Lạm dụng paracetamol có thể ngộ độc, suy gan
Tự ý sử dụng paracetamol không đúng liều lượng với cân nặng, độ tuổi, tình trạng sức khỏe có thể dẫn đến tác dụng phụ như ngộ độc, suy gan.
Bác sĩ Vũ Đức Hiếu, Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 175, cho biết: “Trong thời điểm Covid-19, nhiều người tự ý sử dụng thuốc hạ sốt, paracetamol không đúng liều lượng với lứa tuổi, cân nặng; dùng khi nhiệt độ chưa cao là không cần thiết… Lạm dụng paracetamol có thể dẫn đến biến chứng nặng như suy gan, rất đáng tiếc”.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thiên Tài, Trưởng Đơn vị Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM,chia sẻ: Paracetamol hay còn gọi acetaminophen, là hoạt chất giúp giảm đau và hạ sốt, được sử dụng trong lâm sàng để điều trị triệu chứng sốt, các tình trạng đau từ mức độ nhẹ đến trung bình như đau đầu, đau răng, đau cơ, đau khớp… Thuốc có thể sử dụng được cho cả người lớn, trẻ em và phụ nữ có thai.
“Nếu dùng thuốc với khoảng cách thời gian quá ngắn hoặc dùng nhiều loại thuốc có chứa paracetamol hoặc dùng thuốc trong thời gian kéo dài có thể dẫn đến tình trạng quá liều và ngộ độc”, bác sĩ Tài lưu ý.
Các triệu chứng cảnh báo của việc quá liều thuốc có thể có như chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nôn, xanh xao thường xảy ra trong vòng 24 giờ. Diễn tiến nặng hơn, có thể là tăng men gan, dẫn đến suy giảm chức năng gan, hoại tử hoàn toàn và không thể hồi phục, nhiễm toan chuyển hóa và hội chứng não – gan bao gồm cả tình trạng hôn mê và tử vong.
Ngoài ra, một số trường hợp có thể gặp dị ứng như nổi mề đay, phù mạch, hội chứng tăng mẩn cảm do thuốc… Vì vậy với những người có cơ địa dị ứng, đặc biệt là dị ứng thuốc, quá mẫn với paracetamol thì cần hết sức thận trọng.
Video đang HOT
Liều dùng được khuyến cáo đối với người lớn thông thường là 500-600 mg/lần, chia đều 3 lần/ngày và tối đa không được quá 4 g/ngày. Đối với trẻ em, liều dùng paracetamol thông thường là 10-15 mg/kg cho một lần dùng và tối đa không quá 60 mg/kg trong một ngày. Mỗi ngày không được dùng quá 4-6 lần, khoảng cách giữa các lần ít nhất là 4 giờ.
Bác sĩ Tài lưu ý các trường hợp sốt kéo dài quá ba ngày hoặc sử dụng thuốc paracetamol để điều trị giảm đau mà không đáp ứng thì cần phải đến các cơ sở y tế để được khám ngay, tránh tự ý dùng paracetamol kéo dài có thể gây tác dụng phụ và để lại các hậu quả khó lường.
“Người bệnh nên tuân thủ liều lượng và hướng dẫn của nhân viên y tế. Trong một số trường hợp nếu gặp các biến chứng như dị ứng mẫn đỏ, phù mạch… cần lập tức dừng sử dụng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ”, bác sĩ Hiếu khuyên.
Cảnh báo ngộ độc do 'tự dùng thuốc hạ sốt chữa bệnh COVID-19 theo mạng xã hội'
Cơ quan y tế cảnh báo về tình trạng ngộ độc paracetamol do tự dùng thuốc chữa bệnh COVID-19 theo hướng dẫn trên mạng xã hội.
