Lạ miệng món diếp cuốn “hạ hỏa” ăn kèm bỗng rượu nức tiếng Hà thành
Lá diếp (hoặc xà lách) cuộn với bún, thịt dăm bông, tôm và rau thơm, ăn kèm bỗng rượu chua ngọt tạo thành món diếp cuốn thanh mát, giải ngấy, tiêu cơm được nhiều người Hà Nội yêu thích.
Món diếp cuốn “hạ hỏa” ăn kèm bỗng rượu nức tiếng Hà thành
Không chỉ là điểm đến “nghìn năm văn hiến” nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, Hà Nội còn hấp dẫn bất kỳ ai ghé thăm bởi nền ẩm thực mang đậm tinh hoa, văn hóa Thủ đô.
Bên cạnh những đặc sản nổi tiếng như cà phê, phở,… ở Hà Nội còn có một món ăn thanh mát, giải nhiệt mùa hè được nhiều người yêu thích. Đó là diếp cuốn bỗng rượu – món cổ truyền “hiếm có khó tìm” giữa lòng thành phố hiện đại.
Chị Nguyễn Thu Hương, chủ một cửa hàng thực phẩm trên phố Tô Hiến Thành (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và xưởng bếp ở Nguyễn Lương Bằng (quận Đống Đa) hiện còn phục vụ món diếp cuốn bỗng rượu cho biết, đây là món ăn cổ truyền vị thanh mát, có tác dụng giải ngấy được nhiều thế hệ người Hà Nội yêu thích. Tuy nhiên, qua thời gian, món này dần bị thất truyền, chỉ còn rất ít nơi bán.
Món diếp cuốn bỗng rượu của người Hà Nội.
Rau diếp cuốn bỗng rượu, tôm thịt là món ăn cầu kỳ, tinh tế của người Hà Nội, thường được làm từ dịp sau Tết và mùa hè để giải ngấy và tăng độ tươi mát cho bữa ăn.
“Trong tiềm thức, mình luôn ấn tượng với món diếp cuốn bỗng rượu, thường được gia đình chế biến vào dịp lễ, Tết để giải ngấy, giải nhiệt. Sau này, khi món ăn dần bị mai một, mình quyết định tìm hiểu, tham khảo công thức, kinh nghiệm từ nhiều nguồn để phục hồi lại đặc sản của người Hà Nội xưa”, chị Hương chia sẻ.
Món diếp cuốn bỗng rượu gồm các nguyên liệu và cách chế biến khá giống những món gỏi cuốn truyền thống.
Món diếp cuốn bỗng rượu được bếp của chị Hương khôi phục từ 4 năm trở lại đây và cho đến nay luôn nhận được nhiều sự ủng hộ từ thực khách.
Món ăn này khá giống với các món gỏi cuốn truyền thống, gồm các thành phần nguyên liệu là rau diếp, tôm, bún, thịt dăm bông, rau thơm 3 loại. Rau diếp khá hiếm nên người ta thường thay thế bằng xà lách.
Các nguyên liệu làm cuốn được chọn lựa kỹ càng, đảm bảo độ tươi, sạch.
Theo chị Hương, món diếp cuốn bỗng rượu muốn ngon thì nguyên liệu cần đảm bảo độ tươi, sạch. Tôm phải chọn tôm sú bơi hoặc tôm lớt tươi. Thịt dăm bông được tuyển từ những con lợn ỉ ta, hầm lâu trong nước gia vị quế hồi để tạo độ mềm và có mùi thơm đặc trưng.
Phần bỗng rượu có màu nâu hấp dẫn vì được chưng kèm mật mía và gừng.
Ngoài những nguyên liệu tươi sạch được chọn lựa kỹ càng thì linh hồn của món ăn này chính là phần bỗng rượu. Bã của giấm bỗng sau khi nấu rượu xong được đem đãi lại cho sạch trấu. Công đoạn này đòi hỏi sự tập trung, tỉ mỉ suốt vài giờ đồng hồ.
Dù có cách chế biến đơn giản nhưng món cuốn này đòi hỏi sự kỳ công từ khâu lựa chọn nguyên liệu, nêm nếm gia giảm để tạo nên hương vị đặc trưng của đất Hà thành.
Video đang HOT
Đặt các nguyên liệu lần lượt vào lá xà lách..
Cho thêm chút bỗng rượu vào giữa.
Từ từ cuộn đều tay để các nguyên liệu xếp chặt vào nhau mà không làm rách lá xà lách.
Để thịt tôm bên ngoài, buộc chặt bằng hành trần, tạo diện mạo bắt mắt cho món ăn.
Sau đó bỗng rượu được chưng cùng với mật mía và gừng để tạo vị ngọt thanh, dậy mùi thơm và có độ sánh quyện hấp dẫn. Đặt lần lượt bún, thịt dăm bông, rau thơm các loại lên lá xà lách, thêm chút bỗng rượu rồi cuộn vừa tay. Tôm luộc lột vỏ, tách làm đôi, để bên ngoài chiếc cuốn rồi lấy cọng hành trần buộc chặt lại, tạo vẻ ngoài đẹp mắt cho món ăn.
