Làm bếp cũng có thể giảm cân như đến phòng tập
Hãy học những mẹo khi làm bếp này, đảm bảo bạn sẽ luôn thon thả kể cả khi không đến được phòng tập.
Người ta vẫn thường cho rằng, phụ nữ khi lập gia đình rồi sẽ chẳng có thời gian đến phòng tập để xả stress và tôi luyện vóc dáng được vì lúc nào họ cũng “đầu tắt mặt tối” trong bếp núc. Thật vậy, phụ nữ thời đại 4.0 yêu cầu cao hơn thời xưa vì họ phải cáng đáng đồng thời cả việc công ty lẫn việc nhà. Nhưng, “trong cái khó ló cái khôn”, chị em có thể tận dụng những hoạt động làm bếp đó biến nó thành bài tập cho vóc dáng khỏe khoắn và vòng 2 thon gọn.
Cất giữ đồ thông minh
Thông thường chúng ta hay cất giữ những vật sắc nhọn lên cao để tránh tầm với của trẻ và để những dụng cụ mình hay dùng đến như gia vị (mắm, muối, đường,…) ở gần bên cạnh bếp đun. Bây giờ, bạn hãy thay đổi thứ tự để đồ một chút: để những thứ mình hay phải dùng nhất lên một vị trí cao hơn hoặc thấp hơn hay xa chỗ bạn đứng nấu nhất. Để khi cần, bạn buộc phải với tay, nhún chân hoặc cúi gập người.
Đây đều là những hoạt động tiêu hao năng lượng, và khi nó được lặp đi lặp lại trong một chu trình nấu món ăn sẽ có tác dụng tương đương như khi bạn đến phòng tập tập cardio vậy.
Cất giữ vật dụng hay dùng ra xa tầm với là cách thông minh để đốt năng lượng khi nấu ăn.
Lưu ý: Tư thế khi lấy đồ cũng cần phải tuân thủ đúng kỹ thuật như khi đi tập. Ở các vị trí cao, bạn cần nhún chân từ từ để trụ vững và cảm nhận được cơ bắp chuối hoạt động. Còn ở những vị trí thấp dưới hông, hãy ngồi xổm xuống bằng cách gập gối trong khi vẫn giữ lưng thẳng. Động tác này tương tự như tư thế squat tập mông, đùi khi tập gym.
Áp dụng kĩ thuật squat vào trong các hoạt động nấu ăn.
Tung hứng thức ăn
Trung bình trọng lượng của một chiếc chảo gang hoặc chiếc nồi 3-4 lít đã rơi vào tầm hơn 1kg (chưa kể khối lượng thức ăn bên trong). Bạn có thể hình dung việc nấu nướng với nồi chảo như đang tập tạ cho tay vai.
Khi nấu, thay vì đảo thức ăn thì bạn hãy tung chúng trong không khí (với các món dùng chảo) hoặc xóc đều lên (với các món nấu trong nồi xoong). Bằng cách này bạn có thể tiêu tốn nhiều calo hơn vì nó cần nhiều sức mạnh hơn trộn hoặc đảo thức ăn với một cái muỗng hoặc đũa.
Hãy chắc chắn rằng bạn không quăng thức ăn quá cao và mạnh khiến đến nó bay ra khỏi nồi xoong hay chảo nhé.
Video đang HOT
Ưu tiên sử dụng đôi tay thay cho máy
Thời đại công nghệ phát triển, con người có sự trợ giúp đắc lực từ máy móc, tuy nhiên, nếu bạn muốn đốt năng lượng được khi nấu ăn thì nên tạm cất chúng đi. Bất cứ khi nào có thể, hãy tự băm hoặc trộn thức ăn thay vì dùng máy xay hoặc máy trộn, ví dụ như nhào bột, đánh trứng, băm thịt… Những hoạt động này là một bài tập rất tốt cho bắp tay trước của bạn.
Khi bạn băm thịt bằng tay hãy nhớ đổi tay cầm dao để phân bổ lực đều cho cả hai tay.
Làm bánh là một hoạt động vào bếp “cực” nhất nhưng đã nhất đối với những bà nội trợ vừa đam mê nấu nướng và tập luyện. Thay vì dùng máy đánh trứng hay máy nhào bột, hãy dùng phới lồng và nhào bằng cả tình yêu của đôi tay. Bạn sẽ giảm béo được phần mỡ nách và cánh tay đáng kể.
Dùng các dụng cụ nặng
Bất cứ hành động nào khiến bạn thấy mất sức hơn trong việc làm bếp, chứng tỏ bạn đang làm rất tốt việc đốt năng lượng thừa. Thay đổi dụng cụ nặng hơn để làm bếp cũng là một ý tưởng thông minh. Sử dụng một con dao nặng hơn để cắt gọt hoặc làm bất cứ gì. Đây sẽ là bài tập tốt cho bàn tay, cẳng tay và cổ tay. Ngoài ra, nếu có thể, hãy thử sử dụng các dụng cụ nặng hơn như chảo gang hay nồi sứ trong khi nấu vì chúng nặng hơn nhiều so với các vật dụng khác.
