Lạ miệng mâm cơm ngày cuối năm với 3 món cá khác biệt
Để bữa cơm ngày cuối năm thêm đặc sắc, mẹ hãy trổ tài với các công thức món mặn siêu đưa cơm như cá lóc kho nước tương, cá thu kho lá trà xanh…
Những ngày tất niên bận rộn với công việc, mẹ càng thêm đau đầu với câu hỏi “hôm nay ăn gì?”, “làm sao đổi vị cho những món ăn đã quá đỗi quen thuộc nhàm chán?”. Bài viết này sẽ bật mí cho mẹ những cách sáng tạo món quen để bữa cơm ngày cuối năm thêm màu sắc và mới lạ.
Sau một năm làm việc, chinh phục những mục tiêu của bản thân, mẹ đã sẵn sàng trổ tài nấu những món siêu ngon và tận hưởng khoảng không gian riêng tư của mình trong gian bếp gia đình chưa? Gợi ý cho mẹ là món cá kho vừa ngon vừa khỏe hay cá chưng nước tương với công thức dễ nấu.
Bí mật làm nên cá lóc kho nước tương vừa lạ vừa ngon là nước tương đậu nành. Cá lóc được mọi người ưa thích vì ít mỡ, nhiều chất khoáng và vitamin, đồng thời giúp phòng chữa bệnh nan y như tim mạch, ung thư… Khác với công thức kho cá quen thuộc, cá lóc kho cùng nước tương đậu nành lên men Maggi cho món ăn thấm đều, dậy màu và mùi thơm khó cưỡng.
Sáng tạo không chỉ áp dụng với những gì vĩ mô mà còn là phá cách những điều quen thuộc hàng ngày. Trong gian bếp, bạn hoàn toàn có thể thử thay đổi, thử nấu những công thức mới. Mùa Tất niên sắp tới cùng bữa cơm họp mặt gia đình đầm ấm, bạn đừng quên thử công thức cá thu kho lá trà xanh được gợi ý từ Maggi.
Video đang HOT
Cá thu là đặc sản của biển vì chứa dưỡng chất và vitamin giúp cung cấp thêm khoáng chất, năng lượng cho cơ thể. Cá thu kho nước tương đậu nành Maggi với lá trà tươi cho bữa cơm gia đình thêm hương vị đặc sắc. Nước tương Maggi với công thức lên men đậu nành tự nhiên kết hợp cùng vị đắng nhẹ của trà xanh giúp cho món cá thu kho thêm dậy màu, thơm nức và săn mềm hơn.
Thêm một gợi ý món cá dễ thực hiện cho bạn trổ tài trong những buổi tất niên là cá diêu hồng hấp nước tương thơm mềm, thấm vị tự nhiên.
Với những gia vị tự nhiên, Maggi nêm vào món ăn hương vị đậm đà mà lạ miệng, biến hóa món ăn của bạn trở nên khác biệt hơn. Chỉ cần 15-20 phút, bạn đã đổi gió cho bữa ăn gia đình và đặc biệt giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn. Phương pháp chế biến hấp giúp giữ trọn vẹn vị ngọt của cá và hương thơm của nước tương.
Mẹ dù tất bật với việc hoàn thành dự án, chốt báo cáo nhưng hãy nhớ dành thời gian trổ tài chinh phục những công thức nấu nướng mới lạ, để bữa cơm gia đình thêm màu sắc và đậm đà vị ngon hơn nhé.
Theo Zing
Ở Nhật thiếu thốn đủ đường, 9X vẫn khiến mọi người trầm trồ với mâm cơm đúng chuẩn vị Việt
Ở Nhật khó khăn lớn nhất của Phan Thị Thúy Nga là không có gia vị Việt để nấu món ăn.
5 tháng nay kể từ khi sang Nhật với chồng, Phan Thị Thúy Nga (28 tuổi, Nghệ An) luôn cố gắng nấu những bữa cơm gia đình cho ông xã của mình. Đối với cô, niềm vui mỗi ngày là được quây quần bên mâm cơm buổi tối với chồng, được thưởng thức những món ăn mang hương vị quê hương nơi đất khách quê người.
