Làm ra thịt nhân tạo từ phòng thí nghiệm
Singapore và Mỹ là hai quốc gia chấp nhận lưu hành thịt nhân tạo trong khi loại thịt trong phòng thí nghiệm này vẫn còn rất lạ lẫm với người tiêu dùng nước ta.
Việt Nam đứng thứ 6 về mức tiêu thụ thịt lợn. Cụ thể theo tính toán của Cục Chăn nuôi, năm 2023 mỗi người Việt ăn 33,8kg thịt lợn.
Ngoài ra, mức tiêu thụ thịt bò là khoảng 7-8kg/người/năm, thịt gà – 11,5kg/người/năm… Nhìn vào những con số này để thấy thịt đang là nhóm thực phẩm chính trong mâm cơm gia đình người Việt.
PGS.TS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng, cho biết: các nghiên cứu đều chỉ ra rằng người Việt hiện đang ăn quá nhiều thịt. Trung bình là 134 gram/người/ngày, con số này lớn hơn ở khu vực thành thị là 154 gram/người/ngày. Trong khi đó khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội ung thư đưa ra là 70 gram/người/ngày. Tình trạng ăn quá nhiều thịt có nguyên nhân từ thói quen gia đình.
“Viện Y học ứng dụng có tham gia xây dựng bữa ăn học đường, thầy cô đều có ý kiến là trẻ con thích ăn thịt vì chế biến đơn giản và lành… Như vậy, luôn luôn từ bé chúng ta đã quen kiểu ăn lượng thịt cao”, PGS.TS Trương Hồng Sơn dẫn chứng.
Một thói quen ăn quá nhiều thịt và kéo dài chính là hệ quả của những vấn đề về sức khỏe trong tương lai. Ví dụ như tình trạng tăng cân, có liên quan đến các bệnh ung thư và tạo ra những vấn đề về mỡ máu, các bệnh tim mạch.
Không chỉ là vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe mà việc tiêu thụ quá nhiều thịt hiện nay còn đang tạo áp lực về môi trường. Theo các nhà nghiên cứu, lượng khí thải từ chăn nuôi còn cao hơn khí thải từ phương tiện giao thông đường bộ. Thậm chí, còn có một chiến dịch với tên gọi “Ăn ít thịt để cứu trái đất”.
Video đang HOT
Đây cũng là một trong số những lý do để các nhà nghiên cứu cho ra đời các dòng sản phẩm của công nghệ như thịt thực vật hay thịt nhân tạo. Nếu như thịt thực vật được hiểu như là một sản phẩm chay có chứa hàm lượng như thịt động vật, thì thịt nhân tạo được xem là bước đột phá rất mới.
Ths Ngô Xuân Dũng, chuyên gia lĩnh vực công nghệ thực phẩm, cho biết: thịt nhân tạo là thịt nuôi cấy từ thế bào gốc của động vật ở trong phòng thí nghiệm. Những tế bào gốc này được nuôi từ chất dinh dưỡng trong buồng nuôi cấy gọi là lò phản ứng sinh học vô trùng.
Năm 1907 đã có những nghiên cứu về thịt nhân tạo tuy nhiên đến năm 2013 một nhà dược học người Hà Lan thực hiện chiếc bánh hamburger kẹp thịt nuôi cấy đã gây sự chú ý.
Theo đánh giá của Ths Ngô Xuân Dũng, ưu điểm của thịt nhân tạo là có thành phần dinh dưỡng giống như các loại thịt chăn nuôi, trong khi lại được cho là an toàn toàn không sử dụng khán sinh chăn nuôi hay thuốc tăng trọng.
Thịt nhân tạo cũng góp phần khôi phục đa dạng sinh học, quyền của động vật bởi hiện nay có đến 70 tỷ động vật trên cạn bị giết thịt.
Các công ty sản xuất thịt nhân tạo đang nỗ lực mở rộng quy mô sản xuất. Ảnh minh họa. Nguồn: verywellhealth.com
Về tác động môi trường, thịt nhân tạo cũng làm giảm những tác động về ô nhiễm nước ngọt, nước mặt, xả ít khí thải hơn so với chăn nuôi.