Nghiên cứu khoa học còn cho rằng chất liệu gang và sứ an toàn với cơ thể hơn những loại vật liệu khác. Bên cạnh việc tập luyện, sử dụng chúng còn rất tốt cho sức khỏe.
Giữ thăng bằng bằng một chân
Trong khi nấu ăn, hãy cố gắng giữ cân bằng cơ thể trên một chân và đưa một chân lên khỏi mặt đất từ 5 đến 10 giây. Lặp lại với chân kia.
Đứng luân phiên bằng một chân cho bạn cảm giác đỡ mỏi và bớt nhàm chán hơn khi vào bếp nấu ăn.
Các động tác đốt mỡ khác
Ngoài ra bạn có thể đem gym và cardio vào trong căn bếp để tập luyện, Khi đang chờ nước sôi hay đang chờ xương hầm bạn có thể tận dụng thời gian trống này để tập nhé.
Dựa lưng vào tường, cẳng chân và đùi tạo thành một góc 90 độ, lần lượt giơ từng chân đá lên không trung.
Chống tay vào bàn và thực hiện chống đẩy.
Chống tay vào hông, bước từng bước sao cho cẳng chân và đùi tạo thành một góc 90 độ, dùng lực của chân đằng sau để đẩy người thực hiện những bước đi tiếp theo.
Giơ 2 tay ra trước và thực hiện squat.
Bài tập giúp cải thiện vòng 3
Nếu muốn sở hữu vòng 3 săn chắc, bạn nên lựa chọn squat để tập luyện hàng ngày.
Squat tác động tới nhiều bó cơ như lưng, cẳng chân, mông, đùi. Đồng thời, động tác đứng lên, ngồi xuống liên tục giúp tăng tuần hoàn máu.
Cách thực hiện:
- Hai chân đứng rộng bằng vai, ngón chân hướng về phía trước.
- Lưng thẳng, đầu và mắt hướng về phía trước.
- Mông ép xuống, đẩy vai về phía sau và hạ thấp cơ thể đến khi đùi song song với sàn, giữ đầu gối thẳng hàng với mũi chân.
- Đứng lên, mắt hướng về phía trước.
- Động tác lặp lại nhiều lần.
Squat cùng tạ là động tác nhiều người sử dụng để tăng hiệu quả của bài tập. Ảnh: Pinterest.
Theo tạp chí Cosmopolitan, nhiều người tập squat sai kỹ thuật khiến cơ thể gặp chấn thương và không mang lại hiệu quả.
Không siết cơ
Huấn luyện viên Hannah Davis (nhà sáng lập của Body By Hannah) cho biết nhiều người tập squat thường xuyên nhưng không hiệu quả. Nguyên nhân là khi ngồi xuống, các bó cơ siết chưa đủ.
"Bạn hãy đốt cháy mỡ phần mông, đùi bằng cách siết các bó cơ khi ngồi xuống. Động tác này làm tăng sức mạnh sau mỗi lần đứng lên, ngồi xuống và đẩy nhanh hiệu quả tập luyện", huấn luyện viên Davis chia sẻ.
Squat sau khi tập cardio
Theo huấn luyện viên Davis, nếu muốn săn chắc cơ đùi, mông, tăng độ bền và vững chắc của chân, bạn không cần squat sau khi tập cardio. Đôi chân đã mệt nên không đủ năng lượng để tập luyện đúng kỹ thuật.
Nếu squat không đi kèm lực cản và tăng trọng lượng sau mỗi hiệp, nó sẽ giảm tính hiệu quả. Do đó, Davis khuyên chúng ta nên thiết kế bài tập hợp lý, khoa học.
Nhấc chân khỏi mặt đất khi squat khiến động tác giảm hiệu quả, sai tư thế. Ảnh: Brightside.
Không squat đủ sâu
Theo Davis, động tác squat mang lại hiệu quả khi bạn đặt đùi song song với mặt đất, thậm chí ép sâu hơn. Khi nhún thấp, các bó cơ mông, đùi sẽ làm việc hiệu quả hơn, giúp vòng 3 săn chắc, đùi thon gọn.
Không nghỉ giữa các buổi tập
Những bó cơ sau thời gian tập luyện cần nghỉ để phục hồi. Theo huấn luyện viên Massy Arias, nếu tập luyện cường độ cao, bạn sẽ cảm thấy đau nhức. Vì vậy, bạn nên có thời gian nghỉ ngơi trước khi quay lại tập luyện.
Không tăng cường độ tập luyện
Huấn luyện viên Arias cho biết nếu sau 6 tháng thực hiện động tác squat nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn, bạn nên xem xét lại cường độ tập luyện. Bạn nên thiết kế các bài tập có độ khó tăng dần, có thể kết hợp cùng với tạ để tăng hiệu quả.
10 phút tập luyện đánh tan mỡ bụng Các bài tập với ghế thích hợp cho những người mới bắt đầu tập luyện. Cùng tìm hiểu dưới đây. Vặn người trong tư thế đứng Đứng phía sau một chiếc ghế, cúi gập người song song với mặt sàn, hai tay nắm lấy thành ghế, khoảng cách vừa đủ để thẳng chân. Vặn nghiêng người sang bên trái, tay trái nâng cao...