Thúy Nga (28 tuổi, Nghệ An).
Thúy Nga cho biết, từ ngày lấy chồng và có con, cô có đam mê nấu nướng để mang đến cho gia đình mình những món ăn ngon hơn. Mỗi ngày lúc có thời gian rảnh cô lại lên mạng và vào các hội nhóm chia sẻ món ăn để học hỏi thêm cho mâm cơm gia đình phong phú hơn.
Nhờ học hỏi mà 5 tháng nay dù sang Nhật thiếu thốn đủ thứ nguyên liệu, cô vẫn có thể sáng tạo và cải tiếng mang đến những mâm cơm vừa miệng, hợp khẩu vị cho ông xã của mình.
"Chồng mình làm IT qua Nhật được 1 năm, vào tháng 7 vừa qua mình cũng mới qua Nhật sinh sống cùng chồng. Hiện nay, mỗi ngày mình đều chủ yếu nấu bữa tối cho chồng và nấu luôn cho sáng ngày hôm sau. Cuối tuần mình nấu cả 3 bữa", Nga chia sẻ.
Những mâm cơm của Nga ở Nhật dù thiếu gia vị Việt.
Thời gian đầu để mua bún về nấu vô cùng khó khăn với Nga.
Chia sẻ về những khó khăn của mình thời gian đầu sang Nhật, Nga cho biết, ở Nhật siêu thị không bán gia vị Việt Nam nên khi muốn ăn bún giò chả cô không thể tìm được bún ở siêu thị, thậm chí các loại rau thơm cũng tuyệt nhiên không có. Ớt ở Nhật không cay và ở đây cũng không dùng nước mắm nên cô không thể nào nấu được những món ăn hương vị quê nhà.
Sau khoảng thời gian tìm hiểu và biết được có một số cửa hàng của người Việt, việc nấu nước các món ăn quê hương ở Nhật không còn gặp khó khăn với cô nữa vì tất cả các gia vị, nguyên liệu đều có.
"Thường thì giá nó chênh lệch khá cao. Đối với 1 số đồ khô như mì tôm chua cay cỡ 100/g (21 nghìn/gói) , mì omachi 135/gói (28,6 nghìn/gói), Bánh cuốn cỡ 750 (159 nghìn), chả lụa cỡ 1,100 (233 nghìn) chênh lệch khá nhiều do phí vận chuyển nhưng so với mức giá bên đây thì thấy cũng hợp lý rồi", Nga cho hay.
Đồ ăn Việt ở Nhật khá đắt nhưng chị luôn biết tính toán sao cho hợp lý với nhu cầu của gia đình.
Nhà chỉ có 2 vợ chồng và con nên Nga luôn cân đối sao cho mỗi bữa ăn phù hợp, không quá tốn kém mà vẫn đầy đủ món xào, món mặn và món canh cùng trái cây tráng miêng.
Mặc dù ông xã ít khi dành lời khen nhưng nhìn thấy anh ăn hết sạch mỗi bữa lại khiến Nga vui hơn. Đó là động lực giúp cô có hứng thú vào bếp hơn.
Ở Nhật cô vẫn tận hưởng hương vị món canh cua, cà muối.
Mâm cơm cô luôn có món canh, món mặn, món xào và hoa quả.
Một vài mâm cơm ở Nhật của Nga.
Theo Khampha
Thịt lợn gác bếp, bán nhiều vô kể, giá rẻ đáng ngờ Thịt lợn hơi đắt chưa từng có 70.000-80.000 đồng/kg, thịt lợn ở chợ giá vọt lên 130.000-180.000 đồng/kg, thậm chí 200.000 đồng/kg tuỳ loại. Thế nhưng, thịt lợn sấy khô (thịt lợn gác bếp) lại được rao bán tràn ngập thị trường với giá rẻ giật mình. Khoảng 2 năm trở lại đây, thịt lợn sấy khô hay còn gọi là thịt lợn...