Tuy nhiên, cũng phải nói thêm là chi phí công nghệ sản xuất thịt nhân tạo vô cùng đắt đỏ. Theo tính toán là đắt gấp 8 lần. Và lượng điện tiêu thụ cho những lò phản ứng sinh học có thể tạo ra khí thải gấp 5 lần so với chăn nuôi.
Hiện nay, Singapore và Mỹ là hai quốc gia chấp nhận lưu hành thịt nhân tạo. Để đưa ra quyết định này họ đều dựa trên những cuộc kiểm tra về mức độ an toàn, phù hợp và các tác động môi trường.
Theo Ths Ngô Xuân Dũng, thực tế cho thấy tiềm năng của ngành sản xuất thịt nhân tạo và điều này cũng đồng nghĩa với các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng cần phải tính toán để có những chính sách phù hợp trong việc nhập khẩu các sản phẩm có thịt nhân tạo.
Bước đột phá trong phát triển tế bào gốc tạo máu
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, một nhóm các nhà nghiên cứu làm việc tại Viện nghiên cứu Trẻ em Murdoch ở thành phố Melbourne (Australia) đã đạt được bước đột phá khi tạo ra các tế bào gốc tạo máu được nuôi trong phòng thí nghiệm gần giống với các tế bào trong cơ thể con người.
Đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới có thể giúp tìm ra các phương pháp điều trị một số chứng rối loạn. Các tế bào gốc tạo máu này có thể cấy ghép được, mở ra cơ hội điều trị cho trẻ em mắc bệnh bạch cầu và rối loạn suy tủy xương.
Cấy ghép tế bào gốc, còn được gọi là ghép tủy xương, thường được sử dụng để điều trị bệnh bạch cầu, ung thư bạch cầu và rối loạn tủy xương do khả năng tự sao chép và tạo ra hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu của tế bào gốc. Tuy nhiên, việc tìm được người hiến tặng phù hợp để cấy ghép thường rất khó khăn.
Công trình trên đánh dấu lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phát triển được tế bào gốc tạo máu trong phòng thí nghiệm gần giống với tế bào trong phôi thai và có thể được sử dụng để điều trị cho bất kỳ bệnh nhân nào.
Nhà nghiên cứu Elizabeth Ng cho biết khả năng lấy bất kỳ tế bào nào từ bệnh nhân, tái tạo thành tế bào gốc và sau đó biến chúng thành tế bào máu phù hợp để cấy ghép sẽ có tác động lớn đến cuộc sống của những bệnh nhân dễ bị tổn thương này. Điều quan trọng là những tế bào này phải được tạo ra ở quy mô cần thiết và đảm bảo khỏe mạnh để sử dụng trong lâm sàng.
Nhóm nghiên cứu đã tiêm tế bào gốc tạo máu được tạo ra trong phòng thí nghiệm vào những con chuột bị suy giảm miễn dịch. Họ phát hiện ra rằng các tế bào này đã trở thành tủy xương có chức năng ở mức độ tương tự như trong các ca cấy ghép dây rốn. Họ cũng phát hiện ra rằng các tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có thể được đông lạnh trước khi cấy vào chuột, mô phỏng quá trình bảo quản tế bào của người hiến tặng trước khi cấy vào bệnh nhân.
Nhà nghiên cứu Andrew Elefanty cho biết việc phát triển các tế bào máu dành riêng cho từng bệnh nhân sẽ ngăn ngừa các biến chứng của việc cấy ghép từ người hiến tặng cho bệnh nhân, giải quyết tình trạng thiếu người hiến tặng và giúp khắc phục các nguyên nhân cơ bản của các bệnh về máu. Ông cho biết bước tiếp theo, có thể trong vòng 5 năm, là tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 để kiểm tra mức độ an toàn của việc sử dụng các tế bào được tạo ra trong phòng thí nghiệm ở người.
TP HCM: Phát hiện 60 ca nghi sốt phát ban sởi trong 1 tuần Theo HCDC, số ca sốt phát ban nghi sởi tích lũy từ đầu năm đến tuần 31 trên địa TP là 284 ca, trong đó có 116 ca được xác định trong phòng thí nghiệm. Ngày 10-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết trong tuần 31 (từ ngày 29-7 đến 4-8), theo ghi nhận, tại TP phát hiện...