Làm lãnh đạo có cần học MBA?
Dù áp lực từ công việc đang rất lớn, nhưng nhiều lãnh đạo và nhà quản lý vẫn quyết định xách laptop, ipad đi học “MBA thực tiễn từ Mỹ” của ĐH Benedictine tại ĐH Kinh tế – ĐHQGHN. Vậy họ là ai và các chia sẻ của họ khi “đi học để cứu doanh nghiệp”?
Quản lý và điều hành công việc theo kinh nghiệm vẫn là cách làm thường thấy ở nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và nhà quản lý hiện nay. Không phủ nhận kinh nghiệm là chìa khóa mang tới nhiều thành công. Nhưng khi kinh tế suy thoái, đầu ra khó khăn, bài toán duy trì doanh thu và tối ưu hóa chi phí vận hành đang buộc các nhà lãnh đạo và người làm quản lý tài chính phải thay đổi cách làm. Đó là lý do dù áp lực từ công việc đang rất lớn, nhưng nhiều lãnh đạo và nhà quản lý vẫn quyết định xách laptop, ipad đi học “MBA thực tiễn từ Mỹ” của ĐH Benedictine tại ĐH Kinh tế – ĐHQGHN. Chúng ta hãy xem họ là ai và các chia sẻ của họ khi “đi học để cứu doanh nghiệp”?
Ông Dương Văn Hồng, học viên MBA Benedictine khóa 3 – Tổng giám đốc Công ty xây dựng Coma đánh giá cao tính thực tiễn và kiến thức của Chương trình MBA Benedicitne mà ông đang học: “Nếu chấm điểm cho MBA Benedictine, tôi sẽ cho điểm 9/10. Trước khi tham gia khóa học MBA, vấn đề khiến tôi đau đầu nhất là giải quyết xung đột trong tổ chức. Kiến thức học được từ môn học Đạo đức kinh doanh với sự giảng dạy của thầy Brian Blazina đã giúp tôi rất nhiều trong công việc quản lý.”
Theo Thạc sĩ Chet Legenza – Giảng viên ĐH Benedictine (Mỹ), khóa học MBA “là chương trình được thiết kế cho các Giám đốc, những người cần nắm bắt các vấn đề mang tính chiến lược của doanh nghiệp để ra quyết định tài chính và nhân sự hiệu quả trong môi trường luôn có sự thay đổi và đòi hỏi sự chủ động của người lãnh đạo. Những kiến thức khóa MBA mang lại sẽ giúp các Giám đốc, nhà quản lý nhận ra điểm mạnh của mình, có khả năng tư duy tổng quát và ra được các quyết định khó khăn”.
Người viết may mắn được tham dự buổi học ngoại khóa môn Hành vi tổ chức Chương trình MBA ĐH Benedictine tại khu du lịch sinh thái Tản Đà. Không khí lớp học sôi nổi, giảng viên chỉ là người dẫn dắt vấn đề, học viên hoàn toàn chủ động trong quá trình học. Anh Trần Văn Minh – Giám đốc Công ty JVQ, học viên MBA Benedictine khóa 3 chia sẻ: “Môn học Hành vi tổ chức khiến tôi rất ấn tượng vì phương pháp giảng dạy hiện đại, cách đưa dẫn dắt vấn đề, đưa ra tình huống của thầy Vũ Anh Dũng và thầy Dale. Ngoài ra, trình độ tiếng Anh của tôi được nâng cao, giúp tôi giao tiếp trực tiếp với các đối tác nước ngoài, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh “.
Buổi học ngoại khóa môn Hành vi tổ chức lớp MBA Benedictine – khóa 3.
Tìm lời giải cho bài toán khó trong thời kỳ khủng hoảng
Anh Hoàng Hữu Sơn, học viên MBA Benedictine khóa 3 – Phó TGĐ Công ty bất động sản dầu khí cho biết: “Tôi đã có dự định học MBA từ rất lâu, nhưng vì công việc kinh doanh khá bận với sức nóng của thị trường bất động sản. Hiện tại, thị trường bất động sản đang “chìm”, tôi hi vọng khóa MBA sẽ mang đến cho tôi những kiến thức và tư duy mới, hiện đại để “tìm” lời giải cho bài toán kinh doanh mới trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay”.
