Làm đậu phụ om thịt, hãy thêm một thìa gia vị này, đậu ngon mà màu đẹp hơn hẳn
Cho đậu om thịt ra đĩa rồi ăn cùng cơm nóng. Như vậy, chính ớt chưng dầu đã khiến món đậu om thịt có màu đỏ vàng đẹp mắt, lại có chút cay cay vô cùng hấp dẫn. Món này ăn ngày mưa thì quá tuyệt!
Chắc chắn cả nhà sẽ hài lòng với cách chế biến món đậu phụ om thịt kiểu này!
Đậu phụ om thịt là món ăn đơn giản, quen thuộc, có phần dân dã nhưng được nhiều người yêu thích vì hương vị đậm đà, ngon cơm. Cứ tưởng tượng, ăn cơm trắng với đậu phụ om thơm nức, thịt mềm, rưới ít nước sốt cay cay nóng nóng thì còn gì hấp dẫn bằng.
Tuy nhiên, các đầu bếp lâu năm cho biết, nếu thêm 1 thìa gia vị này vào, đảm bảo món đậu om ngon hơn hẳn. Gia vị này có thể tự làm hoặc chị em có thể mua ngoài siêu thị, đó chính là ớt chưng hay còn gọi là ớt chưng dầu.
Cụ thể cách làm món ăn như sau:
Chuẩn bị:
- 2-3 bìa đậu phụ nhỏ, 150 gram thịt ba chỉ heo
- Dầu ăn và muối vừa đủ, 1 khúc phần trắng hành lá thái nhỏ (có thể dùng hành khô), 1 miếng gừng băm nhỏ, 2 tép tỏi băm nhỏ, 1 muỗng canh ớt chưng dầu (laoganma), 12 muỗng canh rượu nấu ăn, 1 muỗng canh nước tương, 1 thìa cà phê tinh bột hòa với 1 thìa nước
Cách làm:
- Cắt đậu phụ thành các miếng vừa ăn. Thịt ba chỉ thái miếng cỡ vừa.
- Đun nóng chút dầu ăn trong chảo, cho thịt ba chỉ vào, xào qua cho sém cạnh và ra bớt mỡ, sau đó cho thịt ra đĩa.
- Vẫn trong chảo đó, thêm dầu ăn, cho đậu phụ vào rán vàng giòn hai mặt. Gắp đậu phụ để ra đĩa.
Video đang HOT
Chắt bớt dầu ăn trong chảo, chỉ để lại một chút sau đó cho hành, gừng, tỏi vào phi thơm. Lúc này thêm nửa bát con nước, rồi thêm 1 muỗng canh ớt chưng dầu, muối vừa ăn, nước tương, rượu nấu ăn vào đun sôi. Khi sốt sôi, cho đậu và thịt vào, hạ nhỏ lửa, đun liu riu cho thịt đậu ngấm gia vị. Trước khi cho đậu om thịt ra khoảng 2 phút, đổ nước tinh bột vào, đun cho sôi và sốt hơi sệt lại thì tắt bếp.
Cho đậu om thịt ra đĩa rồi ăn cùng cơm nóng. Như vậy, chính ớt chưng dầu đã khiến món đậu om thịt có màu đỏ vàng đẹp mắt, lại có chút cay cay vô cùng hấp dẫn. Món này ăn ngày mưa thì quá tuyệt!
Cách làm đậu phụ thơm ngon như mua ngoài hàng
Làm đậu hũ tại nhà hóa ra cũng không khó lắm mọi người ạ! Chỉ thêm một công đoạn sau khi làm sữa đậu nành thôi.
Các công thức làm đậu phụ đa số là giống nhau, nhưng chỉ cần khác nhau ở tỷ lệ nước, hay một số thao tác lúc làm đậu thôi là đã cho ra chất lượng đậu hoàn toàn khác nhau rồi.
Cả nhà xem công thức và hướng dẫn dưới đây nhé!
Dụng cụ cần chuẩn bị
Máy xay sinh tốBộ khuôn gỗ làm đậu hũBộ khuôn này mình mua đã có kèm khăn và túi vắt sữa (bạn có thể thay thế bằng 1 cái rổ nhựa vuông có nắp ép)
Nguyên liệu làm đậu phụ
1kg đậu nành khô
3 cây lá dứa
10l nước (lượng nước tổng dùng cho việc xay đậu và vắt đậu)Nguyên liệu tạo kết tủa: khoảng 800ml hèm rượu (có thể hơn hoặc không dùng hết)
Hèm rượu mình có thể mua ở các lò nấu rượu:
Nếu không có hèm rượu, bạn có thể dùng: giấm, chanh, hoặc muối hạt pha với nước. Nếu dùng giấm các bạn pha như sau: 100ml giấm gạo lên men pha với 800 ml nước. (Bí quyết pha nước giấm là độ chua trung bình, không gắt quá không loãng quá)
Với những người bắt đầu làm đậu hoặc chỉ thỉnh thoảng làm thì mình dùng các nguyên liệu tạo kết tủa trên, còn nếu kinh doanh thì mình sử dụng nước chua. Nước chua là phần nước trong lúc lọc đậu kết tủa, để qua 1 ngày hoặc 2 ngày tùy thời tiết nóng hay lạnh. Nước đạt độ chua có màu vàng như nước trà.
