Làm gì để giáo viên thật sự hạnh phúc mỗi ngày đến trường?
Cần có những chính sách để giáo viên không còn phải chịu áp lực, mà đó là những ngày đến trường thật sự hạnh phúc với đam mê dạy học của mình.
Giáo viên cũng đang phải chịu nhiều áp lực
Từ năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai cuộc vận động xây dựng “ trường học hạnh phúc”. Nhiều trường học trên khắp cả nước đã triển khai rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết để lan tỏa và mang lại giá trị hạnh phúc cho cả thầy và trò, để mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui.
Tuy nhiên, trong quá trình vận động xây dựng đó đã bộc lộ những bất cập, tồn tại cần phải được tháo gỡ, xử lý.
Chúng ta xây dựng hình ảnh của “Trường học hạnh phúc” bằng việc đưa ra rất nhiều quy định mới nhằm tạo ra những thuận lợi cho học sinh trong quá trình học tập.
Học sinh được sử dụng điện thoại trong học tập, không còn hình thức phạt nêu tên, đuổi học… rất nhiều quy định mới được ban hành nhằm bảo vệ cũng như khuyến khích học sinh trong học tập.
Tuy nhiên, đó là những quy định đối với học sinh bình thường, nhưng vô hình chung lại “chắp thêm cánh” cho những học sinh cá biệt.
Gần đây, chúng ta chứng kiến nhiều vụ việc đau lòng xảy ra khiến cả xã hội lên án khi hệ quy chiếu trong giáo dục, cụ thể là mối quan hệ giữa thầy và trò bị đảo ngược.
Chưa bao giờ trong ngành giáo dục xuất hiện nhiều trường hợp cá biệt như học trò hành hung giáo viên, phụ huynh đánh giáo viên nhập viện, học sinh đâm tử vong bạn vì những mâu thuẫn vụn vặt… Và mới đây nhất từ vụ việc tố cáo của cô giáo Nguyễn Thị Tuất, Trường Tiểu học Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội), nhiều người cũng bàng hoàng khi xem video học sinh nói xấu cô giáo của mình.
Nhiều người người đặt ra câu hỏi, do đâu đạo đức học sinh như thế? Do đâu giáo viên “mất uy” đối với học trò trên lớp? Chúng ta đưa ra quy định về trường học hạnh phúc, nhưng lại quên mất mặt trái, khiến giáo viên khó kiểm soát được những học trò cá biệt.
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Hoàng Thị Thanh Xuyên, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Phú Thịnh (Yên Bái) nói: “Tôi đã gắn bó cả cuộc đời với nghề dạy học và nhận ra rằng lối sống, cách cư xử của học sinh bây giờ đối với giáo viên đã khác quá xa thời của chúng tôi.
Thời chúng tôi, cha mẹ tôi thường dạy rằng phải ‘tôn sư trọng đạo’, đã là học trò phải tôn trọng thầy, cô giáo. Tuy nhiên, bây giờ có quá nhiều chuyện học sinh coi thường thầy, cô. Học sinh chửi bậy, hành hung giáo viên, nhiều hành vi đã vượt quá tầm kiểm soát”.
Cô giáo Hoàng Thị Thanh Xuyên, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Phú Thịnh (Yên Bái). Ảnh: NVCC.
Video đang HOT
Theo cô Xuyên, có rất nhiều nguyên nhân khiến học sinh lúc mới tới trường thì ngoan, lễ phép, nhưng sau vài năm lại dần trở thành học sinh cá biệt.
Nguyên nhân đầu tiên, có thể do ngày nay mọi người ít con nên các gia đình thường nuông chiều quá mức. Các con có thể nhìn thấy từ người lớn cách cư xử coi trọng giá trị về vật chất, dùng vật chất khống chế những thứ khác, có được vật chất sẽ được quyền nọ, quyền kia nên dẫn tới đạo đức suy đồi.
“Bản thân tôi cũng đã từng phải đối diện với nhiều trường hợp học sinh như vậy, nếu xử lý cứng nhắc theo kiểu mặc kệ các em thì không được vì đứa trẻ ấy sẽ càng ngày càng trượt dài, sai lầm nối tiếp sai lầm. Nhưng để làm cho những em đó thay đổi trở thành những học trò chăm chỉ, ngoan hiền thì cũng rất khó, đòi hỏi kinh nghiệm, bản lĩnh và lòng bao dung rất lớn và cũng phải có sự phối hợp chặt chẽ, cầu thị của các gia đình. Chỉ có giáo viên quyết tâm thì không bao giờ làm được”, cô Xuyên cho hay.
