Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ?
Chứng mất trí, hiện không có thuốc chữa, ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới. Đến năm 2050, con số này được dự đoán sẽ đạt 152 triệu người.
Để cố gắng giải quyết một phần của cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một bộ hướng dẫn mới về cách giảm thiểu rủi ro cho nhiều người hoặc ít nhất là trì hoãn tiến trình của bệnh. Hướng dẫn, dựa trên giá trị nghiên cứu trong nhiều thập kỷ, nêu ra 12 yếu tố tiềm năng và đánh giá khoa học đằng sau chúng.
Để tránh mắc chứng mất trí nhớ cộng đồng nên có một lối sống lành mạnh.
“Trong 30 năm tới, số người mắc chứng mất trí dự kiến sẽ tăng gấp ba. Chúng ta cần phải làm mọi thứ có thể để giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Bằng chứng khoa học thu thập được cho các nguyên tắc này xác nhận những gì chúng ta nghi ngờ trong một thời gian, những gì tốt cho tim của chúng ta, cũng tốt cho não của chúng ta”, tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.
Mặc dù tuổi tác là yếu tố rủi ro lớn nhất, nhóm nghiên cứu đằng sau báo cáo nhấn mạnh rằng, đó không phải là hậu quả tự nhiên hoặc không thể tránh khỏi của lão hóa. Thật vậy, nhiều nghiên cứu đã xác định mối liên quan giữa chứng mất trí và các yếu tố “rủi ro” khác nhau, ví dụ như việc tiêu thụ rượu quá mức, sử dụng thuốc lá và không hoạt động thể chất.
Một số vấn đề khác như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì và trầm cảm cũng có liên quan đến sự phát triển của chứng mất trí nhớ.
Vì vậy, những khuyến nghị được đưa ra đó là ủng hộ tập thể dục thường xuyên, cai thuốc lá và quản lý vấn đề tăng huyết áp và tiểu đường. Một điều nữa đó là hạn chế sử dụng vitamin B và E, axit béo không bão hòa.
Bart De Strooper, giám đốc Viện nghiên cứu chứng mất trí nhớ Vương quốc Anh cho biết: “Bằng chứng có sẵn để chỉ ra rằng sửa đổi các yếu tố môi trường sẽ làm thay đổi nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ một cách mạnh mẽ”.
Minh Long
Theo IFL Science
Video đang HOT
10 dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh 'nhớ nhớ, quên quên'
Số lượng bệnh nhân bị sa sút trí tuệ ngày càng tăng, nhất là trong bối cảnh già hoá dân số hiện nay. Các bác sĩ cho biết nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp nhiều trở ngại.
'Nhớ nhớ, quên quên' là bệnh gì?
Chị Vũ Thu Tr. (37 tuổi) nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, luôn thu mình trong phòng và đôi lúc chị như người mất hồn. Chồng chị kể có lúc chị chẳng nhớ mình đã có thêm cậu con trai thứ ba mà nghĩ rằng đó là con hàng xóm.
Tình trạng "đơ đơ" này đã xuất hiện khoảng 2 năm nay, ban đầu vợ chồng chị nghĩ suy giảm trí nhớ là tình trạng bình thường của phụ nữ sau khi sinh con. Nhưng đến khi tình trạng nặng hơn, chồng chị Tr. thấy đó không chỉ đơn giản là triệu chứng đơ đơ của mấy mẹ bỉm sữa mà là bệnh.
Anh đưa chị đi kiểm tra sức khoẻ. Bác sĩ cho biết chị mắc bệnh sa sút trí tuệ và phải điều trị bằng thuốc kèm theo trị liệu tâm lý.
Để cùng vợ vượt qua những tháng ngày bệnh tật, chồng chị Tr. xin nghỉ vài tháng không lương để phối hợp với bác sĩ trị liệu tâm lý cho vợ. Nhờ thế, sau 8 tháng, tình trạng sa sút trí tuệ của chị Tr. giảm hẳn. Chị Tr. râm ran nói chuyện nhiều hơn, chị không còn thu mình trong nhà hay cơ quan.
Sa sút trí tuệ không còn là bệnh của riêng người già - Ảnh minh họa: Internet
Trường hợp của chị Nguyễn Thị H. (44 tuổi) thì khác. Chị H. hay rơi vào tình trạng không nhớ gì. Có lúc thời điểm là buổi chiều nhưng chị nghĩ là buổi sáng, thậm chí người ta hay đùa chị chưa già đã "ăn rồi bảo chưa ăn".