Một học viên MBA Benedictine khóa 3 – Giám đốc khu vực ngân hàng Techcombank cho chia sẻ: “Tham giá khóa học MBA, bên cạnh việc tôi được thâm nhập những bài học thực tế hữu ích, được giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia cũng như các nhà lãnh đạo xuất sắc trong kinh doanh. Điều quan trọng là khóa học này đã giúp tôi mở rộng được mối quan hệ và cơ hội hợp tác trong kinh doanh.”
Video đang HOT
Chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh – Chuyên ngành Quản trị Tài chính và Quản trị nguồn Nhân lực được ĐH Benedictine (Mỹ) thiết kế nhằm tạo ra các CEO thế hệ mới cho cộng đồng doanh nghiệp, thế hệ CEO có khát vọng và có khả năng đua tranh mạnh mẽ về trình độ quản trị tài chính và nhân sự với các đồng nghiệp của mình trên khắp thế giới. Chương trình sẽ giúp người học có được những kiến thức cập nhật của thế giới mà một CEO cần trang bị.
Đã là một CEO nhưng ông Nguyễn Đức Toàn, ứng viên MBA Benedictine khóa 4 – CEO Công ty Laywer Vimax Asia cho biết: Sau nhiều năm đi học qua nhiều trường lớp và qua thương trường, tôi vẫn thấy mình cần phải cập nhật thêm những kiến thức kinh doanh hiện đại để có thể theo kịp với sự biến động của nền kinh tế”.
Ứng viên khóa 4 chương trình MBA – ĐH Benedictine (Mỹ) đầy lạc quan khi trả lời nhóm phóng viên rằng: “Tôi nghĩ so với các chương trình MBA quốc tế khác tại Việt Nam, chi phí chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế – ĐHQGHN để có tấm bằng của Mỹ là không hề cao. Tôi có dự định sẽ lập công ty riêng chuyên phân phối các mặt hàng đồ gia dụng nhập khẩu cao cấp. Vì vậy, tôi coi đây là một khoản tiền đầu tư cho tương lai của mình. Nếu như tôi nghiêm túc học tập để có kết quả tốt, thời gian “lấy lại vốn” sẽ nhanh thôi. Bỏ ra số tiền lớn như vậy vào chuyện học hành là khá “xót”, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tuy nhiên tôi hy vọng khoản tiền đầu tư cho đào tạo hôm nay sẽ mang lại hiệu quả gấp nhiều lần trong tương lai”.
Điểm khác biệt của chương trình này là tính chuẩn hóa và tính chuyên sâu. Các giảng viên từ Mỹ sẽ chuẩn hóa lại kỹ năng Lãnh đạo và quản lý cho học viên dựa trên các kiến thức hiện đại và bài học thực tiễn mới nhất từ Mỹ. Các giảng viên Việt Nam sẽ chuyên sâu vào các bài toán quản lý hàng ngày, đồng thời giúp học viên cập nhật những thách thức và cơ hội từ môi trường kinh doanh trong nước. Học viên có thể lựa chọn học chuyên sâu về quản lý tài chính hoặc quản lý nguồn nhân lực, tùy theo yêu cầu công việc.
Phần lớn các học viên tìm đến tham gia chương trình đều là những doanh nhân thành đạt và giữ những vị trí chủ chốt trong các tập đoàn lớn trong và ngoài nước như: Ngân hàng Lienviet, Công ty CP Kinh Đô miền Bắc, Công ty máy tính Trần Anh, Vietnam Airline, FPT, Worldbank, Coca Cola, Vietcombank, HSBC, Techcombank…
Học ngay tại Việt Nam nhưng giá trị bằng cấp cũng như những kiến thức, kỹ năng mà chương trình MBA Benedictine mang đến cho các học viên thực sự có giá trị và đẳng cấp quốc tế. Với phương pháp khuyến khích học tập chủ động, tôi cảm giác như đang được học tại chính trường ĐH Benedictine – Hoa Kỳ (Ông Lê Cao Thuận – Cựu học viên MBA Benedictine – TGĐ Công ty CP Kinh đô miền Bắc). Với việc phải làm các dự án, bài tập theo nhóm, học viên sẽ học hỏi được các điểm mạnh của nhau, rèn kỹ năng phân tích định lượng, tư duy hệ thống để đạt được hiệu quả trong công việc kinh doanh của mình. Hơn nữa, học viên được học tập với các giảng viên là các giáo sư đầu ngành đến từ các trường danh tiếng trên thế giới như ĐH Cambridge (Anh), ĐH New York (Mỹ), ĐH Queensland (Úc), học viện Công nghệ Châu Á (Thái Lan), Đại học Toulon-Var (Pháp) cùng các giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn cho các tập đoàn đa quốc gia.