Phần giấm bỗng chưng mật không chỉ tăng hương vị cho món ăn mà còn đóng vai trò như chất keo dính gắn kết các nguyên liệu. Món diếp cuốn bỗng rượu được chấm kèm nước mắm tỏi ớt chua ngọt. Thực khách cắn một miếng cũng đủ cảm nhận được sự thanh mát, vị chua chua, ngọt nhẹ lan tỏa nơi đầu lưỡi.
Vị thanh mát kết hợp từ các nguyên liệu là lý do khiến diếp cuốn bỗng rượu được ví là món ăn “hạ hỏa”, giúp tiêu cơm.
Diếp cuốn bỗng rượu là món ăn khai vị không chỉ xuất hiện trong các dịp lễ Tết ở Hà Nội xưa mà giờ còn trở nên thân thuộc trên mâm cơm của mỗi gia đình, góp mặt trong những bữa tiệc đông người hay đám cưới, giỗ chạp.
Diếp cuốn bỗng rượu được ví như món quà xuyên suốt mùa xuân đến mùa thu, giúp thực khách giải nóng, giải ngán.
Vào những thời kỳ cao điểm như dịp cuối tuần, mùa cưới, mùa tiệc cỗ hay thậm chí trong mùa dịch, món diếp cuốn luôn “cháy” hàng. Nhiều khách còn phải đặt trước vài ngày mới có đồ để thưởng thức.
Vào những ngày cao điểm, món diếp cuốn bỗng rượu luôn “cháy” hàng.
Chị Hương cho biết, món diếp cuốn được làm thủ công và đòi hỏi sự cầu kỳ nên cửa hàng chỉ phục vụ số lượng có hạn để đảm bảo độ tươi ngon nhất cho món ăn. Đây là món thanh mát, giải ngấy, giải ngán hiệu quả nên luôn thu hút thực khách vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, suốt từ mùa xuân sang mùa thu.
Món diếp cuốn bỗng rượu không chỉ ngon miệng mà còn ẩn chứa nét nghệ thuật, sự tinh tế, khéo léo của người đầu bếp.
Tại bếp của chị Hương, mỗi suất diếp cuốn gồm 8 chiếc có giá 150.000 đồng. Nhiều thực khách nhận xét rằng phải thường thưởng thức vài ba chiếc mới “bõ” thèm và đủ để cảm nhận sự thanh mát, hòa quyện của các nguyên liệu với chút bỗng rượu chua chua, ngọt dịu.
Cách làm nộm đu đủ miền Bắc với tai lợn, đu đủ xanh và cà rốt ngon lạ miệng
Với vị thanh mát, ngon miệng, nộm đu đủ tai lợn sẽ là món ăn hấp dẫn để thay thế các món rau hoặc giúp trung hòa vị giác, giảm sự ngán ngấy trong các bữa tiệc đầy thịt cá. Ngay sau đây, công thức làm nộm đu đủ tai lợn ngon chuẩn vị sẽ được bật mí với tất cả các bạn.
Nguyên liệu
Tai lợn: 150g
Tôm sú tươi: 200g
Đu đủ xanh: 700g
Cà rốt: 100g
Lạc: 100g
Chanh tươi: 2 quả
Ớt sừng: 1 quả
Tỏi khô: 1 củ
Ngò rí: 1 bó nhỏ
Các gia vị thường dùng: hạt nêm, muối, nước mắm, đường...
Bắc chảo lên bếp, chờ cho chảo nóng thì cho lạc vào rang đều tay. Sau 10 - 15 phút, nếu thấy lớp vỏ lụa tách ra, ăn thử thấy bùi là lạc đã chín, tắt bếp rồi đổ ra ngoài, để nguội. Khi lạc nguội, bạn dùng tay chà xát để lớp vỏ lụa tách ra, sàng hết vỏ để lấy hạt lạc, cho vào cối giã dập (không nên giã nát).
Sơ chế các loại rau củ quả
Sơ chế đu đủ xanh.
Đu đủ xanh cần sơ chế cẩn thận để loại bỏ chất mủ (có thể gây ngộ độc hoặc dị ứng trong một số trường hợp). Bạn dùng mũi dao khía nhiều vết trên vỏ đu đủ để đu đủ chảy hết nhựa trắng, rửa sạch lớp mủ, cho vào nước ngâm khoảng 15 phút. Lấy đu đủ ra, gọt vỏ, bổ tư, loại bỏ ruột và hạt, đem rửa thật sạch. Tiếp theo, bạn dùng dao bào để bào đu đủ thành sợi nhỏ.
Sơ chế cà rốt.
Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, dùng dao bào bào cà rốt thành sợi nhỏ rồi trộn chung với đu đủ để tạo màu đẹp mắt.