Theo cô Hoàng Thị Thanh Xuyên, nếu một giáo viên chỉ lên lớp, dạy đúng tiết học, không tư duy và cũng không đòi hỏi sự tương tác của học sinh, nhà trường và phụ huynh thì đó là thất bại của nền giáo dục.
Yêu cầu xây dựng trường học hạnh phúc là chủ trương tốt, nhưng dường như những phát sinh trong thực tế đã tạo áp lực nhiều hơn cho các thầy cô giáo khi các tiêu chí về giáo dục cần phải hoàn thành, cần phải đúng chuyên môn, đáp ứng đỏi hỏi của nhà trường và phải vui lòng cha mẹ học sinh.
Vậy có bao nhiêu giáo viên đang nỗ lực, cống hiến hết mình trong ngành giáo dục, vừa hoàn thành chỉ tiêu chất lượng, vừa làm hài lòng phụ huynh, cấp trên mà bản thân họ cũng cảm thấy thật sự hạnh phúc?
Cô Xuyên nói thêm: “Từ xưa đến nay, trong môi trường giáo dục luôn nhấn mạnh ba thứ, đó là sự kết hợp giữa học sinh, phụ huynh, nhà trường và xã hội.
Ngày nay học sinh đến trường học thầy cô dạy kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên trong luật giáo dục hiện hành, càng ngày càng đề cao hơn những việc như không mắng học sinh… chỉ khen ngợi, động viên.
Thế nhưng, chúng ta nhìn thấy thực tế rằng, ngay cả một đứa con trong gia đình với bố mẹ, hỏi rằng bố mẹ có thể nói ngọt ngào với con cả ngày được không?
Tôi đã từng chứng kiến những học sinh cá biệt, ngỗ ngược khuyên nhủ như thế nào cũng không được. Những trường hợp như vậy đưa giáo viên vào thế bị động, hơn nữa lại buộc giáo viên vào quyền hạn rất hạn chế nên rất khó khăn khi giải quyết các vấn đề xảy ra trên lớp học”, cô Xuyên tâm sự.
Giáo viên có “đơn độc” khi xử lý học sinh vi phạm?
Theo cô Hoàng Thị Thanh Xuyên, với kinh nghiệm mấy chục năm dạy học, dù ngành giáo dục chưa có quy định thì cô cũng đã tìm những giải pháp tạo sự hứng khởi, vui vẻ cho học trò, trong đó có một yếu tố hết sức quan trọng là muốn học sinh thay đổi trước hết giáo viên phải thay đổi, là tấm gương để học trò làm theo.
“Có lần tôi chứng kiến một học sinh đang ngồi chơi rất ngoan thì một học sinh khác chạy đến và đấm thẳng vào mặt. Trong trường hợp này giáo viên chỉ được nhẹ nhàng nhắc nhở và để con hiểu hành vi của con là sai.
Nếu như trước kia thì chúng tôi có thể áp dụng hình thức phạt khác như chép phạt hoặc phải đứng ở cuối lớp vài phút, để cho em đó bình tĩnh nhận thấy cái sai rồi mới trao đổi, xử lý dứt điểm. Bây giờ, chúng tôi không dám sử dụng những biện pháp như thế, mà sẽ trao đổi với phụ huynh nhiều hơn để họ phối hợp dạy con.
Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục nói chuyện, phân tích đúng – sai cho những học sinh mắc lỗi, mặc dù biết rằng với nhiều học sinh cá biệt, nếu chỉ nói chuyện thông thường sẽ khó có hiệu quả”, cô Xuyên chia sẻ.
Cũng theo cô Xuyên, gia đình đóng vai trò cốt lõi trong việc tạo nên ý chí, định hướng đạo đức cho mỗi học sinh. Nhà trường đóng vai trò cốt lõi trong việc truyền tải kiến thức là chính, giáo dục đạo đức nhà trường có trách nhiệm phải chỉ lối, định hướng cho các em. Tuy nhiên, quyền hạn về giáo dục đạo đức lại nằm trong tay gia đình học sinh chứ không nằm trong tay của thầy cô.
“Tôi đi dạy học từ năm tôi 21 tuổi, chủ nhiệm một lớp có 51 học sinh, rất nhiều học sinh cá biệt, có những em là con một nên được nuông chiều. Dù có rất nhiều chuyện phải giải quyết, tôi cũng chưa một lần đánh học sinh hoặc mất bình tĩnh không kiểm soát được hành vi của mình.
Biện pháp giáo dục hiện nay của tôi thường là gọi học sinh ra trò chuyện riêng để con nhận ra lỗi sai của mình. Tuy nhiên, có những học sinh dù đã nói chuyện, thậm chí giáo viên còn chưa kịp nói đã òa lên khóc hoặc có những thái độ không hợp tác. Đó chính là những đặc điểm đặc trưng của học sinh cấp tiểu học. Thế nhưng, với tôi, dạy học các con bằng những câu chuyện vẫn là cách tốt nhất để các con nhận ra lỗi sai của mình”, cô Xuyên cho biết.