Học viên MBA Benedictine nhận bằng tốt nghiệp tại Mỹ.
Tham gia Chương trình, học viên được hưởng các ưu đãi như: hỗ trợ phiên dịch trong toàn khóa học, một khóa luyện tiếng Anh miễn phí trình độ Pre – Intermediate; 02 khóa học ngắn hạn miễn phí đào tạo về kỹ năng mềm. Khóa 4 MBA Benedictine dự kiến sẽ khai giảng vào tháng 8/2012.
Thông tin chi tiết liên hệ:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ GIÁO DỤC QUỐC TẾ (CITE)
Tầng 1 nhà E4, Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04. 3 754 9901 | Hotline: 0947 004 809 | Website:
www.cite.edu.vn
Theo DT
Dự thảo Luật GDĐH: Xử lý triệt để những vấn đề "nóng"
Dự thảo 2, Luật Giáo dục Đại học đã được nhiều ý kiến của chuyên gia giáo dục, nhà khoa học, nhà quản lý, đại biểu quốc hội... đồng tình và ví rằng: "Nếu dự thảo luật giáo dục đại học lần trước là lươn thì dự thảo lần này là rồng!".
Tạo hành lang pháp lý vững chắc cho giáo dục đại học
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, sau 25 năm đổi mới của đất nước và 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, giáo dục đại học (GDĐH) đã từng bước phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình trường và hình thức đào tạo, có nhiều đóng góp cho phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, hoạt động GDĐH được điều chỉnh bởi các văn bản qui phạm pháp luật phân tán, hiệu lực pháp lý không cao. Nhiều vấn đề quan trọng của GDĐH như tổ chức, hoạt động giáo dục (đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, kiểm định chất lượng giáo dục), tài chính, tài sản của cơ sở GDĐH, thanh tra, kiểm tra, quản lý nhà nước... được điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật rời rạc, chưa tạo nên được một hệ thống pháp luật chặt chẽ, thống nhất.
Khi chưa hoàn thiện hệ thống pháp lý thì khó có thể đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống và thiếu cơ sở vững chắc cho sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH. Thấy rõ ý nghĩa này, Quốc hội đã có Nghị quyết về việc xây dựng dự án Luật GDĐH. Ban soạn thảo Luật GDĐH đã được thành lập và đã chuẩn bị dự thảo luật công phu, khoa học, đúng qui trình, tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước, lấy ý kiến rộng rãi của các nhà trường, các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục... như kết luận Hội thảo của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng. Sau khi được Quốc hội 13 cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2, các phiên bản dự thảo luật được tiếp tục đưa ra lấy ý kiến của các đại biểu Quốc hội chuyên trách, thảo luận tại các hội thảo chuyên đề, xin ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Mục tiêu cơ bản của xây dựng dự thảo Luật GDĐH là tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động GDĐH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước hiện nay và chuẩn bị nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức trong giai đoạn tiếp theo. Có thể nói nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực là mục tiêu xuyên suốt của bản dự thảo Luật GDĐH, đó là trục trung tâm để xây dựng dự Luật chuyên đề này.
Dự thảo Luật GDĐH xử lý những vấn đề quan trọng trong GDĐH mà cho tới nay chưa có văn bản pháp qui nào hoặc có văn bản nhưng chưa đủ để áp dụng một cách có hiệu quả. Luật GD là luật khung, điều chỉnh toàn bộ các cấp học và trình độ đào tạo trong hệ thống GD quốc dân, từ GD mầm non, GD phổ thông, GD nghề nghiệp và GDĐH, do vậy Luật GD không quy định cụ thể đối với từng cấp học và trình độ đào tạo. Luật GD chỉ có 6 điều quy định về GDĐH, chưa điều chỉnh cụ thể và riêng biệt các lĩnh vực quan hệ xã hội của GDĐH.
