Lại hoãn xử vụ kiện dự án Hòa Lân
Hôm qua (16/10), tại phiên xử Cty Thiên Phú kiện đòi hủy kết quả đấu giá dự án Hòa Lân, đại diện bị đơn (Cty Đấu giá Nam Sài Gòn) là bà Bùi Thị Lương có nộp đơn xin ngưng phiên tòa vì bị bệnh.
Theo hồ sơ bệnh án cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM vào ngày 15/10, bà Lương bị đau đầu căng cơ, rối loạn tiền đình, được bác sĩ chỉ định phải nghỉ ngơi 3 ngày. Sau khi hội ý, HĐXX quyết định tạm ngưng phiên tòa và sẽ mở lại vào sáng ngày 20/10.
Trước đó, GĐ Cty nguyên đơn là ông Bùi Thế Sơn bị tạm giam vì liên quan một vụ án hình sự. Vì vậy ông Trương Thành Phú (người góp 1% vốn) cho rằng mình là đại diện theo pháp luật của Thiên Phú và tiếp tục vụ kiện.
Các đương sự không chấp nhận, vì ông Sơn mới sở hữu 99% vốn góp, đã ủy quyền cho người khác đại diện, không đồng ý ông Phú là người đại diện của Thiên Phú, đề nghị rút đơn khởi kiện. Tuy nhiên người được ông Sơn ủy quyền đã không được TAND Quận 7 (TP HCM) chấp thuận.
Theo LS Tô Bá Thanh (Đoàn LS TP HCM), đây là tình tiết có thể ảnh hưởng đến toàn diện vụ án: “Ở đây, việc ai là người đại diện theo pháp luật của Thiên Phú sẽ thay đổi toàn bộ, ví dụ rút đơn, chấm dứt vụ kiện”.
“Căn cứ khoản 8 Điều 50 về quyền thành viên và điểm c khoản 2 Điều 57 Luật Doanh nghiệp về chủ tịch HĐTV, người được ông Sơn ủy quyền có quyền triệu tập và chủ trì cuộc họp HĐTV hoặc tổ chức lấy ý kiến các thành viên. Theo Điều 56 Luật Doanh nghiệp thì HĐTV có quyền bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm với chức danh Giám đốc Cty (người đại diện theo pháp luật). HĐTV mới có quyền quyết định ai là người đại diện theo pháp luật mới của Thiên Phú, chứ không phải TAND quận 7″.
Ai sẽ có quyền quyết định trong cuộc họp HĐTV khi ý chí hai thành viên trái ngược nhau? LS Thanh cho hay Thiên Phú là Cty TNHH hai thành viên. Luật Doanh nghiệp đã dự trù sẵn việc ý chí hai thành viên có sự trái ngược, dẫn đến tranh chấp nên đã quy định rất rõ ràng và cụ thể.
Tại khoản 2, Điều 50 thì số cổ phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp. Tại Điều 60 về nghị quyết HĐTV sẽ được thông qua nếu có được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành.
Theo hai điều khoản trên thì người được ông Sơn ủy quyền (có vốn góp 99%) sẽ là người quyết định thông qua Nghị quyết HĐTV mà không cần ý kiến đồng tình của ông Phú.
7 loại rau củ giúp lưu thông máu lên não, chữa chứng rối loạn tiền đình
Ngoài việc dùng thuốc để giảm triệu chứng chóng mặt, đau đầu, đi đứng lảo đảo thì người bệnh có thể ăn uống các loại rau quả để điều trị tình trạng rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là một căn bệnh mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn...
Dưới đây là 7 loại rau củ dân dã đẩy máu lên não, giúp người rối loạn tiền đình hết hẳn những triệu chứng trên.
Những loại rau củ giúp lưu thông máu lên não
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Nấm
Nấm chứa nhiều các loại vitamin B2, B3, B5, người bị rối loạn tiền đình thường xuyên ăn nấm giúp làm giảm những cơn stress, căng thẳng và bất an.
Trong khi đấy chất choline có trong nấm lại có tác dụng điều hòa giấc ngủ và cải thiện trí nhớ. Ngoài ra, vitamin C, chất xơ và kali trong nấm có thể giúp giảm huyết áp, giảm nồng độ cholesterol và ngăn ngừa các bệnh tim mạch hiệu quả.
Ảnh minh họa
Cà chua
Thành phần vitamin A và C có rất nhiều trong cà chua có thể tăng thị lực, ngăn ngừa bệnh quáng gà, thoái hóa điểm vàng ở người rối loạn tiền đình.