Cà rốt và đu đủ sau khi bào sợi
Cho cà rốt và đu đủ vào một cái chậu nhỏ, thêm nắm muối vào trộn và bóp đều đến khi sợi đu đủ mềm. Để khoảng 15 phút cho đu đủ, cà rốt thấm muối thì đổ 1 chén nước sôi để nguội vào, đảo đều và vắt mạnh tay cho đu đủ, cà rốt bớt mặt, sau khi vắt khô thì lấy ra để riêng.
Sơ chế ngò rí.
Ngò rí nhặt gốc, rửa sạch, để ráo, thái nhỏ, để riêng.
Sơ chế tai lợn và tôm
Sơ chế tai lợn.
Tai lợn mua về làm sạch, cạo hết lông, rửa với nước muối và nước sạch nhiều lần. Cho tai lợn vào nồi nước, bắc lên bếp luộc; thêm vào nồi chút hạt nêm, đường, muối cho tai lợn đậm đà.
Luộc khoảng 25 - 30 phút thì vớt ra, để nguội rồi thái mỏng (thái dày mỏng tùy ý). Chỉ nên luộc tai lợn vừa chín tới để đảm bảo độ giòn của món ăn.
Luộc tai lợn và thái thành các miếng nhỏ vừa ăn
Mẹo khi sơ chế tai lợn:
Để có món nộm ngon đúng điệu, bên cạnh việc mua tai lợn tươi ngon, mới mổ bạn cũng cần khử sạch mùi hôi của tai. Có nhiều cách khử mùi hôi cho tai lợn bạn có thể tham khảo như sau:
Ngâm tai lợn vào nước vo gạo 10 phút, sau đó dùng dao cạo nhỏ cạo hết lông và chất bẩn bám bên ngoài. Lấy chanh tươi chà lên rồi cạo lại lần nữa, rửa với nước là xong.Rửa tai lợn bằng nước, xát muối rồi ngâm với hỗn hợp chanh, giấm, rượu trắng khoảng 15 phút, cuối cùng rửa lại với nước sạch.Pha rượu trắng, nước cốt chanh, gừng đập dập với nước sôi 80 độ, cho tai vào ngâm 15 phút rồi vớt ra rửa sạch.Thoa baking soda lên tai lợn khoảng 10 phút, dùng dao nhỏ cạo sạch rồi rửa lại với nước, chắc chắn mùi hôi sẽ không còn.
Sơ chế tôm
Tôm rửa sạch, cho vào nồi hấp hoặc luộc nhưng hấp sẽ giúp tôm giữ được vị ngon ngon tự nhiên. Khi tôm vừa chín tới bạn vớt ra để nguội, bóc vỏ, bỏ đầu, rút sợi chỉ đen ở sống lưng tôm để loại bỏ mùi tanh. Thịt tôm sau khi bóc có thể để nguyên con hoặc dùng dao chẻ đôi, để riêng.
Bạn có thể để nguyên tôm hoặc chẻ đôi tùy ý
Làm nước trộn nộm
Tỏi bóc vỏ, rửa sạch. Ớt rửa sạch, bỏ hạt, cắt nhỏ. Cho ớt và tỏi vào cối giã hoặc băm thật nhỏ.
Lấy một cái tô lớn, cho vào 3 thìa nước mắm ngon, 1,5 thìa đường, vắt nước cốt chanh, thêm 1 bát nước sôi để nguội vào khuấy đều cho đường tan hết. Cuối cùng, cho tỏi và ớt băm nhỏ vào trộn đều là xong.
Trộn nộm đu đủ
Cho hết tai lợn thái nhỏ, tôm hấp, cà rốt, đu đủ, ngò rí vào một cái chậu nhỏ, sau đó rưới nước mắm chua ngọt vào trộn đều. Đeo bao tay nilong, dùng tay bóp nhẹ để nộm thấm nước trộn, để thêm 15 - 20 phút cho nộm thấm gia vị rồi đổ hết lạc rang vào trộn đều.
Cho nộm ra đĩa, trang trí với rau thơm rồi thưởng thức.
Yêu cầu thành phẩm
Tổng thể món nộm là sự hết hợp hài hòa của các màu sắc, đó là màu xanh nhạt của đu đủ, xanh đậm của ngò rí, màu cam của cà rốt, màu đỏ của tôm, màu vàng nhạt của tai heo, đậu phộng...Món gỏi không quá khô nhưng cũng không bị ra nhiều nước, độ ướt vừa phải.Khi ăn, nộm thấm nước trộn, vị vừa ăn; đu đủ, cà rốt, tai heo giòn sần sật; thịt tôm ngon ngọt tự nhiên, đậu phộng bùi bùi hấp dẫn.
Bún nước tương chay Bún kết hợp đậu rán vàng giòn và các loại rau khiến món ăn không hề ngấy mà rất thanh mát và dễ ăn, nhất là vào ngày hè. Nguyên liệu: (cho 4 người ăn) - 1 kg bún rối - 4 bìa đậu - 100 gr lạc rang - Rau ăn kèm: xà lách, dấp cá, rau thơm, dưa leo - Gia...