Những vấn đề "nóng" được xử lý triệt để
GDĐH đang đứng trước những thách thức to lớn trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên phương pháp quản lý nhà nước đối với cơ sở GDĐH chậm được thay đổi, chưa đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của toàn hệ thống, chưa phát huy mạnh mẽ được sự sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, các nhà quản lý và sinh viên. Chất lượng nguồn nhân lực chưa mang tính cạnh tranh cao, chưa đáp ứng được đòi hỏi của các ngành kinh tế mũi nhọn. Mặt khác, trong bối cảnh GDĐH Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động GDĐH chưa thay đổi, bổ sung kịp thời để các cơ sở GDĐH, cơ quan quản lý nhà nước đủ căn cứ để làm tốt nhiệm vụ của mình.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, Dự thảo 1 của Luật GDĐH đưa ra lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội khóa 12 ở kỳ họp thứ 2 còn né tránh những vấn đề "nóng" của GDĐH. Trong dự thảo 2 của Luật, những vấn đề này đã được xử lý ở một mức độ khái quát.
Các đại biểu dự hội nghị ở ba địa điểm Bình Dương, TPHCM và Hà Nội đều nhìn nhận sự tiến bộ của dự thảo 2 luật và sự tiếp thu ý kiến nghiêm túc của Thường trực Ủy Ban VHGDTNTNNĐ. GS.Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã "hết sức hoan nghênh giải trình của Thường trực Ủy Ban, các ý kiến đóng góp đã được lắng nghe và giải trình đầy đủ".
GS. Phạm Phụ (Đại học Bách khoa TPHCM) cho biết, dự thảo luật đã đưa vào những điều khoản về phân tầng đại học, hội đồng trường sau khi lắng nghe ý kiến của những lần hội thảo trước. GS. Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, dự thảo luật lần này có nhiều tiến bộ, nếu tiếp tục đầu tư, gia công, hoàn thiện thì có thể thông qua và rất có ích cho hoạt động GDĐH.
Còn GS. Từ Quang Hiển cũng nhìn nhận dự thảo luật đã đạt được những bước tiến rất tốt, đã cụ thể hóa những vấn đề mà trong các dự thảo trước còn xử lý bởi các văn bản dưới luật. GS. Phạm Thị Trân Châu, thành viên Hội đồng tư vấn KHGD, UBMTTQVN tán thành việc thông qua dự thảo luật trong kỳ họp sắp tới của Quốc hội để có cơ sở pháp lý lập lại trật tự, kỷ cương và nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Ông Huỳnh Ngọc Đáng, Đại biểu Quốc hội Tỉnh Bình Dương (người nói Luật GDĐH là "luật né" trước đây) cho rằng dự thảo 2 của Luật đã có những bước tiến quan trọng, nội dung dự thảo đã có những thay đổi căn cơ. Ông nói ví von "nếu dự thảo luật giáo dục đại học lần trước là lươn thì dự thảo lần này là rồng!".
GS. Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm UBVHGDTNTNNĐ cho rằng: "Những tư tưởng, chủ trương của Đảng và Nhà nước được đưa vào dự thảo luật qua những điều khoản nằm rải rác ở các chương mục khác nhau nhằm xử lý những vấn đề lớn của hoạt động giáo dục đại học". Những ý kiến đóng góp của các đại biểu tại các hội nghị đều rất cụ thể và thiết thực. UBVHGDTNTNNĐ, Ban soạn thảo dự án Luật đã cân nhắc tiếp thu để hoàn thiện dự thảo 3 của Luật trước khi trình Quốc hội thông qua ở kỳ họp thứ 3.
Nếu những vấn đề "nóng" của GDĐH đã bị "né" trong dự thảo 1, sau đó được xử lý một cách khái quát trong dự thảo 2 thì trong dự thảo 3, những vấn đề này đã được xử lý một cách cụ thể và triệt để.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Lãnh đạo với tầm nhìn quốc tế Nhằm giúp các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh với tầm nhìn trung và dài hạn dựa trên nghiên cứu và dự báo biến động thị trường, Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) - ĐH FPT đã thiết kế ra một chương trình học tối ưu dành cho các nhà quản lý với tên gọi Mini MBA. Trên con đường hội nhập...