nhất là do virus. Điển hình là Adenoviruses type 1-5, 7, 14 và 21 vừa gây bệnh đau mắt đỏ, vừa gây viêm họng hạch. Adenovirus týp 5, 8, 19 thường gây ra các trường hợp đau mắt đỏ nghiêm trọng.
- Vi khuẩn: Thường là do vi khuẩn Haemophilus Influenzae, Staphylococcus,...
- Dị ứng: Có thể là dị ứng thực phẩm, phấn hoa, gió, bụi, thuốc, lông động vật, khói, hóa chất,....
3. Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ là gì?
- Mắt đỏ.
- Chảy nước mắt sống.
- Cộm và ngứa mắt.
- Mắt tiết nhiều ghèn.
- Có thể có sốt nhẹ, đau họng hoặc nổi hạch ở cằm và trước tai.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh đau mắt đỏ là mắt bị tấy đỏ (Ảnh: Internet)
4. Đau mắt đỏ có tự khỏi không?
Đau mắt đỏ có thể tự khỏi. Thường sẽ mất vài ngày đến khoảng 2 tuần đối với các trường hợp nhiễm trùng nhẹ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc mắt tốt nhất, giúp mắt nhanh hồi phục và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
5. Đau mắt đỏ có lây không?
Nếu bệnh đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn gây ra thì có khả năng lây nhiễm rất cao. Nếu là đau mắt đỏ do dị ứng thì không lây.
6. Con đường truyền nhiễm của bệnh đau mắt đỏ là gì?
- Tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân qua ôm, hôn, bắt tay, giao tiếp khoảng cách gần,...
- Tay chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như đồ dùng cá nhân của bệnh nhân, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa,... sau đó lại chạm tay vào mắt.
- Sử dụng nguồn nước có nhiễm mầm bệnh để rửa mặt và sinh hoạt.
7. Nhìn người bệnh có bị lây đau mắt đỏ không?
Nhìn nhau làm lây lan đau mắt đỏ là quan niệm sai lầm. Đau mắt đỏ chỉ lây qua nước mắt, nước bọt, ghèn, vật dụng,... có chứa mầm bệnh.
Nhìn nhau không làm lây nhiễm đau mắt đỏ. (Ảnh: Internet)
8. Đối tượng nào dễ bị đau mắt đỏ?
Đây là bệnh truyền nhiễm nên các đối tượng có sức miễn dịch kém rất dễ bị đau mắt đỏ, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em cũng chưa có ý thức vệ sinh cao nên bệnh càng dễ lây nhiễm.
Khả năng nhiễm bệnh ở người cao tuổi sẽ thấp hơn một chút bởi mô kết mạc đã lão hóa và xơ, không phải điều kiện lý tưởng do vi khuẩn và virus phát triển.
9. Phụ nữ mang thai bị đau mắt đỏ có nguy hiểm không?
Bản chất của bệnh đau mắt đỏ sẽ không ảnh hưởng đến mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có dùng thuốc để điều trị thì thuốc có thể tác động đến thai nhi. Do đó cần đi thăm khám cẩn thận để được tư vấn cách điều trị bệnh đau mắt đỏ an toàn nhất.
10. Loại thuốc nào giúp đặc trị bệnh đau mắt đỏ?
Hiện tại chưa có thuốc đặc trị đau mắt đỏ. Hầu hết bệnh nhân được yêu cầu chăm sóc và vệ sinh mắt sạch sẽ thì bệnh sẽ thuyên giảm trong vòng 1 - 2 tuần. Bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, thuốc chống dị ứng,... để hỗ trợ điều trị, giúp mắt nhanh hồi phục hơn.
11. Nhỏ nước muối sinh lý Natri clorid có giúp chữa khỏi bệnh đau mắt đỏ không?
Nước muối sinh lý không có tác dụng điều trị bệnh đau mắt đỏ. Tuy nhiên nó giúp vệ sinh mắt sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn và virus sinh sôi. Từ đó giúp giảm các triệu chứng và mắt nhanh hồi phục hơn.
12. Khi bị đau mắt đỏ có được dùng máy tính không?
Khi bị đau mắt đỏ, mắt đã bị tổn thương và suy yếu rất nhiều. Ánh sáng từ điện thoại, máy tính hoặc tivi sẽ làm mắt căng thẳng và kích thích hơn, gây cộm và chảy nước mắt nhiều hơn. Do đó, cần hạn chế sử dụng các thiết bị này ít nhất có thể.
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng khác nhau đến nam giới và nữ giới Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, hiện có 422 triệu người mắc bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới và hơn 1,6 triệu người tử vong do tiểu đường hàng năm. Số người mắc tiểu đường dự kiến sẽ tăng lên 629 triệu người vào năm 2045. Tất cả chúng ta đều biết rằng bệnh tiểu đường có thể ảnh...