Chúng ta cũng phải đặt ngược một câu hỏi rằng, áp lực đặt lên vai ngày càng lớn thì các thầy cô sẽ ra sao khi mà họ phải chịu trách nhiệm trước gia đình, nhà trường và xã hội về đạo đức của học sinh?
Bấy lâu nay, chúng ta hầu như chỉ chú trọng tâm lý học sinh mà quên mất tâm lý và áp lực của các thầy cô giáo.
Đối với giáo viên cấp tiểu học, các cô chủ nhiệm ngoài thời gian dạy học còn phải trò chuyện cùng các bạn học sinh chưa ngoan trong lớp, hoặc nếu lớp có nhiều học sinh cá biệt thì buổi trưa hầu như các cô không được nghỉ.
Vậy sức khỏe, thời gian và tâm lý của giáo viên, đặc biệt là giáo viên tiểu học sẽ có nhiều áp lực?
“Tôi chứng kiến nhiều đồng nghiệp chưa đến tuổi nghỉ hưu, nhưng đôi mắt và thần thái của họ vô cùng mệt mỏi sau những buổi làm việc ở trường. Họ luôn có trách nhiệm, say mê với công việc, nhưng dường như thiếu sự chia sẻ”, cô Xuyên nhận định.
Trường học hạnh phúc là một trong những chính sách thay đổi mạnh mẽ, để mỗi ngày đến trường của học sinh là một ngày vui. Tuy nhiên, nếu chỉ chú ý tới học sinh thì không thể xem là niềm hạnh phúc vẹn tròn. Vì vậy, cần có những chính sách để mỗi ngày đến trường của giáo viên không còn phải chịu áp lực, mà đó là những ngày thật sự hạnh phúc với đam mê dạy học của mình.
Thầy cô cần hạnh phúc
Theo chia sẻ của đội ngũ nhà giáo, chỉ khi thầy cô hạnh phúc mới đem lại và giúp học trò cảm nhận được hạnh phúc. Muốn vậy, lãnh đạo trường, các thầy, cô giáo phải tự thay đổi và dũng cảm thay đổi...
Cô trò Trường Tiểu học 1 thị trấn Năm Căn, Cà Mau.
Đồng lòng xây trường hạnh phúc
Trường học hạnh phúc là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Tuy nhiên, theo chia sẻ của cán bộ quản lý và giáo viên, để xây dựng trường học hạnh phúc đúng với các tiêu chí, cán bộ quản lý, thầy cô giáo và học sinh trong nhà trường phải nỗ lực không ngừng, với nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực.
Muốn có trường học hạnh phúc thì học sinh phải được hạnh phúc. Học sinh không thể có hạnh phúc nếu thầy cô dạy các em không hạnh phúc. Như vậy, lãnh đạo nhà trường cần xây dựng môi trường làm việc để giáo viên cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc khi đến trường: Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc - Trường học hạnh phúc.
Để các giáo viên đồng thuận, đồng lòng thay đổi, vai trò của người quản lý rất quan trọng. Hiệu trưởng nhà trường không chỉ là người gương mẫu để thay đổi mà còn phải truyền cảm hứng cho đồng nghiệp của mình tự thay đổi bản thân. Theo cô Mai Thị Hồ Chúc, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thạnh Lộc 2, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ), đặc thù lao động trong trường mầm non là của phụ nữ, thực hiện công việc chăm sóc, giáo dục trẻ như người mẹ nuôi dưỡng những đứa con. Làm công tác quản lý nhà trường đã khó, phụ nữ quản lý trường mầm non lại càng khó hơn. Bởi vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội hiện nay đều phải chu toàn.
Cô Chúc cho rằng: Quản lý trường mầm non với đội ngũ đa phần là nữ nên phương pháp phải vừa cương vừa nhu, mềm dẻo, linh hoạt vừa cương quyết, cứng rắn. Đặc biệt, cán bộ quản lý trường mầm non biết phát huy sức mạnh của nữ giới với những phẩm chất thiên tính và thời đại của người phụ nữ Việt Nam: "Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang".
Tuy nhiên, điều quan trọng cô Chúc rút kết chính là việc chú trọng xây dựng phong cách, nhân cách của người quản lý. Hiệu trưởng phải luôn là chỗ dựa tinh thần, tấm gương sáng về cách cư xử, giao tiếp, tinh thần trách nhiệm trong công tác, khả năng xử lý, điều hành các hoạt động trong nhà trường... "Xây dựng uy tín của hiệu trưởng với cấp trên, địa phương, phụ huynh học sinh và cấp dưới của mình không phải bằng cái uy quyền mà phải bằng tác phong, nhân cách và năng lực của bản thân hiệu trưởng", cô Chúc chia sẻ.