Nhiều lần chị đi xuống hầm lấy xe nhưng sau đó lại lên tìm chìa khóa. Thậm chí tay cầm chùm chìa khoá vẫn đi tìm. Hay có lúc con chị gọi bảo chị đón cháu đi học thêm chị cũng không nhớ, nhầm đường về nhà, đủ các tình trạng "nhớ nhớ, quên quên".
Chị H. thường xuyên mất ngủ đêm. Không ngủ, chị lại lang thang đi trong nhà. Có lúc chồng chị giật mình tưởng "ma chơi". Khi H. đi khám, bác sĩ cho biết chị bị sa sút trí tuệ.
Theo TS Trần Thị Hà An, Trưởng phòng Người già Viện Sức khỏe Tâm thần (Hà Nội), số người mắc sa sút trí tuệ ngày càng gia tăng. Nếu như trước đây người ta quan niệm chỉ người già mới mắc sa sút trí tuệ thì hiện nay, ngay cả người trẻ cũng mắc phải bệnh lý này. Đặc biệt, phụ nữ nhập viện ngày càng nhiều hơn.
TS Hà An cho biết có bệnh nhân vào viện trong tình trạng không nhớ nổi chồng con mình là ai, không tự mặc được quần áo, nửa đêm thì gọi cả nhà dậy ăn cơm, thích đốt hương khắp nhà, mất ngủ kéo dài. Thậm chí có những người có học vấn cao cũng có thể mắc căn bệnh này.
Sa sút trí tuệ được xem là hội chứng lâm sàng gây ra bởi tổn thương não. Đặc trưng là các biểu hiện suy giảm trí nhớ, định hướng, chú ý, ngôn ngữ, tri giác.
Dấu hiệu cảnh báo sa sút trí tuệ
TS Hà An nhấn mạnh theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WTO), 3 giây trôi qua toàn cầu lại có thêm một người mắc sa sút trí tuệ và số người mắc này sẽ tăng lên gấp đôi sau 20 năm.
Nhiều người bệnh tưởng mình mắc Alzheimer nhưng đi khám vẫn không ra bệnh gì. Có những người đi khám đủ các chuyên khoa nhưng họ cũng không nhận ra bệnh của mình, luôn trong trạng thái đơ đơ, bất thường, hoang tưởng, ảo giác, đặc biệt là mất ngủ.
TS Hà An cho biết việc điều trị sa sút trí tuệ có thể phải dùng thuốc nhưng nếu mới mắc, người bệnh chỉ cần được chăm sóc đúng sẽ giảm quá trình già hoá, làm chậm sự sa sút trí tuệ hơn.
Bạn nên chú ý những dấu hiệu cảnh báo sa sút trí tuệ - Ảnh minh họa: Internet
Người bệnh nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần để kiểm tra tình trạng sa sút trí tuệ của mình để có thể sớm điều chính, giảm nguy cơ phải nhập viện điều trị lâu dài khi có các biểu hiện sau:
Thứ nhất, người bệnh thấy giảm trí nhớ làm rối loạn cuộc sống hàng ngày.
Thứ hai, khó khăn trong việc lên kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề.
Thứ ba, khó khăn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ quen thuộc.
Thứ tư, nhầm lẫn về thời gian và không gian.
Thứ năm, khó nhận biết về hình ảnh trực quan và mối quan hệ trong không gian.
Thứ sáu, phát sinh vấn đề mới với từ ngữ khi viết/đọc.
Thứ bảy, đặt nhầm chỗ các đồ vật và mất khả năng nhớ lại các bước để tìm lại đồ.
Thứ tám, giảm khả năng phán đoán hoặc ra quyết định.
Thứ chín, thu mình khỏi công việc hoặc hoạt động xã hội.
Thứ mười, thay đổi cảm xúc và nhân cách.
Theo phunusuckhoe
Sống trong môi trường ô nhiễm không khí, trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh tâm thần Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở Anh, trẻ em sống trong những khu vực bị ô nhiễm không khí sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tâm thần. Tờ New York Post cho biết, trước đây, có nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng khói từ các phương tiện giao thông và các nhà máy có liên...