Cách làm đậu phụ
Công thức này làm được 3 mẻ đậu, bạn có thể giảm bớt tùy ý. Với khuôn này bạn dùng tối thiểu là 300g đậu khô cho 1 lần làm nhé!
1. Đậu nành rửa sạch, ngâm với nước qua đêm cho đậu nở, cho vào chút xíu muối.
2. Hèm rượu cho vào túi vắt sữa lọc lấy nước, bỏ bã.
3. Cho đậu cùng với một ít nước (trong 10 lit nước) vào máy xay sinh tố xay mịn, mình làm nhiều nên chia đậu ra xay thành 5 lần.
4. Sau khi xay đậu xong, dùng túi vắt sữa vắt lấy nước đậu, phần bã còn lại đem hòa chung với phần nước còn lại và vắt tiếp cho đến hết. Mình vắt làm 3 lần thì hết phần nước đó và bã cũng vừa sạch sữa đậu. Hớt sạch bọt.
Sau đó lọc lại sữa đậu một lần nữa bằng túi vắt sữa để loại bỏ hoàn toàn bột đậu còn đọng lại để đậu làm ra được mịn.
5. Cho sữa đậu và lá dứa vào nồi to sâu lòng, chỉ cho 2/3 nồi, không cho sữa đầy nồi vì khi sôi rất dễ bị trào. Đun sôi sữa đậu 1 lúc, hớt bọt. Trong lúc nấu thỉnh thoảng khuấy sữa để hạn chế sữa bị cháy ở đáy nồi. Luôn luôn để mắt vào nồi vì sữa đậu rất dễ bị trào.
6. Hạ thật nhỏ lửa ở chế độ giữ nóng sữa (không cho sôi nhưng cũng không làm nguội sữa), một tay rưới từ từ hèm rượu một tay khuấy sữa thật nhẹ và chậm, vừa quan sát xem độ kết tủa của sữa.
7. Khi thấy sữa kết tủa như thế này thì dừng lại không rưới hèm vào nữa. Đậy nắp nồi khoảng 5 phút cho kết tủa lắng xuống, nước trong lại. Nếu độ kết tủa chưa đạt thì rưới thêm hèm rượu vào và khuấy cho tới khi sữa kết tủa đạt.
Với giấm cũng làm tương tự như vậy.
8. Dùng rây, hoặc rổ dày để chặn phần đậu lại và múc bớt nước ra ngoài. Thao tác nhanh để đậu không bị nguội.
9. Múc đậu đổ vào khuôn gỗ đã lót khăn, làm nhanh khi đậu còn nóng. (Phần còn lại trong nồi cần được giữ nóng trên bếp, chỉ giữ nóng không đun sôi). Khuôn đầy thì đậy khăn lại và đặt nắp khuôn lên, dùng sức tay ép xuống cho nước chảy ra, làm cẩn thận kẻo bỏng (hoặc đặt vật nặng lên). Công đoạn ép đậu khoảng 5-10 phút. Không ép lâu quá làm đậu khô.
10. Đổ nước trong khay ra và ép lại lần nữa. Mở khăn ra kiểm tra thấy đậu đã mịn là được. Đổ nước lạnh lên cho đậu nguội và nhanh cứng lại sẽ dễ lấy đậu ra hơn và không bị dính vào khăn. Nhấc khuôn ra và gỡ khăn, nhớ là gỡ khăn khi đậu đã nguội thì đậu mới đẹp.
11. Cắt đậu ra và ngâm vào trong nước lạnh để bảo quản đậu.
Bí quyết để đậu mềm mịn và kết dính
- Lọc sữa thật kỹ, sử dụng túi vắt sữa siêu mịn, không nên dùng túi dạng lưới. Hớt bọt trước và trong khi nấu sữa.
- Dùng nồi sâu lòng giúp giữ nóng đậu tốt, phải ép đậu khi còn nóng thì đậu mới kết dính, mềm mịn, không bị bời rời lạp sạp.
- Nếu nấu 1 nồi chưa hết sữa, khi nấu sữa lần sau bắt buộc phải rửa sạch thật kỹ nồi nấu lần trước, vì chỉ cần một chút còn sót lại của lần nấu trước cũng có thể làm mẻ đậu sau kết tủa sớm làm hỏng chất lượng đậu.
- Sau khi ép đậu, đợi đậu nguội rồi mới gỡ khăn ra để đậu không dính vào khăn.
Đậu phụ chao Thông Huề Món đặc sản của Cao Bằng Đậu phụ chao Thông Huề huyện Trùng Khánh, Cao Bằng là món ăn dân dã có vị lạ thơm, nhiều người ưa chuộng bởi tính mát, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Đậu phụ chao Thông Huề - Món đặc sản của Cao Bằng Đậu phụ chao Thông Huề - Món đặc sản của Cao Bằng: Chuẩn bị...