Trường học hạnh phúc là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc.
Thay đổi để hạnh phúc
Là giáo viên, đồng thời là người thầy truyền cảm hứng cho học sinh, thầy Thái Thành Thuận, giáo viên Trường THCS Tam Bình, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) luôn quan niệm "mỗi ngày được đứng trên bục giảng là niềm hạnh phúc".
Thầy Thuận gặp biến cố vì một tai nạn cách đây 4 năm, sau tai nạn thầy phải ngồi xe lăn suốt đời. Thầy cố gắng vượt qua nỗi đau để đi dạy và trở thành người truyền cảm hứng, một tấm gương cho học sinh. Chia sẻ về trường học hạnh phúc, thầy Thái Thành Thuận cho biết: Sự thay đổi không chỉ là dạy kiến thức mà còn quan tâm đến cảm xúc của học sinh. Muốn vậy, giáo viên phải chủ động xóa đi rào cản và bước vào thế giới của học trò, vừa là thầy, vừa là người bạn lớn. Thầy, cô giáo nếu chỉ là người giảng dạy thông thường chỉ dừng lại ở thầy, cô giáo giỏi. Còn thầy, cô giáo hạnh phúc là người biết truyền cảm hứng cho học sinh, và đôi khi cách truyền cảm hứng lại rất đơn giản...
Theo chia sẻ của các thầy cô giáo, chỉ khi các thầy cô có hạnh phúc, học trò mới hạnh phúc. Muốn vậy, các thầy, cô giáo phải tự thay đổi và dũng cảm thay đổi mình. Để đánh giá thầy cô có đang thay đổi hay không, chẳng ai công tâm và khách quan hơn chính học sinh... Khi giáo viên đủ hiểu biết, trình độ, kỹ năng để trút bỏ áp lực, lớp học, học sinh sẽ hạnh phúc. Thay vì làm những điều lớn lao, cao xa, mỗi thầy cô, cán bộ quản lý cần học cách làm những việc nhỏ bé, bình thường như: Bình tĩnh lắng nghe; đặt mình vào vị trí của người khác khi xử lý công việc; chú ý đến cảm xúc của người khác khi làm việc; gọi tên cảm xúc; sẵn sàng nói lời xin lỗi; kết nối và mở lòng, cùng nhau đưa ra giải pháp...
Với giải pháp này, các trường học ở tỉnh Đồng Tháp bước đầu thành công trong việc xây dựng trường học hạnh phúc. Nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học sinh, nhiều trường học tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo trường với hoc sinh. Cuộc đối thoại được thầy, trò trải lòng nhằm chia sẻ, gắn kết học sinh với nhà trường. Cũng từ đây bao "mối tơ lòng" được thầy, trò tháo gỡ... Sau mỗi cuộc đối thoại, những nụ cười, niềm tin và mối quan hệ giữa nhà trường - học sinh; giữa thầy cô giáo - học sinh thêm gắn kết, chia sẻ và hiểu nhau hơn.
Theo cô Mai Thị Thùy Trang, Phó Bí thư Đoàn Trường THPT Tràm Chim (Đồng Tháp): Các cuộc đối thoại là diễn đàn trao đổi trực tiếp giữa lãnh đạo nhà trường với học sinh, giúp nhà trường nắm bắt và giải quyết kịp thời những thắc mắc, nguyện vọng chính đáng liên quan đến học tập, rèn luyện, nội quy, quy định; các chế độ chính sách, quyền và nghĩa vụ của học sinh trong giai đoạn học tập tại trường.
Đối thoại giữa giáo viên - HS, HS - nhà trường được xem là hoạt động trọng tâm hàng năm nhằm tạo cơ hội trao đổi, đối thoại trực tiếp giữa những người có trách nhiệm cao nhất với học sinh. Các em học sinh được bày tỏ nguyện vọng, mong muốn của mình trong quá trình học tập, đồng thời đóng góp những ý tưởng, sáng kiến cho sự phát triển của trường. - Cô Mai Thị Thùy Trang
Giáo dục và hạnh phúc Từ năm 2019, Bộ GD&ĐT triển khai cuộc vận động "xây dựng trường học hạnh phúc". Để cuộc vận động có hiệu quả thiết thực, không chỉ như một phong trào, cần có những hiểu biết sâu sắc về giáo dục và hạnh phúc, những giải pháp căn cơ, lâu dài. Con người luôn mong muốn có được cảm giác hạnh phúc càng...