Người bệnh ngộ độc do lạm dụng thuốc được điều trị tại Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) - Ảnh: BỆNH VIỆN CUNG
Ngày 21-7, Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo về tình trạng trên mạng xã hội xuất hiện các hướng dẫn không rõ nguồn gốc về cách tự chữa bệnh COVID-19 tại nhà. Đáng chú ý, trong một hướng dẫn, liều paracetamol khuyên sử dụng là liều tối đa, rất dễ có nguy cơ quá liều và gây ngộ độc.
Ngộ độc thuốc giảm đau, hạ sốt có thể gây tử vong
Theo Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), trước tình hình dịch COVID-19 đang gia tăng số lượng người bệnh cùng với các biểu hiện đau hoặc sốt cao do các nguyên nhân khác tại gia đình cần được chữa ban đầu, nhu cầu sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt tăng lên.
Trên thực tế, các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, nhất là thuốc nhập ngoại như Tylenol, đang được nhiều người tìm mua, giá còn tăng gấp mấy lần do nhu cầu tăng đột biến. Trong đó, phần lớn mua với mục đích tích trữ, sử dụng để tự chữa các biểu hiện của bệnh COVID-19 theo hướng dẫn trên mạng xã hội.
Theo cảnh báo của các bác sĩ chống độc, ngộ độc paracetamol là loại ngộ độc thường gặp nhưng âm thầm, dễ bỏ sót. Người sử dụng có thể bị ngộ độc do lạm dụng thuốc, dùng sai dẫn tới quá liều mà không biết khi giảm đau, hạ sốt tại nhà.
Do các biểu hiện ngộ độc paracetamol rất kín đáo, thậm chí vài ngày đầu nếu không xét nghiệm theo dõi thì không thể biết, khi được phát hiện đã muộn, tổn thương gan, thậm chí suy gan cấp, hôn mê gan và tử vong.
Những hướng dẫn trên mạng xã hội được các chuyên gia chống độc khuyến cáo người dùng không nên tự áp dụng
Sử dụng paracetamol an toàn khi giảm đau, hạ sốt như thế nào?
Paracetamol là thuốc thuộc diện không phải kê theo đơn, có nghĩa là người dân có thể tự mua ở các hiệu thuốc về để chữa các biểu hiện đau, sốt do các nguyên nhân thông thường hoặc xử trí ban đầu trước khi tới bệnh viện.
Theo khuyến cáo của Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), liều paracetamol tối đa với người Việt Nam có thể trạng trung bình và không có các yếu tố nguy cơ nêu trên là không quá 3 gam/24 giờ với người trưởng thành và trẻ em là 15mg/kg cân nặng cho mỗi lần và không quá 6 lần/24 giờ.
Tuy nhiên, nếu sử dụng liều này cho người có nhiều yếu tố và hoàn cảnh nguy cơ nêu trên thì lại gây ngộ độc.
Trên thực tế các bác sĩ khi kê thuốc cho người bệnh trưởng thành chỉ kê 1-1,5 gam paracetamol cho mỗi 24 giờ (tương đương 2-3 viên loại hàm lượng 500mg). Tốt nhất là dùng liều thấp nhất có thể.
Để sử dụng paracetamol an toàn, với người trưởng thành mỗi ngày chỉ nên dùng 2 đến 3 viên paracetamol loại 500mg. Người bệnh cần biết rõ tên và thành phần các thuốc đang dùng và dùng đúng hướng dẫn.
"Luôn kết hợp các biện pháp khác an toàn hơn để hạ sốt, giảm đau như nới rộng quần áo, chườm, tắm nước ấm, uống đủ nước... Khi bệnh không đỡ hoặc có biểu hiện bất thường thì cần tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra" - các chuyên gia chống độc khuyến cáo.
Thuốc giải rượu: Lợi bất cập hại! Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại "thuốc giải say", nhiều người cứ tha hồ uống rượu bia cho tới say xỉn rồi tống thuốc giải say vào. Dùng như vậy rất nguy hại cho sức khỏe. Thuốc giải rượu còn được gọi là thuốc giải say. Thuốc giải say là thuốc giúp việc say rượu giảm bớt khi đang uống...