Không chỉ có vậy, cà chua còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, giảm lượng đường trong máu và chữa tăng huyết áp.
Lưu ý: Không được ăn cà chua xanh vì nó chứa độc có tên là solanine gây hại cơ thể.
Ảnh minh họa
Cải bó xôi
Thành phần magie dồi dào có trong cải bó xôi có khả năng giúp hệ thần kinh và cơ bắp phát triển tốt nhất, giảm các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt.
Ngoài ra, hàm lượng lớn chất sắt, vitamin C A trong loại rau này còn có thể giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Trong khi đó vitamin K, canxi, vitamin E và arotenoid trong cải bó xôi có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, giúp khống chế lại các tế bào ác tính trong cơ thể.
Lưu ý: Mặc dù có nhiều tác dụng tốt, nhưng bạn không nên ăn quá nhiều cải bó xôi, bởi loại rau này chứa nhiều purines - khối xây dựng nên tất cả các sinh vật sống.Nếu như cơ thể hấp thụ nhiều hàm lượng purines cao sẽ sản sinh ra một chất có tên là axit uric, chất này có thể gây ra bệnh gút và sỏi thận có hại cho sức khỏe.
Ảnh minh họa
Bông cải xanh
Các chất chống oxy hóa dồi dào có rất nhiều trong bông cải xanh có thể giúp bảo vệ mắt nhờ các thành phần vitamin A, beta-caroten...
Loại thực phẩm này còn có khả năng giúp cải thiện tình trạng huyết áp, vitamin K giúp vận chuyển máu khắp cơ thể, tránh được tình trạng thiếu oxy, giảm đau tim và đột quỵ
Lưu ý: Không nên vứt bỏ cuống bông cải xanh vì cuống là một bộ phận cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể còn hơn cả bông cải.Không nên ăn bông cải xanh khi bị bệnh gút, vì loại thực phẩm này chứa hàm lượng purines khá cao nên sẽ làm bệnh gout trở nặng thêm.
Ảnh minh họa
Khoai tây
Hàm lượng vitamin A và C có nhiều trong khoai tây có thể giúp người bị rối loạn tiền đình giảm stress, làm giãn mạch máu, giúp não bộ làm việc tốt hơn và cung cấp lượng máu đầy đủ cho cơ thể.
Đồng thời, chất kukoamine có trong thực phẩm này cũng giúp người bệnh giảm tình trạng huyết áp gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng.
Lưu ý: Không nên ăn khoai tây mọc mầm, vì mầm khoai tây chứa nhiều solanine và chaconine, là hai loại chất kịch độc glycoalkaloids gây hại cho hệ thống thần kinh.Không ăn khoai tây ngả màu: Khoai tây dễ bị ngả màu xanh nếu như tiếp xúc với ánh sáng, khiến nồng độ solanine tăng cao.
Ảnh minh họa
Đậu nành
Hàm lượng vitamin K rất cao trong đậu nành là chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào thần kinh, chống lại bệnh Alzheimer. Đồng thời, axit béo omega-3 trong đậu nành có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và làm giảm tình trạng hoa mắt là một trong những triệu chứng rối loạn tiền đình thường gặp.
Ảnh minh họa
Cam, quýt, bưởi
Các loại trái cây có múi giống như cam, quýt và bưởi rất giàu vitamin C, giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe tim mạch và giúp lưu thông máu, từ đó các triệu chứng đau đầu, chóng mặt... cũng được cải thiện.
Biện pháp chữa trị chứng rối loạn tiền đình
Tùy theo nguyên nhân gây rối loạn tiền đình mà người bệnh sẽ được điều trị theo phương pháp thích hợp như:
Liẹu phap phuc hôi chưc nang tiên đinh
Tạp thê duc tai nha
Điêu chinh chê đọ an uông
Thuôc
Phâu thuạt
Thường xuyên tập 5 bài tập này, sau 20 tuổi vẫn có thể cao thêm Việc cao thêm sau năm 20 tuổi dường như là ước mơ "không có thật" của nhiều người. Nhiều bạn gái cho rằng nếu sở hữu gương mặt không hoàn hảo thì việc trang điểm có thể khiến gương mặt đẹp và thu hút hơn. Nhưng chiều cao của mỗi người thì dường như đã là "định mệnh", không thể thay đổi được....